Vắc xin phòng bệnh cúm mùa - tất cả các vấn đề liên quan | Medlatec

Vắc xin phòng bệnh cúm mùa - tất cả các vấn đề liên quan

Cúm mùa là bệnh phổ biến, bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh ở bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng số lượng người mắc cao nhất là vào mùa đông - xuân. Tiêm phòng Vắc xin phòng bệnh cúm mùa được khuyến cáo với mỗi người để chủ động tự bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh khỏi nguy cơ mắc bệnh.


23/04/2021 | Tiêm vắc xin ngừa cúm mùa - tất cả các vấn đề liên quan
31/10/2020 | Hướng dẫn cách phân biệt Covid - 19 và cúm mùa
21/02/2020 | Thực phẩm dân giã phòng cúm mùa, "bí quyết vàng" chị em nên bỏ túi

1. Cơ chế hoạt động của vắc xin phòng bệnh cúm mùa

Bệnh cúm mùa khá lành tính, song nếu chủ quan hoặc hệ miễn dịch kém, người bệnh có thể phải nhập viện điều trị, thậm chí là tử vong do biến chứng của bệnh. 

Vắc xin phòng bệnh cúm mùa

Cúm mùa là bệnh phổ biến hàng đầu hiện nay

Để tạo miễn dịch chủ động của bệnh, vắc xin phòng bệnh cúm mùa đã được nghiên cứu và sử dụng lâm sàng. Vắc xin đem lại nhiều lợi ích cho mỗi chúng cũng như cho cộng đồng và hệ thống y tế.

Khi được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cúm mùa, hệ miễn dịch cơ thể sẽ nhận biết kháng nguyên virus để tạo kháng thể tương ứng. Thông thường sau khoảng 2 - 4 tuần, kháng thể được tạo ra đủ để bảo vệ cơ thể khi virus xâm nhập, giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như tiến triển thành biến chứng.

Bệnh cúm mùa có thể do nhiều loại virus gây ra, trong đó có 3 nhóm phổ biến nhất bao gồm: Virus cúm A H1N1, cúm A H3N2 và loại virus cúm B. Vắc xin phòng bệnh cúm mùa hiện nay được chế tạo chủ yếu từ các chủng virus bất hoạt phổ biến nhất gặp phải mùa cúm trước đó. 

Vắc xin phòng bệnh cúm mùa được chế tạo từ vắc xin bất hoạt

Vắc xin phòng bệnh cúm mùa được chế tạo từ vắc xin bất hoạt

Theo thời gian, kháng thể trong cơ thể có thể giảm dần, người bệnh vẫn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh trở lại. Hơn nữa tiêm phòng vắc xin chỉ giúp tạo miễn dịch với loại virus có trong vắc xin này, trong khi các chủng virus cúm mới không ngừng xuất hiện nên cần tiêm phòng định kỳ hàng năm.

Phổ biến nhất hiện nay là các loại vắc xin phòng bệnh cúm mùa tứ liên, ngoài ra loại tam liên cũng được sử dụng. Với đối tượng là người trên 65 tuổi, hệ miễn dịch đã suy giảm thì có thể tiêm phòng 2 loại vắc xin tam liên phòng bệnh cúm mùa đặc biệt, giúp tạo kháng thể tốt hơn, mạnh hơn.

2. Có những loại vắc xin phòng bệnh cúm mùa nào hiện nay?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà nghiên cứu cung cấp dược phẩm y tế đưa ra nhiều loại vắc xin phòng bệnh cúm mùa khác nhau. Các vắc xin này cần thông qua phê duyệt chất lượng, thử nghiệm nghiêm ngặt nhiều giai đoạn mới được đưa vào tiêm chủng phổ biến. Vì thế chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng sử dụng các vắc xin phòng bệnh hiện có.

Cập nhật thông tin mới nhất từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, chúng ta có thể tiêm phòng bất cứ loại vắc xin phòng cúm mùa nào được cấp phép. Phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trên thế giới hiện nay bao gồm:

Vắc xin phòng cúm mùa tứ liên là loại phổ biến nhất

Vắc xin phòng cúm mùa tứ liên là loại phổ biến nhất

2.1. Vắc xin phòng cúm mùa tứ liên

Vắc xin phòng bệnh cúm mùa tứ liên đường tiêm tiêu chuẩn: gồm các sản phẩm Fluarix Quadrivalent, Fluzone Quadrivalent, Afluria Quadrivalent, FluLaval Quadrivalent. Dòng vắc xin này được sản xuất bằng cách nuôi cấy virus trong trứng có phôi, được sản xuất với liều tiêm tiêu chuẩn. Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể tiêm phòng vắc xin ngừa cúm này.

Vắc xin phòng bệnh cúm mùa tứ liên đường tiêm gốc tế bào: Sự khác biệt là virus bất hoạt có trong vắc xin là virus được nuôi cấy trong môi trường tế bào, có thể sử dụng cho trẻ từ 36 tháng trở lên. Loại vắc xin này đang được ưu tiên sử dụng hơn so với vắc xin nuôi cấy virus trong môi trường phôi trứng.

Vắc xin phòng bệnh cúm mùa tứ liên tái tổ hợp đường tiêm: Đây là loại vắc xin với virus không được nuôi trong phôi trứng nên không chống chỉ định với người mẫn cảm với trứng, có thể sử dụng cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên.

2.2. Vắc xin phòng cúm mùa tam liên

Gồm 2 loại phổ biến nhất bao gồm:

  • Vắc xin phòng cúm liều cao: Dành riêng cho đối tượng là người từ 65 tuổi trở lên, cần miễn dịch cao hơn.

  • Vắc xin phòng cúm tam liên đường tiêm cùng tá chất: Dành riêng cho đối tượng là người từ 65 tuổi trở lên, cần miễn dịch cao hơn.

Có nhiều hãng dược phẩm cung cấp Vắc xin phòng cúm mùa

Có nhiều hãng dược phẩm cung cấp Vắc xin phòng cúm mùa

Ngoài ra còn rất nhiều loại vắc xin phòng bệnh cúm mùa của các hãng dược phẩm khác trong trên toàn thế giới. Điều quan trọng vẫn là lựa chọn vắc xin phù hợp với độ tuổi và được cập nhật hàng năm để chống lại những virus gây bệnh phổ biến nhất. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có hệ miễn dịch yếu, cần lưu ý để lựa chọn vắc xin phòng bệnh phù hợp với độ tuổi.

3. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về vắc xin phòng bệnh cúm mùa

Mỗi năm, các hãng dược phẩm cung cấp sẽ cập nhật thay đổi vắc xin phòng bệnh cúm mùa mới, cập nhật những chủng virus gây bệnh phổ biến nhất. Vì thế nhiều người băn khoăn khi lựa chọn tiêm phòng cũng như lo lắng về tác dụng, phản ứng không mong muốn.

3.1. Có vắc xin phòng cúm mùa tốt nhất hiện nay không?

Thực tế không có vắc xin nào phòng bệnh cúm mùa tốt nhất, điều quan trọng là lựa chọn vắc xin phù hợp với lứa tuổi và tình hình dịch tễ bệnh lưu hành tại địa phương. Việc tiêm phòng vắc xin cập nhật mới nhất sẽ giúp phòng ngừa bệnh do virus cúm gây bệnh phổ biến nhất. Ngoài ra, công nghệ sản xuất vắc xin mới cũng đem đến nhiều lợi ích tiêm phòng hơn như: giảm thời gian đáp ứng tạo kháng thể, giảm nguy cơ tác dụng phụ và biến chứng, độ an toàn cao,…

3.3. Sau tiêm phòng cơ thể có khả năng miễn dịch ngay lập tức không?

Sau tiêm phòng bất cứ loại vắc xin phòng bệnh cúm mùa nào, cơ thể đều cần khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần để sản sinh đủ lượng kháng thể. Khi kháng thể đạt mức tối thiểu, cơ thể mới có khả năng chống lại sự xâm nhập của virus cúm tốt nhất. Vì thế, tiêm phòng vắc xin được khuyến cáo nên thực hiện trước thời điểm dịch cúm mùa xuất hiện.

Cơ thể cần khoảng 2 tuần để tạo miễn dịch hoàn chỉnh phòng bệnh cúm mùa

Cơ thể cần khoảng 2 tuần để tạo miễn dịch hoàn chỉnh phòng bệnh cúm mùa

3.3. Có cần thiết phải tiêm vắc xin phòng cúm mỗi năm không?

Virus cúm luôn luôn biến đổi, nhiều chủng mới xuất hiện trong khi đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm dần, vì thế việc tiêm phòng vắc xin phòng cúm hàng năm là vô cùng quan trọng. Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm được khuyến cáo với tất cả đối tượng từ 6 tháng tuổi trở lên.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp