Một trong những bệnh tự miễn thường gặp hiện nay đó là lupus ban đỏ dạng đĩa, gây nhiều biến chứng nguy hiểm cũng như mất thẩm mỹ cho người bệnh. Hiện nay, nhiều người còn nhầm lẫn bệnh lupus với các vấn đề da liễu khác, chính vì thế họ chưa áp dụng biện pháp điều trị thích hợp. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm được những triệu chứng thường gặp của lupus ban đỏ.
19/02/2021 | Bệnh lupus ban đỏ hệ thống giai đoạn cuối có nguy hiểm không? 19/02/2021 | Lupus ban đỏ là bệnh gì và có nguy hiểm không - bác sĩ giải đáp 19/02/2021 | Bác sĩ chỉ ra nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ điển hình nhất 04/02/2021 | Vì sao phụ nữ mắc Lupus ban đỏ có nguy cơ tử vong cao?
1. Lupus ban đỏ dạng đĩa là bệnh gì?
Bệnh lupus ban đỏ là một trong những bệnh tự miễn thường gặp hiện nay, chúng được biết đến với tên gọi quốc tế là Discoid Lupus Erythematosus. Trên thực tế, bệnh xuất hiện với nhiều dạng khác nhau, trong đó lupus ban đỏ dạng đĩa là tình trạng phổ biến hơn cả. So với dạng lupus ban đỏ hệ thống thì dạng đĩa được đánh giá là lành tính hơ. Tuy nhiên mọi người không nên chủ quan, bỏ qua việc theo dõi cũng như điều trị bệnh.
Bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa là bệnh tự miễn thường gặp
Khi mắc bệnh, hệ miễn dịch của bệnh nhân không thể bảo vệ sức khỏe làn da, đó là nguyên nhân khiến nhiều vết lở loét xuất hiện trên bề mặt da, gây mất thẩm mỹ. Đặc điểm nhận dạng dễ nhất đó là vết loét, ban đỏ trên da có hình đĩa.
Về lâu về dài, tình trạng lupus ban đỏ có dạng hình đĩa nếu không được điều trị đúng cách có nguy cơ tiến triển xấu, trở thành lupus ban đỏ hệ thống. Lúc này, nhiều cơ quan trên cơ thể chịu tổn thương nặng nề, trong đó có thể kể tới tổn thương xảy ra ở thận, hệ thần kinh, tim mạch,… Thậm chí, một số bệnh nhân đã tử vong do không tích cực theo dõi cũng như điều trị bệnh. Thông thường, tia tử ngoại, điều kiện sống ô nhiễm là nguyên nhân chính khiến lupus ban đỏ dạng đĩa trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhiều số liệu thống kê cũng cho thấy tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn hẳn so với nam giới. Chính vì thế các chị em phụ nữ nên chú ý theo dõi sức khỏe và đi điều trị khi phát hiện các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ nói chung.
2. Tác nhân gây lupus ban đỏ dạng đĩa
Trên thực tế, các bác sĩ vẫn chưa thể kết luận chính xác nguyên nhân gây lupus ban đỏ nói chung và tình trạng lupus ban đỏ dạng đĩa nói riêng. Điều này khiến chúng ta không thể chủ động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ
Thông thường, bệnh nhân có vấn đề cơ địa bất thường, do gen di truyền, sau đó họ tiếp xúc với các yếu tố khách quan như: tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời, môi trường sống ô nhiễm, bụi bẩn. Những yếu tố kể trên làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lupus ban đỏ, ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ và cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân.
Nếu người thân trong gia đình bạn từng bị lupus ban đỏ hoặc bất cứ vấn đề sức khỏe nào liên quan tới hệ miễn dịch, bạn cũng có nguy cơ về mặt di truyền của bệnh này. Đặc biệt, căn bệnh này xảy ra chủ yếu ở phụ nữ thuộc nhóm tuổi từ 20 - 50. Mọi người nên cẩn trọng và thường xuyên theo dõi các biểu hiện bất thường ngoài da.
3. Bệnh nhân lupus ban đỏ dạng đĩa thường gặp triệu chứng gì?
Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: bệnh nhân lupus ban đỏ dạng đĩa thường gặp triệu chứng gì? Dấu hiệu đặc trưng nhất là nhiều vết loét, phát ban màu đỏ, tím có vảy hình hình thành trên bề mặt da. Đặc biệt, chúng thường tập trung tại những khu vực da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, trong đó có thể kể đến như vị trí da mặt, cổ hoặc chân, tay,… Mọi người nhớ để ý triệu chứng này, tránh nhầm lẫn với các vấn đề da liễu khác nhé!
Vết phát ban, loét xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể
Bên cạnh đó, khu vực da bị lupus ban đỏ mỏng hơn so với bình thường và rất dễ bị tróc, phồng rộp,… Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy vùng da tổn thương có sắc tố sáng hoặc tối hơn so với những khu vực da bình thường. Lúc này bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị kịp thời để kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa nguy cơ bị lupus ban đỏ hệ thống.
Một số triệu chứng khác mà người bệnh lupus ban đỏ hình dạng đĩa có thể gặp phải là: tóc rụng nhiều, móng tay, móng chân giòn và rất dễ gãy, nhiều vết sẹo vĩnh viễn,… Như đã phân tích ở trên, bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa không nguy hiểm đối với sức khỏe, song mọi người chớ coi thường, bỏ qua việc chữa trị bệnh.
4. Phương pháp điều trị dành cho bệnh nhân lupus ban đỏ dạng đĩa
Hiện nay, chúng ta vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm các dạng bệnh lupus ban đỏ, mục tiêu chính của việc điều trị là ngăn ngừa sự lây lan, giảm thiểu tối đa sẹo hình thành, bởi vì đây là sẹo vĩnh viễn. Bệnh nhân cần hiểu được điều này và chuẩn bị tâm lý kiên trì, duy trì điều trị bệnh trong một thời gian dài.
Điều trị lupus ban đỏ là vô cùng cần thiết
Vì triệu chứng của lupus ban đỏ dạng đĩa xuất hiện ngoài da nên bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc dạng bôi, uống hoặc tiêm… Cụ thể, corticoid là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình chữa trị cho bệnh nhân lupus ban đỏ. Chúng hỗ trợ kiểm soát vùng da phát ban, lở loét, chống viêm cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, một số người khi dùng corticoid sẽ đối mặt với tác dụng phụ, có thể kể đến như tình trạng da mỏng hơn, dày sừng…
Ngày nay, các loại thuốc mỡ chứa thành phần ức chế calcineurin cũng được ưu tiên sử dụng với bệnh nhân lupus ban đỏ. Nhờ vậy, những tổn thương trên bề mặt da sẽ không lây lan sang các khu vực lân cận. Khi sử dụng loại thuốc này, chúng ta cần tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng của bác sĩ. Bởi vì nhiều nghiên cứu cho biết lạm dụng các loại thuốc ức chế calcineurin trong một thời gian dài sẽ làm gia tăng khả năng mắc bệnh ung thư da.
Trong trường hợp các loại thuốc kể trên không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc và kê đơn một số dược phẩm có hoạt động mạnh hơn. Nhìn chung mọi người nên điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa chứ không tự ý mua thuốc và sử dụng để tránh những ảnh hưởng xấu đối với làn da và sức khỏe.
Bệnh nhân thường được kê đơn thuốc bôi ngoài da
Hy vọng rằng qua bài viết này chúng ta đều nắm được triệu chứng đặc trưng của tình trạng lupus ban đỏ dạng đĩa. Tốt nhất mọi người nên điều trị tích cực để ngăn ngừa sự lây lan của vết lở loét, ban đỏ.