Hàm duy trì là gì? Cần phải đeo trong bao lâu? | Medlatec

Hàm duy trì là gì? Cần phải đeo trong bao lâu?

Niềng răng là biện pháp chỉnh nha hiệu quả khi răng mọc sai lệch hoặc những trường hợp phức tạp hơn. Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, bệnh nhân sẽ tiếp tục thực hiện đeo hàm duy trì. Vậy hàm duy trì là gì và cần phải đeo trong bao lâu?


09/11/2022 | Vì sao niềng răng bằng mắc cài kim loại được ưa chuộng?
12/07/2022 | Ưu và nhược điểm của các loại chỉnh nha niềng răng phổ biến hiện nay
12/07/2022 | Niềng răng khớp cắn ngược bằng phương pháp gì để đạt hiệu quả tối ưu?
25/05/2022 | Niềng răng invisalign là gì? Có hiệu quả hơn niềng răng thông thường không?

1. Hàm duy trì là gì và có những loại nào?

Những người sắp kết thúc quá trình niềng răng rất quan tâm đến vấn đề “hàm duy trì là gì và vì sao cần đeo nó”. Theo các chuyên gia, hàm duy trì có tác dụng giúp răng ổn định nhanh hơn. Các bác sĩ nha khoa thường chỉ định cho bệnh nhân đeo loại khí cụ này để đảm bảo kết quả tốt nhất sau khi thực hiện quá trình niềng răng. Có 2 dạng hàm duy trì phổ biến nhất là hàm duy trì cố định và dạng hàm duy trì tháo lắp. 

Hàm duy trì cố định giúp bệnh nhân đeo hàm liên tục

Hàm duy trì cố định giúp bệnh nhân đeo hàm liên tục

1.1. Hàm duy trì cố định

Là phương pháp dùng dây duy trì để gắn vào bên trong răng bằng Composite. Phương pháp này giúp răng được cố định liên tục. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng áp dụng được phương pháp này vì nó phụ thuộc vào khớp cắn của từng bệnh nhân. Hơn nữa, trong quá trình sử dụng, nếu không biết cách vệ sinh có thể dẫn đến những vấn đề về răng miệng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý không được cắn vào vùng mang dây duy trì để tránh tình trạng bong dây. 

1.2. Hàm duy trì tháo lắp

- Hàm duy trì tháo lắp bằng khay nhựa trong suốt

Trước hết, các bác sĩ sẽ lấy mẫu để thiết kế hai hàm đeo duy trì phù hợp với người bệnh. Ưu điểm của loại hàm này là có tính thẩm mỹ cao, khó phát hiện nên bạn có thể tự tin đeo cả ngày, rất phù hợp với những đối tượng đang phải đi học, đi làm. Khi ăn uống, bạn có thể tháo hàm ra nên cũng rất thoải mái. Ngoài ra loại hàm này cũng rất dễ tháo lắp để vệ sinh hàm và vệ sinh răng miệng. 

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn cũng cần lưu ý cần dùng đều đặn mới đạt hiệu quả tốt nhất. Tránh việc tháo ra và quên không đeo. Hơn nữa, nếu tháo không đúng cách, có thể dẫn đến vỡ hoặc gãy hàm. 

Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại kém thẩm mỹ hơn so với nhựa trong suốt

Hàm duy trì tháo lắp bằng kim loại kém thẩm mỹ hơn so với nhựa trong suốt

- Hàm duy trì tháo lắp kim loại:

Khi đeo loại hàm này, có thể lộ dây cung kim loại ra mặt ngoài của răng. Chính vì thế, phương pháp này không đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Tuy nhiên, ưu điểm của loại hàm duy trì này là có thể tháo lắp và vệ sinh dễ dàng. Bạn cũng cần chú ý sử dụng đều đặn, tránh việc tháo ra và quên không đeo gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Nếu trước khi ăn mà không tháo ra có thể gây gãy và vỡ hàm. Do đó, người bệnh cần hết sức cẩn thận trong quá trình sử dụng. 

2. Cần phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?

- Có thể nói rằng, đeo hàm duy trì là một thử thách cuối cùng, mang tính quyết định về việc bạn có cơ hội sở hữu một hàm răng đẹp, một nụ cười tỏa sáng hay không. Theo các chuyên gia, việc đeo hàm duy trì sau tháo mắc cài niềng răng là rất cần thiết. Nguyên nhân là vì: 

+ Sau khi tháo mắc cài, mô nướu và mô nha chu sẽ cần thời gian để điều chỉnh lại cấu trúc sao cho ổn định. Nếu không đeo hàm duy trì, dây chằng nha chu có thể khiến răng trở về vị trí ban đầu. 

Thời gian đeo hàm duy trì ở mỗi người khác nhau

Thời gian đeo hàm duy trì ở mỗi người khác nhau

+ Bên cạnh đó, sau quá trình niềng răng, xương hàm và răng nhạy cảm và yếu hơn vì thường xuyên phải chịu lực xiết. Hơn nữa, răng và khớp cũng sẽ phải hoạt động nhiều trong quá trình ăn uống. Những yếu tố này cũng có thể khiến răng trở lại vị trí ban đầu. 

Như vậy, đeo hàm duy trì sẽ giúp người bệnh bảo đảm kết quả niềng răng, răng sẽ được giữ cố định ở vị trí mới, tránh tình trạng xô lệch răng trong quá trình mô và nướu đang thích nghi với sự thay đổi của hàm răng.  

- Với thắc mắc cần đeo hàm duy trì trong bao lâu, các bác sĩ giải đáp như sau: 

+ Thời gian niềng răng càng lâu thì tần suất đeo hàm sẽ giảm đi và còn phụ thuộc vào vấn đề khớp cắn và từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. 

+ Phần lớn, trong giai đoạn một tháng đầu tiên từ khi tháo mắc cài, người bệnh cần đeo liên tục cả ngày lẫn đêm. Vài năm sau thì tần suất đeo có thể thưa hơn. Chẳng hạn, chỉ cần đeo 2 đến 3 buổi trong một tuần. 

3. Một số lưu ý quan trọng khi đeo hàm duy trì

Để đảm bảo kết quả tốt nhất, khi đeo hàm duy trì, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

- Cần đeo liên tục trong thời gian đầu tiên theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh việc tháo hàm ra và quên không đeo lại. 

Cần thường xuyên vệ sinh hàm duy trì và răng miệng sạch sẽ

Cần thường xuyên vệ sinh hàm duy trì và răng miệng sạch sẽ

- Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong quá trình sử dụng hàm duy trì để phòng ngừa hiệu quả các bệnh về răng miệng, đặc biệt là bệnh sâu răng.

- Cách vệ sinh hàm duy trì như sau: Rửa sạch bằng nước lạnh, sau đó dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng để vệ sinh hàm, loại bỏ toàn bộ những cặn bẩn, vụn thức ăn còn bám trên hàm để vi khuẩn không có cơ hội phát triển và gây hại cho sức khỏe răng miệng. Lưu ý không vệ sinh hàm bằng nước nóng để tránh làm hàm nhựa bị biến dạng. 

- Lưu ý khi ăn, nhai và tham gia một số hoạt động thể thao dưới nước, người bệnh cũng cần tháo hàm duy trì và cất trong hộp chuyên dụng để phòng tránh tình trạng vỡ hàm, gãy hàm hoặc rơi mất hàm. 

- Người bệnh cũng cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra và xử trí kịp thời nếu có vấn đề bất thường phát sinh. 

Hiện nay, Chuyên khoa Răng hàm mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ uy tín trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Đây là nơi quy tụ các chuyên gia đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm điều trị bệnh. Hơn nữa các thiết bị máy móc chẳng hạn như hệ thống ghế nha khoa, máy chụp X - quang ổ răng tại chỗ, máy siêu âm, máy nội nha,… đều rất hiện đại, hỗ trợ tối đa cho các bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh. 

Để đặt lịch thăm khám sức khỏe, Quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên sẽ hỗ trợ chi tiết cho quý khách.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh các loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải. Tuy không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai cắn, giao tiếp hàng ngày. Do đó để nhanh chóng loại bỏ những nốt nhiệt miệng khó chịu này, cách tốt nhất đó là sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng. 
Ngày 15/06/2023

Giải phẫu răng sữa - Tầm quan trọng của răng sữa đối với trẻ

Tìm hiểu giải phẫu răng sữa và tầm quan trọng của chúng đối với trẻ là việc làm cần thiết đối với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Răng sữa là răng tạm thời mọc khi trẻ còn nhỏ và sẽ được thay thế khi lớn nên đôi khi các bậc phụ huynh cho rằng chúng không quá quan trọng. Tuy nhiên, răng sữa lại đóng một vai trò đặc biệt đối với sức khỏe răng miệng. 
Ngày 13/06/2023

Torus hàm trên - Những thông tin cần biết

Torus hàm trên là tình trạng xương phát triển bất thường trong vòm họng, hầu hết là lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp lồi xương hàm trên cần phải can thiệp y khoa để tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Tìm hiểu về những thông tin liên quan đến tình trạng này để có biện pháp xử lý đúng cách và an toàn nếu xuất hiện torus.
Ngày 09/06/2023

Tìm hiểu về xương hàm trên giải phẫu

Hàm trên là một xương chẵn, tham gia vào xương mặt, đây là xương lớn nhất trong xương mặt. Xương hàm trên chứa các răng hàm trên và tham gia vào cấu tạo thành khoang mũi, hốc mắt và khoang miệng. Bài viết sau cung cấp các thông tin về giải phẫu xương hàm trên.
Ngày 11/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp