Gợi ý cơ sở y tế có phòng khám xương khớp uy tín tại Hà Nội | Medlatec

Gợi ý cơ sở y tế có phòng khám xương khớp uy tín tại Hà Nội

Hiện nay, có khá nhiều phòng khám xương khớp đang hoạt động nhưng không phải địa chỉ nào cũng uy tín. Rất nhiều người dân lựa chọn nhầm phòng khám không uy tín dẫn đến “tiền mất tật mang”. Vậy đâu là địa chỉ y tế khám xương khớp  uy tín, người dân có thể tin tưởng được?


28/12/2022 | Đau nhức xương khớp mùa Tết và cách phòng tránh
28/12/2022 | Người đau nhức xương khớp không nên ăn gì vào ngày Tết?
16/11/2022 | Cây cỏ xước và công dụng chữa bệnh xương khớp
10/11/2022 | Vai trò của chụp X-quang trong bệnh lý xương khớp

1. Những biểu hiện cảnh báo bạn nên đi thăm khám xương khớp

Bệnh lý về xương khớp luôn kèm theo triệu chứng. Thế nhưng, nhiều người bệnh lại không chú ý đến thay đổi bất thường, ngại đi khám và điều trị. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh diễn biến ngày càng trở nặng, làm suy giảm chất lượng đời sống người bệnh. 

Bạn nên đi khám nếu triệu chứng đau nhức khớp xương kéo dài quá 3 ngày

Bạn nên đi khám nếu triệu chứng đau nhức khớp xương kéo dài quá 3 ngày

Các triệu chứng hay gặp nhất ở người mắc bệnh xương khớp phải kể đến như:

  • Đau nhức, cứng một khớp hoặc nhiều khớp, cơn đau xuất hiện nhiều vào buổi sáng hoặc trước lúc đi ngủ. 

  • Cơn đau khớp trầm trọng hơn vào thời điểm cuối ngày hoặc bất kỳ lúc nào khớp bị tác động. 

  • Các cơn đau ảnh hưởng đến việc đi lại hàng ngày. 

  • Mỗi khi cử động khớp, tiếng kêu lách tách lại xuất hiện, đặc biệt là lúc co duỗi chân tay. 

Nếu như những triệu chứng trên kéo dài quá 3 ngày, bạn cần tìm đến phòng khám xương khớp và tiến hành thăm khám sớm.

2. Một số căn bệnh xương khớp thường gặp

2.1. Viêm khớp dạng thấp 

Tỷ lệ người đến phòng khám xương khớp để thăm khám và điều trị viêm khớp dạng thấp hiện khá cao. Triệu chứng hay gặp nhất ở người bệnh chính là khớp xương sưng tấy kèm theo biểu hiện nóng đỏ vùng khớp, khớp khó cử động kèm tiếng kêu lách cách. 

Khớp xương đau ở các đốt ngón tay

Khớp xương đau ở các đốt ngón tay

Khớp bàn tay và bàn chân chính là bộ phận hay xuất hiện cơn đau nhất. Không chỉ gây cơn đau khớp xương mà chứng bệnh này còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác như tim mạch, phổi, hai bên mắt,.. 

Hiện giờ, việc điều trị dứt điểm bệnh lý viêm khớp dạng không dễ dàng. Tuy vậy nếu phát hiện sớm, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân điều trị bằng nhóm thuốc DMARDs. 

2.2. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp xuất hiện khi bộ phận sụn khớp cùng với phần xương dưới trụ bị viêm, dịch bôi trơn giảm tiết. Tình trạng bệnh lý này chủ yếu xuất hiện ở nhóm người cao tuổi hoặc người béo phì, người bị chấn thương xương khớp, người từng bị tai nạn ảnh hưởng đến xương. 

Thoái hóa khớp khiến người bệnh khó cử động

Thoái hóa khớp khiến người bệnh khó cử động

Một số triệu chứng như:

  • Đau nhức quanh vùng khớp: Giai đoạn đầu thì cơn đau nhẹ, thoáng qua nhưng lâu dài thì tình trạng đau quanh khớp sẽ nghiêm trọng hơn. 

  • Khớp cứng: Tình trạng khớp chủ yếu xuất hiện vào buổi sáng. Theo đó lúc mới ngủ dậy, người sẽ cảm thấy khó cử động. Sau khoảng 30 phút thì tình trạng khó cử động vào buổi sáng mới giảm bớt. 

  • Khớp biến dạng: Nếu tình trạng thoái hóa khớp diễn biến nặng, khớp xương sụn sẽ bị sưng hoặc khớp xương bị teo lại. 

  • Khó cử động: Người bệnh gặp khó khăn trong cử động hàng ngày, ví dụ như cúi xuống hoặc quay đầu về phía sau. 

2.3. Gai cột sống

Nguyên nhân gây bệnh này là do phần xương trên đầu thân đốt dài ra. Ngoài ra, tình trạng dây chằng hoặc đĩa đệm quanh khớp bị thoái hóa cũng là tác nhân gây ra bệnh lý gai cột sống. 

Gai cột sống xuất hiện khi xương đầu đốt va chạm mạnh với dây chằng

Gai cột sống xuất hiện khi xương đầu đốt va chạm mạnh với dây chằng

Trong giai đoạn đầu, hầu hết người bệnh đều không nhận thấy triệu chứng cụ thể nào. Triệu chứng bệnh chỉ thực sự rõ khi bệnh đã sang giai đoạn nặng hơn. Lúc bấy giờ, phần gai phát triển dài thêm sẽ tiếp xúc với xương hoặc hệ thống dây chằng, tác động lên dây thần kinh khiến cơn đau xuất hiện. 

Triệu chứng đặc trưng nhất là:

  • Cơn đau thường xuyên xuất hiện tại vùng cổ, vùng thắt lưng khiến người bệnh đi lại khó khăn. 

  • Nếu tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, người bệnh thậm chí còn bị đau tê từ vùng cổ và lan đến cả 2 cánh tay. 

  • Cơn đau từ vùng thắt lưng dần lan xuống 2 chân. 

  • Tình trạng đau nhức càng rõ hơn khi cử động mạnh. 

2.4. Thoát vị đĩa đệm

Người bị thoát vị đĩa đệm gặp khá nhiều khó khăn trong di chuyển. Bởi lúc bấy giờ đĩa đệm đã bị lệch, hệ thống dây chuyền phải chịu lực chèn ép mạnh khiến mạng lưới dây thần kinh bị tác động. Từ đó, những cơn đau bắt đầu xuất hiện với tần suất cao hơn. 

Người bị thoát vị đĩa đệm gặp khá nhiều khó khăn trong di chuyển

Người bị thoát vị đĩa đệm gặp khá nhiều khó khăn trong di chuyển

Tình trạng hoạt động sai tư thế, cột sống tổn thương, di truyền,.. là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Người bệnh hay cảm thấy bị đau ở vùng cột sống thắt lưng, cơn đau dần xuống phía dưới 2 chân. 

2.5. Thoái hóa cột sống

Người trưởng thành sau tuổi 30 có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống. Lúc này, hệ thống sụn xương dần bị thoái hóa, dịch khớp tiết ra ít hơn khiến màng khớp dần khô lại. Tình trạng thoái hóa cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn biến giống nhau có tất cả người bệnh. 

Phần cột sống cổ, cột sống lưng và cột sống ngang ngực chính là 3 vị trí hay bị thoái hóa nhất trong hệ thống cột sống. 

  • Thoái hóa tại vị trí cột sống cổ: Vùng cổ xuất hiện cơn đau với tần suất thường xuyên. Cơn đau có thể bắt đầu từ vùng bả vai rồi sau đó lan đến 2 cánh tay, đốt ngón tay. Nếu tình trạng bệnh chuyển biến nặng, cơn đau thậm chí lan lên tận vùng đỉnh đầu khiến người bệnh bị ù tai, hoa mắt. 

  • Thoái hóa tại vị trí cột sống lưng: Cơn đau chủ yếu xuất hiện tại vùng thắt lưng. Sau đó, cơn đau chuyển xuống 2 chân, bàn chân, kèm theo triệu chứng tê bì.

  • Thoái hóa tại vị trí cột sống ngang ngực: Vùng cột sống ngang ngực ít bị thoái hóa hơn nhưng lại khiến người bệnh bị khó thở, tức ngực. Cơn đau ngang ngực ngày càng trở lại nếu người bệnh không áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. 

3. Giới thiệu cơ sở y tế có phòng khám xương khớp uy tín 

Thay vì tìm đến các phòng khám xương khớp không tên tuổi, bạn hãy ưu tiên tìm đến cơ sở chuyên khoa uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, MEDLATEC đã và đang khẳng định uy tín với đông đảo khách hàng. 

MEDLATEC là địa chỉ thăm khám xương khớp uy tín tại Hà Nội, được các khách hàng tin tưởng

MEDLATEC là địa chỉ thăm khám xương khớp uy tín tại Hà Nội, được các khách hàng tin tưởng

Hiện tại, Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, áp dụng quy trình xét nghiệm chuẩn ISO 15189:2012. Cùng với đó là chứng chỉ CAP cấp bởi Hội Bệnh học Hoa Kỳ. 

Chuyên khoa xương khớp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính thức thành lập từ năm 2011 với hệ thống cơ sở vật chất vô cùng tiên tiến. Nổi bật phải kể đến hệ thống máy DEXA scan, máy chụp CT-Scanner, máy chụp cộng hưởng từ (MRI) phục vụ đắc lực công tác thăm khám và điều trị. Cùng với đó là đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, nhân viên y tế chuyên môn cao đủ khả năng thăm và điều trị hiệu quả. 

Nếu vẫn còn đang tìm kiếm phòng khám xương khớp uy tín, bạn hãy yên tâm lựa chọn MEDLATEC. Chuyên khoa Xương khớp của MEDLATEC sẵn sàng tiếp nhận yêu cầu thăm khám và điều trị tận tình. Trường hợp cần đặt lịch khám trước, Quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 của bệnh viện. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp