Một trong những phương pháp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé tốt khi mang thai là xét nghiệm máu và nước tiểu định kỳ. Vậy xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có cần thiết không, giúp phát hiện những bệnh lý nào và nên thực hiện ở đâu?
24/09/2020 | Chỉ số protein niệu trong xét nghiệm nước tiểu thai phụ nói lên điều gì 15/06/2020 | Bạn đã biết gì về xét nghiệm Protein Bence Jones nước tiểu 05/06/2020 | Ý nghĩa xét nghiệm tìm chất gây nghiện trong nước tiểu
1. Xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ - nên hay không?
Chắc chắn bất cứ người mẹ nào cũng mong muốn em bé mình sinh ra sẽ khỏe mạnh, thông minh, có được điều kiện phát triển tốt nhất. Bản thân người mẹ khi mang thai cũng chịu nhiều tác động. Khám thai định kỳ là phương pháp được khuyến cáo, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
Theo dõi sức khỏe cho thai phụ là điều rất quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh
Một trong những xét nghiệm được chỉ định để đánh giá sức khỏe của mẹ và thai nhi là Xét nghiệm nước tiểu với 10 chỉ số sinh hóa như: pH, Glucose, Protein, hồng cầu, bạch cầu, Nitrite,… tiết lộ nhiều tình trạng sức khỏe và bệnh lý.
Rất nhiều thai phụ xét nghiệm trước khi mang thai và cả những lần xét nghiệm khi mang thai trước đó bình thường nhưng lần khám sau lại có kết quả bất thường. Điều này cho thấy sức khỏe của mẹ và thai nhi đang bị đe dọa, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện hơn để tìm nguyên nhân và khắc phục sớm.
Xét nghiệm nước tiểu nên thực hiện trong lần khám thai đầu tiên
Vì thế, xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ là rất quan trọng, không thể bỏ qua trong khám và sàng lọc thai định kỳ.
2. Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai cho biết bệnh lý gì?
Kết quả xét nghiệm nước tiểu ở thai phụ tiết lộ nhiều bệnh lý đe dọa đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai như:
2.1. Đái tháo đường
Khi mang thai, hàm lượng đường trong máu của người mẹ thường cao hơn để đảm bảo cung cấp nuôi dưỡng thai nhi. Vì thế hàm lượng đường trong nước tiểu của thai phụ cũng sẽ cao hơn. Tuy nhiên nếu chỉ số glucose trong nước tiểu quá cao, người mẹ có thể đang mắc tiểu đường thai kỳ, làm tăng nguy cơ tiền sản giật cũng như các biến chứng trong thai kỳ và chuyển dạ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé.
Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ tiểu đường tuýp 2 sau sinh. Những vấn đề bệnh lý ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển và cuộc sống sau này của trẻ.
2.2. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường không có triệu chứng rõ ràng, nhiều thai phụ mắc bệnh nhưng không biết về tình trạng này của bản thân.
Sự xuất hiện của bạch cầu trong nước tiểu, pH tăng cao và Nitrite chỉ điểm tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, lúc này mẹ cần được chỉ định dùng kháng sinh phù hợp để kiểm soát bệnh mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến trẻ bị sinh non, nhẹ cân và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Xét nghiệm nước tiểu cho biết nguy cơ tiền sản giật
2.3. Nguy cơ tiền sản giật
Tiền sản giật có thể gặp phải ở bất cứ thai phụ nào, nó có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi nếu không kiểm soát bệnh tốt. Xét nghiệm nước tiểu đánh giá lượng Protein sẽ cho biết nguy cơ tiền sản giật và cao huyết áp ở phụ nữ mang thai. Những phụ nữ có nguy cơ tiền sản giật sẽ được theo dõi thăm khám thường xuyên hơn để kịp thời xử lý nếu có biến chứng xảy ra.
2.4. Các bệnh lý về thận
Xét nghiệm này cũng có thể phát hiện các bệnh lý về thận như viêm cầu thận, hội chứng thận hư,...
3. Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai thực hiện thế nào?
Thông thường, trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện xét nghiệm nước tiểu cùng với xét nghiệm máu và chẩn đoán thai kỳ khác. Dựa trên kết quả xét nghiệm cũng như đánh giá tình trạng sức khỏe thai, bác sĩ sẽ quyết định mẹ có cần xét nghiệm nước tiểu nhiều lần suốt quá trình mang thai hay không.
Cách tiến hành lấy mẫu xét rất đơn giản, không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng gì đến thai nhi. Bạn được phát một cốc lấy mẫu, khăn lau tiệt trùng cùng ống đựng mẫu để tự lấy mẫu.
Lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu rất đơn giản
Dùng cốc để lấy nước tiểu với lượng vừa đủ, đổ vào ống đựng nước tiểu, lấy nước tiểu giữa dòng. Mẫu xét nghiệm sẽ được đánh mã tương ứng với thông tin khám thai của bạn và đưa tới phòng xét nghiệm phân tích. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những hướng dẫn chi tiết hơn.
4. Xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai ở đâu tốt?
Xét nghiệm máu và nước tiểu khi mang thai nói riêng và khám thai nói chung là công việc quan trọng, cần sự chính xác và cẩn thận cao. Đôi khi, những biến đổi rất nhỏ nếu không được phát hiện sẽ gây nhiều hệ lụy sức khỏe cho mẹ và bé khi bệnh lý không được can thiệp điều trị kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là một trong những địa chỉ khám thai uy tín, đã và đang được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn tin tưởng và đồng hành trong suốt quá trình mang thai.
MEDLATEC cung cấp chương trình chăm sóc, tầm soát thai sản trọn gói, đảm bảo mẹ bầu được sàng lọc xét nghiệm từ những tháng đầu tiên cho đến kỳ sinh nở an toàn. Các lần khám thai được thiết kế hạng mục khám và xét nghiệm phù hợp, từ xét nghiệm máu, nước tiểu đến siêu âm 3D, 4D hiện đại. Những biến đổi bất thường dù là nhỏ nhất cũng được bác sĩ sản khoa MEDLATEC cẩn thận phân tích và đánh giá.
MEDLATEC chính là lựa chọn xét nghiệm nước tiểu khi mang thai và khám chăm sóc thai tốt mà mẹ bầu đang cân nhắc lựa chọn. Chắc chắn với sự đồng hành của MEDLATEC, thai kỳ của bạn sẽ diễn ra thật an toàn và trọn vẹn. Liên hệ 1900565656 để được hỗ trợ 24/7.