Hành lá là cây gia vị sẵn có trong gian bếp của đại đa số gia đình việt bởi nó không chỉ tăng thêm khẩu vị mà còn tạo màu sắc, vẻ đẹp cho món ăn. Ngoài tính hữu dụng đó, hành lá còn sở hữu rất nhiều công dụng với sức khỏe mà không phải ai cũng biết được.
12/11/2022 | Hành tây có lợi ích gì đối với sức khỏe, sử dụng sao cho đúng? 21/10/2022 | Bất ngờ trước 8 công dụng tuyệt vời của rau càng cua đối với sức khỏe 19/10/2022 | Thường xuyên ăn rau diếp cá có tốt cho gan không?
1. Thành phần dinh dưỡng có trong cây hành lá
Hành lá có thành phần chính là nước. Mỗi bát hành chứa khoảng 32 calo, không có cholesterol, chỉ có một ít chất béo và đường. So với nhiều loại rau khác thì hành lá rất ít carbs.
Hành lá là cây gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn của người Việt
Trong bát hành lá có:
- Vitamin K tốt cho sự chắc khỏe của hệ xương và giúp đông máu.
- Vitamin C chống oxy hóa có tác dụng hạn chế tổn thương tới các tế bào lành mạnh của cơ thể.
- Folate - vitamin có trong cấu trúc sợi ADN, rất cần với phụ nữ mang thai.
- Allicin với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ.
- Vitamin A, lutein, carotenoid và zeaxanthin cải thiện hệ miễn dịch và tốt cho thị giác.
- Các loại men tiêu hóa tốt cho hệ tiêu hóa như: ivertin, pepsin, pancreatin, acid béo,...
- Các chất vô cơ: P, Fe, Ca.
2. Những công dụng của hành lá đối với sức khỏe
2.1. Lợi ích của hành lá với sức khỏe
- Giảm đường huyết
Hợp chất lưu huỳnh trong hành lá có khả năng sản xuất Insulin và làm nó tăng lên nhờ đó mà ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Cải thiện hệ tiêu hóa
Không phải ngẫu nhiên hành lá trở thành món khai vị rất phổ biến. Rất ít người biết rằng hành lá chứa nhiều chất xơ giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, hành lá còn dễ kết hợp với nhiều loại rau mà vẫn đem lại cảm giác ngon miệng cho người thưởng thức.
- Cải thiện vóc dáng
Việc ăn hành lá thường xuyên không chỉ làm giảm sự tích tụ cholesterol xấu mà còn đốt cháy chất béo dư thừa bên trong cơ thể. Chính vì thế mà hành lá sẽ giúp bạn có được vóc dáng thon gọn.
- Hỗ trợ thị lực
Carotenoid và vitamin A trong hành lá có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mất thị lực, giúp cho đôi mắt luôn giữ được độ tinh anh vốn có.
Giải cảm bằng cháo hành là lựa chọn của nhiều người
- Phòng ngừa cúm và cảm lạnh
Đặc tính kháng virus và kháng khuẩn của hành lá khiến cho nó trở thành dược liệu tuyệt vời trong việc chống lại tác nhân gây ra bệnh cảm lạnh và cúm. Không những thế, loài cây gia vị này còn làm giảm chất nhờn dư thừa trên da rất tốt.
- Tốt cho sức khỏe tim mạch
Chất chống oxy hóa và hàm lượng vitamin C trong hành lá giúp chống lại các gốc tự do đồng thời giảm nguy cơ đối với bệnh tim. Chiết xuất hành lá còn có thể giảm chất béo trung tính, cholesterol xấu và cholesterol toàn phần. Vitamin K trong hành lá có tác dụng bảo vệ tim mạch, ngăn chặn sự hình thành canxi ở thành động mạch nhờ đó mà ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
- Bảo vệ hệ hô hấp
Bản thân hành lá có đặc tính chống virus và kháng khuẩn nên nó trở thành thực phẩm tự nhiên được dùng để điều trị và phòng ngừa bệnh nhiễm trùng do virus. Mặt khác, hành lá còn kích thích hoạt động của hệ hô hấp và làm long đờm rất tốt.
- Phòng ngừa ung thư
Các hợp chất flavonoid và allyl sulphide ở cây hành lá có thể chống lại enzyme tạo ra tế bào ung thư nhờ đó mà giúp phòng ngừa nguy cơ đối với bệnh ung thư.
2.2. Bài thuốc từ cây hành lá
- Trị đau đầu, cảm sốt: lấy khúc hành lá nghiền nát rồi chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Trị mụn trứng cá: lấy một nắm lá hành lá đem rửa sạch, đợi ráo nước rồi giã nát để lấy phần tinh chất hành trộn với 1 thìa mật ong. Hỗn hợp thu được đem đắp lên vùng da mặt đã được làm sạch, để yên 15 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước. Duy trì cách này 2 - 3 lần/tuần sẽ cải thiện mụn rõ rệt.
- Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: lấy vài cây hành lá còn nguyên rễ đem rửa sạch rồi giã nhuyễn cùng 30g lưu hoàng sau đó đắp lên bụng trẻ, dùng băng trắng cố định lại trong khoảng 8h rồi tháo ra. Việc làm này có tác dụng tán hàn, tôn kinh, thông khí bàng quang nên trị đái dầm ban đêm nhanh chóng.
- Chữa tắc tia sữa: sắc 40g hành lá lấy nước uống trong vài ngày có thể làm thông sữa.
2.3. Một vài lưu ý khi dùng hành lá
- Không nên dùng hành lá đối với các trường hợp:
+ Người có cơ địa hỏa bốc, dương thịnh.
+ Người bị huyết áp cao.
- Tránh ăn quá nhiều hành lá vì có thể làm bạc tóc, mờ mắt, cản trở ra mồ hôi.
- Người bị ra máu kinh lỏng và đỏ, kinh nhiều, kinh sớm không nên lạm dụng hành lá.
- Không dùng kết hợp hành lá với mật ong.
3. Cách sử dụng hành lá để tốt cho sức khỏe
- Lựa chọn và bảo quản:
+ Khi đi mua hành lá tốt nhất nên chọn cây có lá sáng màu và giòn.
+ Cắt bỏ phần đầu trên, phần rễ bên dưới rồi rửa sạch trong nước.
+ Bảo quản hành lá trong túi nilon và để vào tủ lạnh sẽ giúp cho hành luôn đảm bảo độ tươi ở mức tối đa.
Cách sơ chế, bảo quản hành lá tươi lâu
- Chế biến
Hành lá là một loại cây gia vị được dùng trong rất nhiều món ăn khác nhau. Các cách chế biến loại gia vị này được nhiều người ưa chuộng gồm:
+ Nướng toàn bộ cây hành lá: dùng dầu ô liu chải lên toàn bộ cây hành rồi thêm chút hạt tiêu và muối sau đó nướng trên bếp than trong vài phút.
+ Nghiền nhuyễn hành lá bằng máy xay sinh tố sau đó trộn cùng trứng, bột làm bánh và một chút nước tương rồi cho lên chảo rán như rán bánh xèo.
+ Kết hợp với măng tây để nướng sẽ tạo thành món ăn hấp dẫn.
Ngoài ra, hành lá còn có thể đem cắt nhỏ rồi trộn cùng chút giấm, chút ớt băm nhỏ và nước tương là tạo thành món nước chấm rất kích thích vị giác. Các món súp, salad nếu thiếu hành lá cũng sẽ thiếu đi hương vị riêng khó lẫn. Nếu bạn muốn chế biến một món ăn mang hơi thở Hy Lạp, hãy trộn hành lá thái nhỏ với chút tiêu, muối, rau thơm và dầu ô liu rồi đặt nó ở giữa các tấm bánh ngọt có phết dầu sẵn và đem đi nướng đến khi vàng giòn là sẽ có được món ngon khó cưỡng.
Những thông tin được cung cấp trên đây hy vọng sẽ giúp bạn tìm thấy các lợi ích thiết thực mà hành lá mang lại cho sức khỏe để bổ sung loại cây gia vị này vào thực đơn của mình.