Bí quyết chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ đúng cách | Medlatec

Bí quyết chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ đúng cách

Khi còn nhỏ, các cơ quan của chúng ta còn chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Đây cũng là khoảng thời gian em bé rất cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo phát triển bình thường. Để bé phát triển toàn diện, các bậc phụ huynh cần quan tâm, tìm hiểu về hệ tiêu hóa của trẻ và chăm sóc con trẻ đúng cách. Nhờ vậy, chúng ta hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh hoặc suy dinh dưỡng cho con.


22/08/2020 | Bệnh tay chân miệng ở trẻ em điều trị thế nào?
15/08/2020 | Để sốt xuất huyết ở trẻ không nguy hiểm, cha mẹ nhất định phải biết
15/08/2020 | Máu nhiễm mỡ ở trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

1. Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ

hệ tiêu hóa là phần vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của mỗi người, chúng tham gia vào quá trình tiếp nhận thức ăn, hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể. Nguồn dinh dưỡng này giúp chúng ta có năng lượng để hoạt động, làm việc trong suốt ngày dài. Đồng thời, hệ tiêu hóa còn có nhiệm vụ bài tiết chất cặn bã ra cơ thể.

hệ tiêu hóa của trẻ

Hệ tiêu hóa có nhiệm vụ tiếp nhận thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Đặc biệt chúng giữ vai trò cực kỳ quan trọng với trẻ nhỏ. Bởi vì, thời gian này, bé rất cần dinh dưỡng để tăng trưởng, phát triển bình thường. Nhìn chung, hệ tiêu hóa của trẻ phải hoạt động liên tục nhằm đảm bảo cho sự phát triển này. Vậy hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ có đặc điểm đặc trưng như thế nào?

Các em bé mới sinh thì hệ tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện, nguồn thức ăn chủ yếu của bé đó là sữa mẹ hoặc các loại sữa bột. Dần dần, sau một thời gian phát triển, trẻ bắt đầu làm quen với nhiều loại thực phẩm khác bên cạnh sữa. Đặc biệt, em bé không thể cùng một lúc tiêu hóa quá nhiều thức ăn.

Thông thường, cha mẹ sẽ chia ra nhiều bữa ăn trong một ngày cho trẻ, mỗi bữa con chỉ ăn một lượng vừa đủ. Trẻ nhỏ sẽ bắt đầu làm quen với những món ăn loãng, mềm rồi mới tới những món khác.

2. Hệ tiêu hóa của trẻ khác với người lớn ra sao?

Có thể nói, cha mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết trước để chăm sóc trẻ thật tốt. Như đã phân tích, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự phát triển đầy đủ, vì thế chúng ta phải thật cẩn thận và tỉ mỉ.

hệ tiêu hóa của trẻ

Nhìn chung hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện nên rất cần được chăm sóc cẩn thận.

Bình thường, thức ăn sẽ được tiêu hóa dưới sự hoạt động của các loại men tiết ra từ ruột, tụy và mật. Đây là những cơ quan đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa thức ăn. 

Tuy nhiên, lượng men tiêu hóa tiết ra ở trẻ nhỏ không nhiều như đối với người trưởng thành, chính vì thế khả năng tiêu hóa còn nhiều hạn chế. Đó là lý do vì sao trẻ nhỏ thường gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng kém. Điều này dẫn đến tình trạng em bé phát triển kém hơn với bạn bè cùng trang lứa.

Bên cạnh đó, bởi vì hệ tiêu hóa của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện vì thế em bé khá nhạy cảm. Thông thường, trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng, ngộ độc hơn so với những người trưởng thành. Các bậc phụ huynh nên lưu ý vấn đề này và tìm hiểu cách chăm sóc con để hạn chế những tình trạng kể trên.

3. Những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa trẻ thường gặp phải

Các bậc làm cha, làm mẹ luôn quan tâm tới những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa mà trẻ nhỏ thường gặp phải. Thông thường, các em bé có thể gặp phải tình trạng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón,…

3.1. Đầy hơi

Có thể nói, những thói quen ăn uống không lành mạnh của trẻ thường gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu. Đó có thể là thói quen ăn uống nhanh, vội vã, uống các loại nước ngọt có ga hoặc ăn kẹo cao su. Hậu quả, em bé sẽ cảm thấy khó chịu ở bụng, ăn uống kém đi. 

hệ tiêu hóa của trẻ

Thói quen uống nước có ga hoặc ăn nhanh khiến trẻ bị đầy hơi, khó tiêu.

Cha mẹ nên theo dõi tình trạng trên của con, nếu chúng kéo dài liên tục, bạn hãy cho bé đi khám ngay nhé!

3.2. Táo bón

Một trong những vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa của trẻ đó là táo bón, đa số trẻ nhỏ đều gặp hiện tượng này. Nguyên nhân chính đó là bé không cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể, không uống đủ nước mỗi ngày. Tình trạng này khiến em bé cảm thấy khá mệt mỏi, khó chịu.

Để giải quyết vấn đề trên, cha mẹ hãy cố gắng bổ sung thêm chất xơ vào bữa ăn cho con nhé! Chắc chắn, tình trạng táo bón sẽ được cải thiện đáng kể.

3.3. Tiêu chảy

Ngược lại với táo bón, tiêu chảy là hiện tượng bé đi ngoài ra phân lỏng vài lần trong ngày. Khi gặp phải vấn đề, cả cha mẹ với em bé đều vất vả, mệt mỏi, quan trọng hơn cơ thể của bé sẽ mất nhiều nước. Hầu hết các trường hợp bị tiêu chảy là do nhiễm trùng hoặc rối loạn tiêu hóa

hệ tiêu hóa của trẻ

Tình trạng tiêu chảy kéo dài làm cho cơ thể bé bị mất nước.

Đối với tình trạng này, các bậc phụ huynh đừng quên cho con uống nhiều nước, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bù nước cho cơ thể. Nếu bé bị tiêu chảy từ 3 - 4 ngày liên tiếp không khỏi, bạn hãy cho con đi khám bác sĩ ngay để kiểm soát tình trạng.

4. Làm thế nào giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt?

Có lẽ rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc không biết liệu có bí quyết nào để chăm sóc và duy trì hoạt động hệ tiêu hóa của trẻ tốt nhất. Cha mẹ hãy tham khảo một số bí quyết dưới đây cho bé nhé!

4.1. Lựa chọn thời điểm ăn dặm phù hợp

Nhiều cha mẹ thấy con có thể nhai sớm nên rất thích thú và cổ vũ cho con, tuy nhiên, chúng ta nên lựa chọn thời điểm ăn dặm phù hợp nhất cho em bé. Việc bé ăn dặm sớm không hề tốt đối với dạ dày của trẻ nhỏ bởi vì lúc này hệ tiêu hóa còn chưa thực sự phát triển. Nhìn chung, dạ dày trẻ còn rất yếu, không thể hấp thụ ngay các chất như protein ngay.

Nếu bạn cho con ăn dặm từ sớm, hệ tiêu hóa của bé sẽ trở nên nhạy cảm hơn, bé phải đối mặt với nguy cơ bị đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là rối loạn tiêu hóa. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển bình thường của con.

4.2. Lựa chọn thực phẩm sạch

Nhìn chung, hệ tiêu hóa của trẻ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, cha mẹ hãy ưu tiên lựa chọn những thực phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh. Tốt nhất, chúng ta nên cho con ăn chín, uống sôi để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy bạn nhé!

hệ tiêu hóa của trẻ

Các bậc phụ huynh nên ưu tiên lựa chọn cho bé thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh.

Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng táo bón, các bậc phụ huynh nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ vào bữa ăn cho con. Trẻ nhỏ thường không thích ăn uống rau xanh, bạn hãy nghiên cứu cách chế biến, bày trí món ăn hấp dẫn, bắt mắt để con có hứng thú.

Ngoài những bí quyết kể trên, chúng ta đừng quên chia nhỏ các bữa ăn với lượng thức ăn vừa đủ, cho bé uống thật nhiều nước. Đó là cách giúp con trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Có thể nói hệ tiêu hóa của trẻ khá nhạy cảm, chúng ta cần quan tâm, chăm sóc bé đúng cách để em bé phát triển bình thường. Nếu trẻ nhỏ gặp các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa, cha mẹ hãy theo dõi cẩn thận và đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Hy vọng rằng những bí quyết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc nuôi dạy con trẻ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp