Bệnh lý xương khớp là căn bệnh thường gặp và phổ biến hiện nay, được chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng và chụp Xquang, tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về vai trò của chụp X-quang trong bệnh lý xương khớp, mọi người có thể tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết dưới đây
08/11/2022 | Mách bạn địa chỉ khám xương khớp uy tín tại Hà Nội 24/10/2022 | Chuyên gia chia sẻ kỹ thuật "vàng" phát hiện bệnh tim mạch, cơ xương khớp, hô hấp, ung thư 24/09/2022 | Những mẹo điều trị đau nhức xương khớp có thể điều trị ngay tại nhà 06/01/2022 | Điểm danh nguyên nhân dẫn đến đau xương khớp vào mùa lạnh
1. Chụp X quang là gì?
Chụp X-quang là kĩ thuật sử dụng tia X chiếu vào vùng cơ quan, bộ phận trên cơ thể, từ đó tạo ra hình ảnh trên phim chụp. Dựa vào hình ảnh đó, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh ở mức độ nào. Dựa vào nguyên lý đâm xuyên của tia X lên các vật chất, các hình ảnh khí, mô mềm, xương sẽ hiển thị trên phim với các mức độ khác nhau.
X-quang là kĩ thuật sử dụng tia X chiếu lên vùng cơ thể cần thăm khám
2. Vai trò của chụp X quang trong bệnh lý xương khớp?
Nhờ cung cấp hình ảnh liên quan đến xương, phần mềm bên trong cơ thể mà mắt thường không nhìn thấy nên X quang là kĩ thuật được rất nhiều bác sĩ tin tưởng chỉ định, và là cận lâm sàng không thể thiếu trong thăm khám các bệnh lý xương khớp.
Rất nhiều mặt bệnh có thể sử dụng X quang chẩn đoán, từ bệnh lý chấn thương như: gãy xương, trật khớp … đến các bệnh lý nội khoa như: thoái hoá, loãng xương…
Chụp X quang trong bệnh lý thoái hoá xương khớp, đặc biệt trong thoái hoá cột sống
Trên hình ảnh X quang, các dấu hiệu của bệnh lý có thể được thể hiện như:
- Gai xương: dấu hiệu đặc trưng trong các bệnh lý thoái hoá khớp, thoái hoá cột sống. Các gai xương sẽ chèn ép vào các dây thần kinh, chèn ép vào phần mềm quanh khớp gây ra triệu chứng đau.
- Hẹp khe khớp: đây là triệu chứng thường gặp của bệnh lý viêm khớp trên phim X quang, đặc biệt trong các trường hợp viêm mạn tính, khe khớp sẽ hẹp, bờ khớp sẽ không đều. Một số trường hợp hẹp nặng còn có thể gây ra dính khớp, gây đau đớn và làm giảm khả năng vận động
- Trật khớp: Điển hình là hình ảnh các xương của khớp nằm lệch khỏi vị trí bình thường, nguyên nhân thường do chấn thương. Trong bệnh lý này, X quang là kĩ thuật có nhiều giá trị nhất và dễ thực hiện, thường được chỉ định khi cần chẩn đoán và kiểm tra lại sau điều trị (nắm lại xương – khớp).
- Gãy xương: đây là bệnh lý mà X quang có nhiều giá trị nhất. X quang có thể cung cấp cho bác sĩ số lương xương gãy, vị trí gãy, đặc điểm của đường gãy cũng như độ di lệch của các đầu xương. Đặc biệt X quang còn giúp theo dõi quá trình điều trị như kiểm tra độ di lệch, đánh giá mức độ can xương
- U xương: bệnh lý ung thư – hoặc u xương lành tính hoàn toàn có thể phát hiện được trên phim X quang xương khớp. Đây là mặt bệnh có thể xuất hiện được từ người trẻ đến già, kể cả nam và nữ và không phân biệt vùng miền. Trên X quang sẽ cung cấp các thông tin như số lượng khối u, vị trí, kích thước và các đặc điểm của khối u, từ đó định hướng xem là loại u lành hay u ác tính để có phương án theo dõi và điều trị
Ngoài ra còn rất nhiều các dấu hiệu khác trên phim chụp X quang trong bệnh lý xương khớp như giảm mật độ xương, đặc xương dưới sụn … Những thông tin này rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh lý xương khớp, là chìa khoá chính giúp bác sĩ giải mã và điều trị thành công cho bệnh nhân.
3. Lưu ý khi chụp X quang trong bệnh lý xương khớp
Mặc dù là kĩ thuật đầu tay, được nhiều bác sĩ tin dùng, nhưng không phải ai cũng cần chụp X quang cũng như không phải thời điểm nào cũng cần chụp X quang.
Phụ nữ có thai chỉ chụp X quang khi thật sự cần thiết và phải hỏi ý kiến bác sĩ
Vì bản chất là sử dụng tia X – một loại tia bức xạ, nên kĩ thuật này rất hạn chế sử dụng trên phụ nữ có thai và trẻ nhỏ, đặc biệt là phụ nữ có thai trong những tháng đầu của thai kì. Do đó, nếu bạn đang có thai hoặc nghi ngờ có thai, cần thông báo ngay cho bác sĩ khám hoặc kĩ thuật viên chụp, để cân nhắc sử dụng các thăm dò khác an toàn hơn, ít ảnh hương hơn, và chỉ chụp khi thực sự cần thiết.
Nếu lạm dụng chụp X quang, bạn sẽ phải tiếp nhận một lượng tia X lớn vào trong cơ thể, không những không mang lại hiệu quả mà còn làm cho bệnh tình nặng hơn. Do đo, chụp X quang khi nào và bao lâu cần chụp lại đều cần phải có chỉ định của bác sĩ.
4. Chụp X quang trong bệnh lý xương khớp ở đâu tốt?
Mặc dù là kĩ thuật đơn giản, có thể thực hiện được ở hầu hết các phòng khám bệnh viện, hầu hết các tuyến y tế từ cơ sở đến trung ương, nhưng không phải chất lượng chụp ở đâu cũng như nhau, không phải chụp ở đâu cũng có thể phát hiện ra bệnh.
Kĩ thuật chụp X quang phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, mà cụ thể là kĩ thuật viên chụp và bác sĩ phân tích hình ảnh. Việc bộc lộ đúng vị trí, hướng dẫn người bệnh đúng tư thế, chỉnh tia X đúng cường độ của kĩ thuật viên là rất quang trọng, giúp bộc lộ tổn thương cho bác sĩ phân tích. Quan trọng hơn nữa, từ các hình ảnh X quang thu được, bác sĩ sẽ phân tích, tìm các dấu hiệu bình thường và bất thường, tìm các bằng chứng để chẩn đoán bệnh.
PGS.TS. BSCC Nguyễn Quốc Dũng – giám đốc chuyên môn trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC, người có chuyên môn cao và hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực X quang chẩn đoán
Do đó, việc chụp X quang ở đâu là rất quang trọng. Nơi nào có đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản, có nhiều kinh nghiệm thì kết quả X quang sẽ có độ chính xác cao, đặc biệt trong bệnh lý xương khớp – mặt bệnh phụ thuộc nhiều vào kết quả X quang. Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC là một trong những cơ sở như vậy, tại đây có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm; đặc biệt có hệ thống đọc phim trung tâm – nơi hội tụ của nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, giúp chẩn đoán tốt hơn và tin cậy hơn cho người bệnh.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 1900 565656 để biết thêm thông tin chi tiết.