Chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong việc duy trì và tăng cường sức khỏe, cùng với đó có khả năng hỗ trợ phục hồi tổn thương, điều trị bệnh hiệu quả. Vậy với người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng ăn gì để phục hồi, giảm triệu chứng bệnh?
14/12/2020 | Hướng dẫn tập gym cho người thoát vị đĩa đệm 03/11/2020 | Thoát vị đĩa đệm là gì? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả? 28/09/2020 | Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh thoát vị đĩa đệm
1. Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp: Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Khi bị thoát vị đĩa đệm, ngoài thăm khám thường xuyên và tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, cần lưu ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ để xương khớp được nuôi dưỡng tốt hơn.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh cột sống thường gặp
Vậy người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Cụ thể, những nhóm chất sau rất tốt nên bổ sung trong bữa ăn của người bệnh thoát vị đĩa đệm:
1.1. Nhóm thực phẩm giàu Glucose
Nhóm thực phẩm này cung cấp nguồn năng lượng trực tiếp cho cơ thể, giống như nhiên liệu cho động cơ hoạt động. Cơ thể sẽ dùng Glucose để tạo năng lượng cho tế bào hoạt động, thực hiện các hoạt động sống trong cơ thể cũng như các hoạt động hàng ngày như chơi thể thao, đọc sách, thậm chí là nghỉ ngơi.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã chỉ ra, dinh dưỡng này còn góp phần đáng kể trong việc chữa lành, thúc đẩy tự làm lành của đĩa đệm cột sống bị tổn thương. Do đó, Glucose là nhóm chất đầu tiên cần được bổ sung trong chế độ dinh dưỡng này.
Bạn có thể tìm thấy Glucose trong nhiều loại thực phẩm, song nên lựa chọn nguồn thực phẩm tự nhiên và tốt cho sức khỏe như: hoa quả, ngũ cốc, bánh mì nâu, ngũ cốc nguyên hạt,…
Nên bổ sung nhiều hoa quả giàu glucose và Vitamin
1.2. Nhóm thực phẩm giàu Glucosamine
Thực chất, Glucosamine cũng là một loại Glucose, tuy nhiên chất này được chứng minh có khả năng làm chậm sự thoái hóa đĩa đệm cột sống tốt hơn các loại Glucose nói chung. Do đó, thực phẩm chứa dinh dưỡng này cũng được khuyên dùng trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
Glucosamine được tìm thấy nhiều nhất trong tôm hoặc động vật giáp xác khác, nước luộc xương. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung này, nhất là khi bạn từng có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm chức năng.
Dù là một loại Glucose song thực phẩm bổ sung Glucosamine không ảnh hưởng đến việc cơ thể hấp thụ insulin và hiệu quả của insulin nên người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng.
Vitamin A vẫn được biết đến là dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của mắt và cơ thể. Song ít người biết rằng, Vitamin A cũng nuôi dưỡng đĩa đệm cột sống rất tốt khi thúc đẩy sự phát triển của tế bào sụn trưởng thành. Đây là yếu tố cần thiết cho sụn khỏe mạnh và xương cột sống hình thành, khỏe mạnh hơn.
Khi các đĩa đệm bị tổn thương, cung cấp Vitamin A sẽ giúp tổn thương nhanh phục hồi hơn, triệu chứng đau đớn cũng được kiểm soát. Bạn có thể cung cấp cho cơ thể nguồn Vitamin A phong phú từ sữa, thịt bò, cà rốt, bí đỏ, khoai lang,… Tuy nhiên không nên lạm dụng bổ sung quá nhiều, khi hàm lượng Vitamin A bổ sung vượt quá 2.000 mg mỗi ngày sẽ có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.
Vitamin C có tác dụng chống viêm, làm chậm lão hóa, tốt cho xương khớp
1.4. Vitamin C
Đĩa đệm cột sống có thành phần cấu tạo quan trọng là collagen, chúng có tác dụng trong duy trì và phục hồi tổn thương đãi đệm bằng việc tham gia vào quá trình tự sửa chữa. Vitamin C lại là dinh dưỡng cần thiết để cơ thể sản xuất collagen cung cấp cho các cơ quan, trong đó có đĩa đệm.
Cùng với đó, Vitamin C còn hoạt động như một chất chống oxy hóa, có tác dụng chống viêm, làm chậm thoái hóa, giúp tình trạng viêm trong đĩa đệm và các mô xung quanh được cải thiện. Bạn sẽ nạp được lượng lớn Vitamin C vào cơ thể thông qua các trái cây họ cam quýt như chanh, cam, bưởi, ớt đỏ,…
1.5. Canxi
Mặc dù cấu tạo nên đĩa đệm không có canxi, song trong bệnh thoát vị đĩa đệm, xương cũng bị tổn thương. Canxi sẽ giúp chữa lành và tăng cường sức khỏe cho xương cột sống, từ đó áp lực đĩa đệm cũng giảm đi, bệnh cũng được cải thiện.
Nên bổ sung canxi từ sữa và sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ,… hoặc các loại rau như cải xoăn, súp lơ, đậu phộng, đậu hũ,… Ngoài ra cần biết rằng, khi cơ thể có Vitamin D đầy đủ mới có thể hấp thụ canxi tốt hơn, cơ thể có thể tự tổng hợp Vitamin này qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
1.6. Omega-3
Nghiên cứu đã chỉ ra, bổ sung acid béo omega -3 sẽ giúp giảm đau, giảm viêm ở người bệnh thoát vị đĩa đệm. Acid này được tìm thấy rất nhiều trong các nguồn thực phẩm như:
Omega-3 có tác dụng giảm đau, giảm viêm trong thoát vị đĩa đệm
-
Cá nước lạnh: cá thu, cá hồi, cá ngừ.
-
Các loại hạt: quả óc chó, hạt hạnh nhân, macca,…
Ngoài ra, bổ sung acid béo omega-3 từ dầu cá hoặc thực phẩm chức năng cũng là một lựa chọn.
2. Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì bạn đã biết chưa?
Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp phục hồi đĩa đệm và xương khớp tổn thương, bạn cũng nên lưu ý hạn chế những thực phẩm không tốt. Thực phẩm nên tránh xa là những thực phẩm có thể kích hoạt phản ứng viêm, khiến cơn đau do thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn.
2.1. Thực phẩm chứa đường tinh chế
Bánh kẹo, đường tinh chế, nước ngọt, bánh ngọt,… chứa nhiều đường tinh chế là những thực phẩm đầu tiên bạn cần tránh. Khi nạp vào lượng đường quá mức, tổn thương đĩa đệm sẽ càng sưng viêm hơn. Bên cạnh đó, cân nặng của bạn cũng tăng không kiểm soát, làm tăng áp lực cho đĩa đệm và khiến bệnh nặng hơn.
2.2. Ngũ cốc tinh chế
Ngũ cốc tinh chế, bánh mì trắng hay pizza chứa lượng lớn tinh bột, có thể gây tăng đột biến insulin và viêm cơ khớp. Do đó, hãy thay thế ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt hoặc thực phẩm chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt.
Thịt đỏ chứa chất khiến tình trạng viêm trong thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng hơn
2.3. Thịt đỏ
Thịt đỏ cung cấp protein vô cùng phong phú, song với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thì nên hạn chế lượng thịt đỏ nạp vào mỗi ngày. Nguyên nhân do trong thực phẩm này có chất neu5gc, khi vào cơ thể có thể khiến phản ứng viêm nặng hơn.
2.4. Thực phẩm chế biến sẵn nhiều hóa chất
Trong chế độ ăn, người bệnh nên lựa chọn thực phẩm càng tự nhiên càng tốt, thực phẩm chế biến sẵn nhiều hóa chất dù tiện lợi và hương vị đậm đà song không tốt cho sức khỏe. Nó có thể cản trở khả năng tự phục hồi trong bệnh thoát vị đĩa đệm.
Nắm được người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ giúp bạn tự chăm sóc bản thân tốt hơn. Một chế độ ăn lành mạnh đi kèm với hoạt động thể chất thích hợp chắc chắn sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.