Gai cột sống là một phần của quá trình lão hóa, ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Việc giảm thiểu các triệu chứng hoàn toàn có thể quản lý được bằng thuốc. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn gặp khó khăn trong điều trị do không kiêng cữ đúng cách. Vậy bệnh gai cột sống cần kiêng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
23/11/2020 | Người bị gai cột sống nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh? 20/04/2020 | Bệnh gai cột sống: nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa
1. Tổng quan về bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống còn có tên gọi khác là thoái hóa cột sống. Bệnh không có triệu chứng đặc thù mà dù chỉ có thể chẩn đoán bệnh bằng phương pháp chụp X quang, nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề về sau.
Bệnh gai cột sống là gì?
Bệnh gai cột sống là hiện tượng xương hình thành chìa ra trên xương cột sống do các mặt khớp bị tổn tổn thương kéo dài. Hai dạng phổ biến nhất của bệnh là gai cột sống cổ và gai cột sống lưng.
Những nguyên nhân gây hình thành gai cột sống là tuổi cao, nghề nghiệp lao động nặng kéo dài, vận động sai tư thế, chế độ dinh dưỡng, chấn thương trong khi chơi thể thao hoặc tai nạn.
Dấu hiệu
Các triệu chứng của bệnh mặc dù không rõ ràng nhưng lại gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, khó khăn trong đi lại và làm việc. Các dấu hiệu của bệnh đó là: đau nhức ở vùng lưng hoặc cổ, có thể lan xuống vai (nếu bị gai cột sống cổ) hoặc vùng hông, đùi, cẳng chân (nếu bị gai cột sống tại vùng thắt lưng). Các cơn đau nhức sẽ xuất hiện rõ ràng hơn khi bạn phải liên tục hoạt động trong thời gian dài, giảm dần khi nghỉ ngơi.
Nhức mỏi vai gáy là một trong những dấu hiệu của bệnh gai cột sống cổ
Ngoài ra, người bệnh còn thường xuyên cảm thấy ngứa râm ran, đau và yếu tay, chân.
Cách điều trị
Để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, bạn có thể sử dụng các phương pháp sau theo sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Tùy theo tình trạng bệnh mà mỗi bệnh nhân sẽ có các liệu trình khác nhau.
-
Sử dụng thuốc kết hợp nghỉ ngơi.
-
Tập vật lý trị liệu, điều trị phục hồi chức năng.
-
Tiêm thuốc chống viêm ngoài màng cứng.
-
Loại bỏ gai cột sống bằng phẫu thuật.
2. Vậy người bệnh gai cột sống cần kiêng gì?
Khi bạn bị bệnh gai cột sống, việc vận động không đúng cách có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn. Một số bài tập mà bạn nên tránh trong quá trình điều trị gai cột sống là:
Mang, vác quá nặng:
Việc dùng vai để gánh trọng lượng nặng thường xuyên trong cuộc sống hoặc nhấc vật nặng cao hơn đầu có thể tạo áp lực lớn lên các đốt cột sống gây chấn thương cho người bệnh.
Tập luyện sai tư thế
Bạn nên tránh các bài tập liên quan nhiều đến vùng lưng như gập bụng, chống đẩy,... Những bài tập này rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu không có kỹ thuật gồng cơ bụng tốt thì sẽ khiến lưng và cổ phải chịu áp lực lớn trong khi tập.
Cột sống bị chấn thương do tập luyện sai tư thế
Ngoài ra, khi khởi động hoặc giãn cơ bạn cũng nên hạn chế các động tác vặn ép lưng sang hai bên hay xoay cổ quá mạnh.
Các môn thể thao cường độ cao
Các môn thể thao yêu cầu vận động nhiều như bóng đá, bóng rổ, chạy bộ nhanh,... khiến cho cơ thể phải hoạt động liên tục với cường độ lớn gây đau nhức xương. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp chấn thương ngoài ý muốn khi tham gia các môn thể thao trên.
3. Bệnh gai cột sống kiêng ăn những gì?
Trong quá trình điều trị bệnh gai cột sống, chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng. Có một số thực phẩm được các bác sĩ lưu ý kiêng cữ cẩn thận nếu không muốn bệnh biến chứng nặng hơn.
Thịt đỏ
Thịt đỏ (bò, bê, cừu, trâu,...) là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein rất tốt cho cơ thể. Nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây ra các nguy cơ xấu cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bệnh gai cột sống thì thịt đỏ sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thịt đỏ được khuyến cáo là không nên đưa vào bữa ăn hàng ngày của người bệnh gai cột sống
Trong thịt đỏ chứa rất nhiều photpho, khi nạp vào cơ thể sẽ gây ra các phản ứng sưng, viêm khiến cho người bệnh đau nhức. Ngoài ra, ăn quá nhiều thịt đỏ còn gây tăng cân, khiến cho xương phải gánh trọng lượng lớn và bị tổn thương nặng hơn.
Rượu
Rượu không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mà còn gây ra các vấn đề về xương khớp, đặc biệt không tốt đối với người bệnh gai cột sống. Không những thế, rượu bia và các chất kích thích còn gây suy giảm tác dụng của thuốc, khiến cho quá trình điều trị bệnh trở nên kém hiệu quả.
Vậy nên để bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu những cơn đau nhức, bạn nên kiêng cữ rượu và các thức uống không lành mạnh như bia, cà phê, nước ngọt một cách triệt để.
Chất béo xấu
Chất béo xấu có trong thức ăn nhanh như pizza, khoai tây chiên, đồ hộp,... chứa rất nhiều calo và cholesterol nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Tiêu thụ những thực phẩm này khiến bạn dễ tăng cân và kích thích sự phát triển của gai cột sống.
Thức ăn chế biến sẵn gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh gai cột sống
Thực phẩm có quá nhiều muối hoặc đường
Khi bạn nạp vào cơ thể những thực phẩm được nêm nếm quá nhiều gia vị, cơ thể sẽ bị đau nhức do các tế bào viêm bị kích thích phát triển. Ngoài ra, những người tiêu thụ lượng muối và đường quá nhiều trong ngày cũng thường bị thoái hóa xương do các gia vị này khiến cho mật độ canxi trong xương bị giảm.
4. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bị gai cột sống
Sau khi bạn đã biết được bệnh gai cột sống hay gai đôi cột sống kiêng ăn gì thì chúng tôi xin cung cấp thông tin về chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với người bệnh. Những thực phẩm sau đây được bác sĩ khuyên dùng để cải thiện tình trạng gai cột sống.
-
Thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, sữa, phomai,...
-
Rau lá xanh như rau cải, súp lơ, cải kale,...
-
Ngũ cốc từ các loại đậu và hạt.
-
Các thực phẩm giàu vitamin D như thủy hải sản, trứng,...
-
Các thực phẩm chứa Vitamin K.
Không chỉ bằng chế độ dinh dưỡng, bạn còn có thể bổ sung các hoạt động như tắm nắng (7 - 9 giờ sáng), vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên sắp xếp thời gian để đi khám định kỳ mỗi 6 tháng/lần để sớm phát hiện bệnh và đưa ra những biện pháp cải thiện sức khỏe phù hợp.
Chúng tôi hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn đầy đủ thông tin để trả lời câu hỏi “bệnh gai cột sống cần kiêng gì?”. Để được chẩn đoán và tư vấn kỹ càng, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên lạc bằng hotline 1900565656.