Hàm răng giả tháo lắp là một trong những phương pháp phục hình răng hiện đại. Phương pháp này giúp cải thiện sự tự tin và khả năng nhai cho bệnh nhân. Vậy hàm răng giả tháo lắp là gì và lựa chọn cách này để phục hình răng liệu có tốt không?
14/02/2023 | Sâu răng lồi thịt có nguy hiểm không? Điều trị liệu có phức tạp? 14/02/2023 | Có thể điều trị tình trạng tủy răng hoại tử hay không? 14/02/2023 | Có thể niềng răng một hàm được không? 14/02/2023 | Sau khi nhổ răng khôn kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh phục hồi?
1. Hàm răng giả tháo lắp là gì?
Nha khoa hiện đại đã và đang giúp cho nhiều bệnh nhân mất răng có được sự tự tin trong cuộc sống. Hàm răng giả tháo lắp cũng là giải pháp đáng cân nhắc cho những bệnh nhân này. Đây là phương pháp thường được sử dụng cho những người bị mất nhiều răng hoặc mất tất cả răng.
Vậy cấu tạo của hàm răng giả tháo lắp là gì? Loại hàm này được tạo thành từ hai phần. Phần thứ nhất là hàm khung răng bằng nhựa hoặc bằng kim loại được thiết kế theo kích thước cung hàm của bệnh nhân. Phần thứ hai là răng giả làm từ nhựa dẻo hoặc sứ, gắn liền trên khung răng. Răng đã mất của người bệnh sẽ được thay thế bởi những chiếc răng giả này.
Hàm răng giả tháo lắp là gì được nhiều người tìm hiểu
Hầu hết các bệnh nhân bị mất tất cả hoặc mất nhiều răng đều có thể phục hình bằng hàm răng giả tháo lắp. Người bệnh có thể lắp loại toàn phần hoặc bán phần, dựa vào tình trạng răng còn lại.
Hàm giả toàn phần được dùng cho người mất toàn bộ răng. Cấu trúc của hàm giả toàn phần tương tự như hàm răng thật. Hàm giả bán phần dùng cho người vẫn còn một hoặc nhiều răng. Chúng có tác dụng lấp các khoảng trống tại các vị trí mà răng thật đã bị mất. Hàm giả bán phần sẽ được bổ sung thêm móc có tác dụng gắn vào răng bên cạnh ngăn không cho xô lệch.
2. Phân loại hàm răng giả tháo lắp
Hàm răng giả tháo lắp được cấu tạo từ nhiều chất liệu khác nhau. Vì thế chúng được phân chia thành các loại dưới đây:
2.1. Hàm giả bằng nhựa dẻo
Loại này có chi phí rẻ, linh động về thiết kế. Tuy nhiên nhược điểm là khá cồng kềnh, không bền và người dùng không có được cảm giác chân thực khi nhai.
2.2. Hàm giả khung kim loại
Loại này thường được sử dụng cho người mất một phần hàm răng. Ưu điểm là có thiết kế nhỏ gọn, độ bền rất cao. Nhược điểm là tác động đến răng thật sau một thời gian dài sử dụng, khiến răng thật bị yếu đi do lực kéo từ răng giả.
2.3. Hàm giả tháo lắp trên Implant
Đây là loại hàm răng giả tháo lắp hiện đại với độ bền và tính thẩm mỹ cao, giúp bệnh nhân có cảm giác giống như răng thật.
Hàm giả tháo lắp có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau
3. Ưu nhược điểm của hàm răng giả tháo lắp là gì?
Nhiều người bị mất răng băn khoăn không biết có nên phục hình răng giả tháo lắp không. Vậy thì những ưu nhược điểm dưới đây sẽ giúp bạn có sự lựa đúng đắn hơn.
3.1. Ưu điểm
-
Chất liệu an toàn: Bạn có thể yên tâm sử dụng hàm giả tháo lắp bởi chúng được làm từ những chất liệu lành tính, không độc hại với cơ thể, không gây kích ứng. Các chất liệu như nhựa, sứ, titan đều được kiểm định an toàn với sức khỏe người dùng.
-
Chi phí rẻ: So với các phương pháp phục hình răng khác thì đây là phương án tiết kiệm chi phí nhất.
-
Đảm bảo tính thẩm mỹ: Hàm răng giả tháo lắp góp phần giúp khuôn mặt và nụ cười đẹp hơn. Khả năng ăn nhai tốt hơn, người bệnh cũng nói được rõ ràng hơn.
-
Dễ dàng vệ sinh: Nhờ ưu điểm dễ dàng tháo lắp nên việc vệ sinh hàm giả rất tiện lợi. Người dùng có thể tháo ra sau khi ăn để vệ sinh, loại bỏ cặn thức ăn trong kẽ răng. Nhờ đó chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn.
-
Tuổi thọ lâu: Hàm giả tháo lắp có độ bền và thời gian sử dụng lâu rất tiện lợi và tiết kiệm cho bệnh nhân.
Hàm giả tháo lắp có nhiều ưu điểm
3.2. Nhược điểm
-
Việc ăn nhai không được thoải mái do lực nhai yếu. Thức ăn không được nhai kỹ nên lâu dài có thể tác động xấu đến cho hệ tiêu hóa.
-
Có thể bị lộ các móc kim loại nên tính thẩm mỹ chưa được đáp ứng.
-
Người bệnh phải tháo ra lắp vào nên khá mất thời gian.
-
Sau 1 thời gian dùng, hàm có thể sẽ bị lỏng.
-
Lâu dài nên không thăm khám định kỳ thì có thể xuất hiện tổn thương nướu, tụt lợi,…
-
Sẽ phải thay hàm giả tháo lắp mới sau khi dùng từ 3 - 5 năm.
4. Lưu ý vệ sinh khi dùng hàm giả tháo lắp
Dù là răng thật hay sử dụng hàm giả tháo lắp thì việc vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng rất quan trọng. Khi sử dụng, bạn cần lưu ý:
-
Trước khi đi ngủ vào buổi tối nên tháo hàm giả ra nướu được nghỉ ngơi, đồng thời giúp máu lưu thông tốt hơn.
-
Dùng chỉ nha khoa, bàn chải đánh răng để vệ sinh thật kỹ hàm răng giả và răng thật còn lại.
-
Bảo quản hàm răng giả tháo lắp trong nước muối sinh lý hoặc trong ngâm trong nước sạch.
-
Hạn chế tối đa thực phẩm, đồ uống có đường để tránh sâu răng, ngăn ngừa mất thêm răng
-
Định kỳ khám răng miệng và lấy cao răng.
Vấn đề vệ sinh rất quan trọng khi dùng hàm giả tháo lắp
5. Phục hình hàm răng giả tháo lắp ở đâu uy tín?
Với thông tin ở trên bạn đã hiểu hàm răng giả tháo lắp là gì. Nếu bạn bị mất răng thì có nhiều giải pháp để bạn thay thế răng đã mất như phục hình răng giả tháo lắp, làm cầu răng sứ hay trồng răng Implant. Mỗi phương pháp đều có những thế mạnh và hạn chế riêng. Tùy theo điều kiện, nhu cầu của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn sao cho phù hợp.
Hiện nay, khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy của rất nhiều khách hàng muốn điều trị, phục hình và làm răng thẩm mỹ. Tại bệnh viện, tất cả các dịch vụ nha khoa đều được các bác sĩ, nhân viên y tế tuân thủ nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, mang đến sự an toàn cho người bệnh khi điều trị.
Cần đến các cơ sở y tế uy tín để phục hình răng khi bị mất răng
Sở hữu Trung tâm Xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, chứng chỉ CAP do Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp, cùng hàng loạt thiết bị chẩn đoán hình ảnh cao cấp, bệnh viện mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. Với gần 30 năm kinh nghiệm và đội ngũ bác sĩ giỏi, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nằm trong top những cơ sở y tế tốt tại Việt Nam. Nếu Quý khách có nhu cầu đặt lịch khám, hãy liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện.
Đến đây bạn đã rõ hàm răng giả tháo lắp là gì và có những ưu nhược điểm gì. Bạn có thể tham khảo thêm các phương pháp phục hình răng khác để có lựa chọn tối ưu. Đừng quên đến bệnh viện để thăm khám nha khoa định kỳ và điều trị kịp thời khi tình trạng sức khỏe răng miệng không được tốt.