Góc giải đáp: Cắt u nhú thực quản xong có tái phát không? | Medlatec

Góc giải đáp: Cắt u nhú thực quản xong có tái phát không?

U nhú thực quản là tình trạng khá hiếm gặp và đa số đều lành tính. Với những trường hợp khối u to, bệnh nhân có thể cần được phẫu thuật để loại bỏ khối u. Tuy nhiên, nhiều người rất lo lắng việc cắt u nhú thực quản sẽ có thể tái phát và khối u xuất hiện lần sau sẽ nghiêm trọng hơn khối u đã loại bỏ. Hãy cùng theo dõi lời giải đáp của chuyên gia về vấn đề này trong bài viết dưới đây.


12/09/2022 | Cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về nấm thực quản
12/09/2022 | Bác sĩ giải đáp: U nhú thực quản có gây ung thư không?
10/09/2022 | Bác sĩ giải đáp: Bị ung thư thực quản có nên mổ không?
21/07/2022 | Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản

1. Cắt u nhú thực quản xong có tái phát không?

Trên thực tế, những bệnh nhân có u nhú ở thực quản thường không có triệu chứng bất thường, hoặc nếu có thì triệu chứng rất mơ hồ. Phần lớn các trường hợp bị bệnh đều được tình cờ phát hiện khi thăm khám để chẩn đoán một số bệnh lý về dạ dày, tá tràng.

Phần lớn u nhú thực quản đều lành tính

Phần lớn u nhú thực quản đều lành tính

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến u nhú thực quản. Tuy nhiên, những khối u này có thể liên quan đến tình trạng viêm mạn tính hoặc thói quen sử dụng chất kích thích, phổ biến nhất là rượu bia và thuốc lá. Bên cạnh đó, một yếu tố khác đó là virus HPV cũng được đánh giá là có liên quan đến u nhú ở thực quản và tác động khiến những khối u tăng khả năng tiến triển thành ung thư.

Thông thường, đối với những trường hợp u nhú có kích thước nhỏ dưới 1cm, bệnh nhân không cần thực hiện phẫu thuật mà chỉ cần thường xuyên thăm khám để theo dõi tình trạng khối u bằng phương pháp nội soi thực quản dạ dày tá tràng. 

Cần phẫu thuật loại bỏ với những trường hợp khối u có kích thước lớn

Cần phẫu thuật loại bỏ với những trường hợp khối u có kích thước lớn

Với những khối u có kích thước lớn hơn 1cm, đồng thời người bệnh có các yếu tố nguy cơ cao gây ung thư chẳng hạn như thói quen hút thuốc lá nhiều năm, mắc bệnh trào ngược dạ dày, nhiễm khuẩn HP, gia đình có tiền sử ung thư,… thì nên cắt bỏ u nhú, thực hiện giải phẫu bệnh. Trong trường hợp khối u này quá lớn và có thể gây chèn ép ống tiêu hóa thì việc phẫu thuật là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người bệnh. 

Đối với thắc mắc “cắt u nhú thực quản xong có tái phát không”, câu trả lời là dù cắt hay không cắt thì u nhú vẫn có thể mọc lại, mọc thêm ở một số vị trí khác và việc phẫu thuật loại bỏ u nhú không phải là tác động khiến cho u nhú dễ mọc hơn. Chính vì thế, người bệnh nên đến khám để được bác sĩ tư vấn, giải thích kỹ càng. Không nên nghe theo những lời đồn thổi, truyền miệng để ảnh hưởng đến quá trình điều trị. 

2. Một số biện pháp phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh về thực quản

Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về thực quản: 

- Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng: 

+ Nên ăn uống cân bằng dưỡng chất, tăng cường rau xanh, trái cây vì đây là những thực phẩm có nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Chất xơ từ rau củ và trái cây mang đến nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện phát triển cho các vi khuẩn có lợi đường ruột.

  Rau xanh và trái cây mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa Rau xanh và trái cây mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa

Hơn nữa, trong các loại rau xanh còn có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư. Nên bổ sung nhiều các thực phẩm có chứa vitamin A như thịt gia cầm, các loại rau màu xanh đậm,… Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như cam, kiwi, chanh, bưởi,… Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin E như khoai lang, các loại hạt,…

+ Hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn chẳng hạn như xúc xích, thịt xông khói,… Đây là những loại thực phẩm có chứa nhiều chất phụ gia cũng như các chất bảo quản và có nguy cơ cao gây ung thư thực quản, ung thư dạ dày và một số loại ung thư khác. 

+ Không nên ăn những thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối vì những thực phẩm này có chứa một hàm lượng nitrosamin khá cao và làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa. 

+ Không ăn đồ cay nóng: Nhiều người rất thích ăn đồ cay nóng tuy nhiên đây lại chính là thói quen khiến bạn dễ mắc phải một số bệnh về thực quản và các bệnh về đường tiêu hóa nguy hiểm khác. Khi thường xuyên ăn đồ cay nóng, cổ họng của bạn sẽ bị kích thích, gây tổn thương niêm mạc thực quản và thậm chí còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. 

Chính vì thế bạn cần loại bỏ thói quen này càng sớm càng tốt. Thay vì ăn những đồ ăn quá nóng thì chỉ nên ăn những món ăn ấm vừa phải. Đồng thời cũng tránh ăn quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo. 

+ Hạn chế ăn những loại đồ uống như rượu, cà phê, nước hoa quả có vị chua như cam, quýt, cà chua và các thực phẩm nhiều gia vị. 

+ Hạn chế những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao để tránh gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày. 

- Giảm cân:

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó bao gồm cả các loại bệnh về thực quản. Do đó, nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, bạn nên giảm cân sớm, duy trì mức cân nặng ổn định để có một sức khỏe tốt nhất. 

- Loại bỏ thói quen hút thuốc lá càng sớm càng tốt và tránh tình trạng hút thuốc lá thụ động từ môi trường xung quanh. 

Uống thuốc với nhiều nước để tránh gây hại cho hệ tiêu hóa

Uống thuốc với nhiều nước để tránh gây hại cho hệ tiêu hóa

- Trong trường hợp phải dùng thuốc uống để điều trị bệnh, nên uống thuốc với nhiều nước lọc. Sau khi uống thuốc, không nên nằm ngay mà cần chờ ít nhất 30 phút. 

Chỉ nên uống thuốc khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản, chẳng hạn như thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc hen, thuốc giảm đau,…

- Tăng cường luyện tập thể dục để nâng cao sức đề kháng: Bạn không cần phải tập những bài tập quá sức, chỉ cần tập đều đặn và lựa chọn những bài tập phù hợp với mình để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

- Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh và ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh. Đặc biệt đối với những trường hợp có u nhú thực quản hoặc từng cắt u nhú thực quản thì việc thăm khám sức khỏe định kỳ lại càng cần thiết hơn. 

Để được giải đáp thắc mắc về các vấn đề sức khỏe hoặc có nhu cầu thăm khám, mời bạn đặt lịch sớm qua tổng đài 1900 56 56 56, nhân viên tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn cụ thể cho bạn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Quá trình tiêu hóa ở ruột non và cấu tạo cơ quan này

Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra rất trình tự, bài bản và đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn, phát triển của cơ thể con người. Có thể nói ruột non và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa được thiết kế rất tỉ mỉ và cơ quan nào cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Vậy bạn biết gì về ruột non? Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng bạn trong chuyến “tham quan nhà máy tiêu hóa” của cơ thể chúng ta trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày 16/06/2023

Bỏ túi ngay các loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả

Thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định trong những trường hợp bị co thắt dạ dày. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị cao, ít mang lại tác dụng phụ và để cải thiện được triệu chứng co thắt dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 16/06/2023

Đặc điểm - chức năng và cấu tạo dạ dày con người

Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các đặc điểm cấu tạo, chức năng của dạ dày, MEDLATEC sẽ giới thiệu sơ lược về cơ quan này trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023

Hậu môn bình thường có cấu tạo như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào chưa? Đây cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, nó đảm nhiệm chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy để tìm hiểu thêm về cơ quan này, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp