Nước tiểu là sản phẩm cuối cùng của hệ bài tiết nước tiểu bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nước tiểu chứa nhiều chất độc, cặn bẩn mà hệ bài tiết xử lý và đẩy ra ngoài cơ thể, vì thế nó tiết lộ nhiều vấn đề sức khỏe mà con người gặp phải. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì?
14/01/2021 | Bác sĩ nêu rõ những ý nghĩa của kết quả xét nghiệm nước tiểu 09/12/2020 | Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai giúp phát hiện các bệnh lý gì? 15/06/2020 | Bạn đã biết gì về xét nghiệm Protein Bence Jones nước tiểu
1. Bác sĩ tư vấn: Xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì?
Trong nước tiểu có chứa hàm lượng các chất nhất định, vì thế nếu nước tiểu bình thường chỉ số các chất này sẽ ở mức cân bằng. Nếu có sự xuất hiện bất thường của 1 số chất hoặc tăng nồng độ chất bất thường thì rất có thể do vấn đề ở cơ quan nào đó của hệ bài tiết nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu tiết lộ nhiều vấn đề sức khỏe
Xét nghiệm nước tiểu sẽ thực hiện phân tích, tìm kiếm, định lượng hàm lượng các nhất định định trong nước tiểu để phát hiện dấu hiệu bệnh hoặc tác nhân gây bệnh. Xét nghiệm này cũng có giá trị trong theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị.
Vậy xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì? Một số bệnh lý nguy hiểm có thể phát hiện được qua xét nghiệm nước tiểu bao gồm:
1.1. Nhiễm trùng đường tiểu
Vi khuẩn xuất hiện trong nước tiểu là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, có thể xuất phát từ các cơ quan như: niệu quản, niệu đạo, bàng quang. Hai chỉ số xét nghiệm nước tiểu là tế bào bạch cầu và Nitrate (sản phẩm chuyển hóa do vi khuẩn gây ra) sẽ xác định được bạn có đang bị nhiễm trùng hay không.
1.2. Bệnh lý ở bàng quang
Bàng quan có vai trò chứa nước tiểu và thông báo tín hiệu khi lượng nước tiểu vượt mức chứa. Bàng quang có thể mắc phải nhiều bệnh lý như viêm nhiễm, ung thư,… Xét nghiệm nước tiểu với sự xuất hiện của máu hoặc vi khuẩn giúp phát hiện những bệnh lý này.
1.3. Bệnh lý ở thận
Các bệnh lý về thận như sỏi thận, suy thận, viêm bể thận,… sẽ thể hiện qua nhiều chỉ số xét nghiệm nước tiểu bất thường như: Chỉ số Protein, chỉ số pH (độ acid), tế bào hồng cầu,… Vì thế xét nghiệm nước tiểu được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong phát hiện sớm bệnh lý về thận - cơ quan lọc máu quan trọng với sức khỏe con người.
1.4. Bệnh tiểu đường
Chỉ số xét nghiệm nước tiểu bao gồm độ pH, Xeton có thể tiết lộ một người có đang mắc bệnh tiểu đường hay không.
1.5. Bệnh gan
Gan là cơ quan lọc chất độc và tiết hormone quan trọng với sức khỏe và hoạt động của cơ thể người. Cũng vì thế mà gan dễ bị tổn thương, mắc bệnh lý như viêm gan, xơ gan, viêm túi mật,… Xét nghiệm nước tiểu có vai trò quan trọng trong phát hiện những bệnh lý này, thông qua chỉ số UBG và BIL.
1.6. Bệnh lây truyền tình dục
Nếu bạn đang không biết xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì thì chắc chắn xét nghiệm này giúp phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn phổ biến như giang mai, lậu,…. Kể cả trong giai đoạn ủ bệnh, chưa khởi phát triệu chứng thì xét nghiệm này cũng có thể phát hiện được.
Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện sự xuất hiện của vi khuẩn lạ
Do tiết lộ nhiều thông tin về tình trạng sức khỏe cũng như bệnh lý nên xét nghiệm nước tiểu đã trở thành xét nghiệm thường quy trong khám sức khỏe định kỳ cũng như kiểm tra, sàng lọc các bệnh đường tiểu. Bạn cũng có thể dễ dàng thực hiện xét nghiệm này tại nhiều cơ sở y tế trên cả nước.
2. Đánh giá nhanh sức khỏe qua màu sắc nước tiểu
Không phải lúc nào bạn cũng có điều kiện thực hiện xét nghiệm nước tiểu thường xuyên, vì thế đánh giá nhanh qua quan sát màu sắc nước tiểu là cần thiết.
2.1. Nước tiểu có màu vàng đậm
Nguyên nhân khiến nước tiểu có màu vàng đậm thường do chế độ ăn uống quá nhiều Vitamin B2, Beta-carotene trong cà rốt hoặc sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc điều trị bệnh. Nếu không phải do những nguyên nhân này, có thể cơ thể bạn đang thiếu nước khiến nước tiểu trở nên đậm đặc hơn. Lời khuyên là nên uống nhiều nước hơn, nó sẽ giúp nước tiểu trở về màu vàng nhạt bình thường.
Nếu khi đã uống nhiều nước nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề, rất có thể nguyên nhân do bệnh lý ở gan. Hãy kiểm tra thêm phần tròng trắng của mắt có chuyển màu vàng đậm hay không. Nếu có thì cần sớm đến bệnh viện kiểm tra.
Nước tiểu màu vàng đậm thường do uống thiếu nước
2.2. Nước tiểu có màu hồng và đỏ
Nhiều người lo lắng nước tiểu có màu này là do chứa máu, thật vậy các bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, sỏi bàng quang, khối u lành tính hoặc ung thư có thể gây ra tình trạng này. Đặc biệt nếu trong nước tiểu có chứa máu đông hoặc mô bất thường, hãy sớm tới bệnh viện để kiểm tra.
Ngoài ra, nguyên nhân khiến nước tiểu màu hồng và đỏ có thể là lành tính như:
Thức ăn: Do ăn nhiều quả mâm xôi, củ dền có màu đỏ và một phần màu sẽ được bài tiết qua đường tiểu. Nếu do nguyên nhân này, màu sắc nước tiểu chỉ bất thường trong một hai ngày và biến mất khi bạn ngừng ăn những thực phẩm trên.
Thuốc: Việc sử dụng 1 số loại thuốc kháng sinh như Rimactane, Rifadin hoặc thuốc điều trị nhiễm trùng đường tiểu có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu đỏ hồng.
2.3. Nước tiểu có màu nâu
Màu sắc nước tiểu này thường do cơ thể mất nước hoặc do ăn một số loại thực phẩm như đậu răng ngựa. Đầu tiên hãy thử uống nhiều nước hơn, nếu màu sắc nước tiểu vẫn không thay đổi thì cần kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Bệnh lý về gan, thận có thể khiến nước tiểu có màu nâu. Ngoài dấu hiệu này, bệnh nhân sẽ thường có kèm theo những cơn đau bụng, động kinh, phát ban,… Ngoài ra, màu nâu trong nước tiểu có thể do máu đã phân hủy, nguyên nhân thường là xuất hiện khối u bất thường.
Nước tiểu màu nâu có thể do khối u bất thường
2.4. Nước tiểu có màu xanh
Màu sắc này của nước tiểu rất hiếm khi xảy ra, nguyên nhân bao gồm:
-
Thuốc: các loại thuốc như Indomethacin, Amitriptyline hoặc Propofol có thể gây thay đổi màu sắc nước tiểu.
-
Thức ăn: Ăn nhiều măng tây hoặc thực phẩm có màu nhân tạo này sẽ khiến nước tiểu tạm thời có màu bất thường, kéo dài khoảng 1 - 2 ngày.
-
Bệnh lý: Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn Pseudomonas.
Khi có dấu hiệu bất thường, hãy tới bệnh viện thăm khám kiểm tra và thực hiện xét nghiệm nước tiểu để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe, tìm ra nguyên nhân bệnh lý mà bạn đang mắc phải.