Viêm mao mạch dị ứng là một dạng tổn thương hệ thống vi mạch lan tỏa ở nhiều cơ quan, ảnh hưởng đến da, tim mạch, hệ tiêu hóa, xương khớp,… Tình trạng viêm này có thể gây chảy máu mao mạch nhỏ và nổi ban xuất huyết. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm song gây nhiều khó chịu, bất tiện cho người bệnh.
17/02/2021 | Bệnh viêm mao mạch có thể điều trị khỏi hoàn toàn không? 01/02/2020 | Xét nghiệm đường máu mao mạch giúp theo dõi bệnh đái tháo đường
1. Tìm hiểm về bệnh viêm mao mạch dị ứng
Đây là bệnh tự miễn gây tổn thương lan tỏa trên hệ thống vi mạch của nhiều cơ quan, phổ biến nhất là khớp, da, ruột, thận,… Bệnh có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em là đối tượng nguy cơ cao nhất (chiếm khoảng > = 50%).
Viêm mao mạch dị ứng gây phiền toái cho cuộc sống người bệnh
Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh song các triệu chứng của nó gây nhiều khó chịu, mất thẩm mỹ. Cùng với đó, viêm mao mạch dị ứng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp gây đau nhức, khó đi lại. Trẻ em lại là đối tượng đang phát triển, bệnh cũng gây tác động xấu đến quá trình này.
Bệnh thường gặp ở những người có cơ địa nhạy cảm, tiếp xúc với dị nguyên sẽ làm hệ miễn dịch bị kích thích. Sự phản ứng của kháng nguyên và kháng thể sẽ xảy ra ở lớp nội mạc mạch, giải phóng chất trung gian hóa học và phức hợp miễn dịch. Hai chất này chính là tác nhân làm tổn thương thành mao mạch gây ra xuất huyết.
75% bệnh xảy ra ở độ tuổi 3 - 10
Xuất huyết mao mạch do viêm mao mạch dị ứng có thể xảy ra trên da và nhiều cơ quan khác. Mặc dù chưa xác định rõ nguyên nhân song đã tìm được các yếu tố nguy cơ cao bao gồm:
-
Người có cơ địa dị ứng và tiếp xúc với dị nguyên như: khói bụi, lông động vật, thức ăn, thời tiết,...
-
Nhiễm virus hoặc vi khuẩn như: tụ cầu, liên cầu nhóm A,…
-
Sau khi sử dụng thuốc hoặc sau khi tiêm phòng vaccine, hệ miễn dịch phản ứng quá mức gây viêm xuất huyết mao mạch.
-
Sau khi bị côn trùng đốt.
2. Triệu chứng và biến chứng viêm mao mạch dị ứng
2.1. Triệu chứng
Bệnh xảy ra ở cơ quan nào thì người bệnh sẽ có triệu chứng bệnh liên quan đến cơ quan đó. Bệnh nhân có thể gặp triệu chứng ở một hoặc nhiều cơ quan đồng thời bao gồm:
Triệu chứng trên da
Triệu chứng trên da là triệu chứng phổ biến nhất, gặp phải ở khoảng 50% trường hợp viêm mao mạch dị ứng. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện nhiều đốm xuất huyết trên da, tập trung nhiều các vùng mặt gấp của tay chân, mông, đùi, cánh tay,… Đôi khi, đốm xuất huyết hiện ra ở tai, mũi hoặc bộ phận sinh dục.
Nốt xuất huyết trên da không gây đau, ngứa, song lâu biến mất gây mất thẩm mỹ.
Viêm mao mạch dị ứng có thể gây xuất huyết tiêu hóa
Triệu chứng đường tiêu hóa
Bệnh xảy ra ở đường tiêu hóa, gây triệu chứng xuất huyết tiêu hóa như: buồn nôn và nôn, đau bụng quanh rốn, đi ngoài phân đen, đau bụng dữ dội theo từng đợt, xuất huyết dạ dày khiến đi ngoài phân đen,…
Triệu chứng tại thận
Viêm mao mạch dị ứng ở thận thường xảy ra ở giai đoạn cấp tính với triệu chứng đặc trưng là tiêu ra máu, xuất hiện protein niệu.
Triệu chứng tại khớp
Triệu chứng tại khớp là triệu chứng bệnh phổ biến của viêm mao mạch dị ứng, chiếm đến 75% trường hợp. Khớp chịu ảnh hưởng thường là khớp gối, khớp cổ chân, khuỷu tay,… Ngoài xuất huyết, viêm mao mạch dị ứng ở khớp còn gây đau đớn, hạn chế cử động. Quanh khớp bị ảnh hưởng còn xuất hiện tình trạng phù, đau gân, viêm khớp kết hợp,…
Viêm mao mạch dị ứng phổ biến ở trẻ nhỏ và gây ra triệu chứng đặc trưng là: xuất hiện phát ban xuất huyết toàn thân dạng chấm, đau bụng, buồn nôn,… Trẻ bị khó chịu, dễ bỏ ăn, quấy khóc hơn, đôi khi còn lười đi lại, vận động do bệnh ảnh hưởng gây viêm đau khớp.
Mặc dù đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm song nếu trẻ mắc bệnh không được điều trị, chăm sóc tốt sẽ tiến triển nặng, xâm nhập vào cơ quan nội tạng. Lúc này, triệu chứng và biến chứng bệnh nặng nề sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
Viêm mao mạch dị ứng ít khi dẫn đến biến chứng nặng
2.2. Biến chứng
Các biến chứng mà bệnh có thể gây ra gồm:
- Biến chứng phổi: Xuất huyết phế nang là biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất.
- Biến chứng tiêm mạch: bệnh có thể biến chứng thành viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim,...
- Biến chứng thần kinh trung ương: xuất huyết màng não chèn ép vào dây thần kinh trung ương, người bệnh bị đau nhức đầu, hôn mê, liệt vận động, rối loạn hành vi,…
- Biến chứng tinh hoàn: Ở trẻ em, viêm mao mạch dị ứng có thể gây sưng đau tinh hoàn do mao mạch của cơ quan sinh dục này chịu ảnh hưởng. Đa phần tình trạng sưng đau này không quá nguy hiểm và sẽ tự khỏi sau vài này.
3. Viêm mao mạch dị ứng có chữa được không?
Do là bệnh tự miễn chưa tìm được chính xác nguyên nhân nên y học hiện vẫn chưa tìm ra biện pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân chủ yếu vẫn được điều trị hỗ trợ nhằm khắc phục triệu chứng, giảm ảnh hưởng tối đa đến các cơ quan và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
Viêm mao mạch dị ứng hiện chủ yếu được điều trị triệu chứng
Theo đó, bệnh nhân chủ yếu được điều trị nội khoa bằng thuốc bao gồm:
- Thuốc bảo vệ thành mạch.
- Thuốc chống dị ứng: Thuốc kháng Histamin giúp giảm phản ứng viêm.
- Thuốc giảm đau: thường dùng là thuốc giảm đau chống viêm Steroid và không Steroid. Bệnh nhân bị tổn thương thận nặng hoặc có triệu chứng đau nhẹ sẽ được chỉ định dùng thuốc này.
- Truyền khối hồng cầu để bổ sung lượng máu do bị xuất huyết.
- Kháng sinh để điều trị nếu bệnh do vi khuẩn.
- Thuốc ức chế miễn dịch được dùng trong trường hợp bệnh nhân có tổn thương thận nặng.
Bên cạnh điều trị bằng nội khoa, bệnh nhân cũng cần lưu ý chăm sóc và nghỉ ngơi tốt. Để giảm tình trạng viêm xuất huyết ở khớp, bệnh nhân nên hạn chế đi lại quá nhiều từ 1 - 2 tháng. Đồng thời bổ sung đầy đủ Vitamin C, các chất dinh dưỡng để tăng độ dẻo dai thành mạch, giảm nguy cơ vỡ mao mạch.
Đa phần người bệnh viêm mao mạch dị ứng sẽ kiểm soát được triệu chứng và tiến triển bệnh khi nghỉ ngơi và điều trị tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì thế, khi có triệu chứng bệnh hãy sớm đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa.