Ung thư vú là một căn bệnh nguy hiểm, là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Nhưng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, tỷ lệ khỏi bệnh cũng rất cao. Chính vì thế, chị em nên trang bị những kiến thức cơ bản về căn bệnh này, đặc biệt là nguyên nhân ung thư vú và cách phòng bệnh hiệu quả.
25/06/2020 | Ung thư vú: các giai đoạn phát triển và dấu hiệu nhận biết điển hình 11/01/2020 | Thông tin y khoa về siêu âm hạch và căn bệnh ung thư vú 11/07/2019 | Siêu âm nhũ - Phương pháp tầm soát ung thư vú 09/07/2019 | Chụp X-quang vú - Phương pháp phát hiện ung thư vú hiệu quả
1. Các giai đoạn của bệnh ung thư vú
So với những bệnh ung thư khác, tỉ lệ chữa khỏi của bệnh ung thư vú cao hơn rất nhiều. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn.
1.1. ung thư vú giai đoạn đầu (giai đoạn 0)
Ở giai đoạn đầu, những tế bào ung thư có thể được phát hiện ở các ống dẫn sữa và những tế bào này chưa có dấu hiệu xâm lấn sang những bộ phận khác của cơ thể. Phương pháp điều trị bệnh ở giai đoạn này là cắt bỏ khối u và có thể kết hợp với xạ trị để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ung thư vú phát triển qua từng giai đoạn
1.2. Ung thư vú giai đoạn 1
Ung thư vú ở giai đoạn 1A là khi khối u có kích thước nhỏ (khoảng 2cm) và phần lớn những tế bào ung thư chưa lan ra các hạch bạch huyết và đây vẫn là giai đoạn sớm của bệnh.
1.3 Ung thư vú giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2, các khối u có thể tìm thấy trong các hạch bạch huyết, kích thước khối u có thể lớn hơn 5cm. Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn 2, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật kết hợp với xạ trị hoặc hóa trị.
1.4 Ung thư vú giai đoạn 3
Giai đoạn 3 là khi những khối u ung thư đã phát triển và lan rộng ra các hạch bạch huyết ở nách hoặc có hiện tượng phù các hạch bạch huyết bên trong vú. Phương pháp điều trị ở giai đoạn này cũng giống với giai đoạn 2. Trong trường hợp phát hiện những khối u có kích thước lớn thì bệnh nhân cần được hóa trị để làm nhỏ khối u trước khi phẫu thuật.
1.5. Ung thư vú giai đoạn 4
Giai đoạn 4 cũng là giai đoạn cuối của bệnh ung thư vú. Đây là thời điểm những tế bào ung thư đã lan rộng ra nhiều cơ quan trong cơ thể, thường lan rộng sang phổi và gan.
2. Nguyên nhân ung thư vú
Phụ nữ nên thường xuyên khám vú để phát hiện sớm những bất thường
Dưới đây là một số Nguyên nhân ung thư vú bạn cần biết:
-
Những phụ nữ sinh con muộn hoặc không sinh con, không có khả năng sinh con hoặc không cho con bú sẽ có thể mắc bệnh ung thư vú.
-
Nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị em ruột mắc bệnh ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh này của bạn cũng sẽ cao hơn so với những người khác.
-
Những chị em có kinh nguyệt sớm hoặc phụ nữ mãn kinh sớm cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
-
Những người có tiền sử mắc một số bệnh có liên quan đến vú như u xơ tuyến vú,...
-
Sống hoặc làm việc trong môi trường độc hại thì nguy cơ bị bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn những người khác.
-
Những đối tượng thừa cân, béo phì, nghiện thuốc lá, nghiện bia rượu hoặc có chế độ ăn uống hay sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
3. Những triệu chứng cảnh báo ung thư vú
3.1. Đau ngực
Trước thời kỳ “đèn đỏ”, nhiều chị em có cảm giác đau tức vùng ngực, nhưng ở mức độ nhẹ. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu vùng ngực của bạn thường xuyên đau âm ỉ, không có quy luật rõ ràng, bạn nên cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư ở giai đoạn sớm.
Vùng da ngực bị thay đổi cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú
Chính vì thế nếu có cảm giác đau ngực, nóng rát vùng ngực, mức độ đau ngày càng nghiêm trọng thì bạn không nên chủ quan mà cần đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.
3.2. Vùng da ngực có bất thường
Những bệnh nhân mắc ung thư vú thường bị thay đổi màu sắc và cả tính chất da ở vùng ngực. Chị em có thể thấy vùng da ngực có nhiều nếp nhăn hoặc những vết lõm, xung quanh có mụn nước, hoặc vùng da ngực bị ngứa trong thời gian dài mà không hết.
3.3. Có hiện tượng sưng hoặc nổi hạch
Nếu phát hiện có những hạch bạch huyết ở vùng ngực hoặc nách trong vài ngày mà không hết thì bạn nên đi khám sớm để biết rõ nguyên nhân vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú.
3.4. Đau lưng hoặc đau vai gáy
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau vai gáy và trong đó là bệnh ung thư vú. Cụ thể, bệnh nhân ung thư vú thường có cảm giác đau ở lưng trên hoặc đau ở hai bên bả vai.
4. Phòng tránh ung thư vú bằng cách nào?
Để phòng tránh bệnh, mỗi phụ nữ đều nên khám sàng lọc ung thư vú và đồng thời nên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đây là biện pháp rất hữu ích vì việc khám sàng lọc rất quan trọng trong việc phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả. Thậm chí có thể phát hiện khi bệnh chưa có những triệu chứng ra bên ngoài. Càng phát hiện sớm thì khả năng điều trị khỏi bệnh càng cao và chất lượng sống của người bệnh cũng được cải thiện.
Phát hiện bệnh càng sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao
Nên tìm hiểu để có những kiến thức cơ bản về bệnh như nguyên nhân ung thư vú, triệu chứng của ung thư vú giúp phát hiện bệnh sớm và thăm khám cũng như điều trị kịp thời.
Xây dựng lối sống lành mạnh: Nên có một chế độ ăn khoa học, ăn nhiều rau củ quả, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu phytoestrogen. Chăm chỉ vận động và thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe như đi ngủ sớm, làm việc điều độ,…
Ở giai đoạn mãn kinh nên cân nhắc về việc sử dụng thuốc nội tiết. Nếu sử dụng không đúng cách nó có thể là nguyên nhân làm tăng sự phân chia tế bào vú và tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Lạm dụng thuốc chống trầm cảm hay thuốc lợi tiểu cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang áp dụng các gói khám và tầm soát ung thư vú nhằm giúp chị em phát hiện sớm và có cơ hội bảo vệ sức khỏe của mình. Tổng đài 1900 56 56 56 được mở 24/7 để tư vấn và hỗ trợ bạn đặt lịch khám sớm.