Hiện tượng chuột rút bắp chân xảy ra khá phổ biến và có thể gặp ở bất cứ đối tượng, thời điểm nào. Thế nhưng không mấy người biết được chính xác nguyên nhân và cơ chế diễn ra. Nếu quan tâm đến hiện tượng này, dưới đây là các thông tin có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc.
08/12/2020 | Bật mí mẹo chữa chuột rút hiệu quả ít người biết 04/12/2020 | Lý giải nguyên nhân chuột rút và nên làm gì khi bị chuột rút? 03/12/2020 | Chuột rút bắp chân ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục
1. Hiện tượng chuột rút bắp chân là gì?
chuột rút bắp chân là những cơn đau, co thắt mạnh cơ bắp chân, đến đột ngột và có thể kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn. Hiện tượng này thường xảy ra ở vùng bắp chân, trước hoặc sau đầu gối và có thể lan sang các cơ nhỏ ở bàn chân.
Chuột rút trong lúc vận động
Chuột rút bắp chân thường có biểu hiện rõ rệt mà chúng ta có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được khi khối cơ vùng bắp chân trở thành những khối căng cứng dưới lớp da.
Chuột rút bắp chân cũng có thể xảy ra vào ban đêm khi chúng ta đang ngủ hoặc sau khi thức dậy. Nó tạo những cơn đau nhức khó chịu và khiến bạn phải thức giấc, khó ngủ lại.
2. Nguyên nhân bị chuột rút chân
Có rất nhiều các nguyên nhân để giải thích cho hiện tượng chuột rút, nhưng có hai nguyên nhân phổ biến là:
Cơ bắp chân bị thiếu oxy
Khi vận động, cơ bắp chúng ta cần nhiều oxy hơn lúc bình thường để làm việc tốt hơn.Bởi vậy, khi bạn tập các bài tập nặng với cường độ cao sẽ khiến cho cơ thể không thể cung cấp oxy đủ để tạo nguồn nhiên liệu phục vụ cho quá trình hoạt động. Từ đó, cơ thể chúng ta sinh ra tình trạng yếm khí, hợp chất pyruvate được hình thành khi năng lượng dự trữ trong cơ thể bị phân hủy.
Đồng thời, khi tập các bài tập quá sức thì các cơ bắp chân sẽ có tính axit cao hơn do sự tích tụ của axit lactic. Điều này có thể gây ra cảm giác nóng rát và nhức mỏi trong cơ bắp chân. Tuy nhiên, sau 3 phút chuyển hóa năng lượng không cần oxy thì axit lactic sẽ vượt quá mức khiến cho bạn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động tức thời trong một khoảng thời gian ngắn.
Các rối loạn điện giải
Khi chúng ta hoạt động quá lâu dưới điều kiện thời tiết không thuận lợi, như nắng nóng hay quá lạnh, sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước và muối khoáng, gây nên hiện tượng chuột rút vì sự lắng đọng của acid lacid trong cơ.
Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc như Statin, Prednisone hay thuốc lợi tiểu cũng làm cho cơ thể bị rối loạn điện giải và trở thành nguyên nhân cho hiện tượng chuột rút bắp chân.
Ở một số người, thiếu canxi hay thiếu kali cũng là một câu trả lời cho câu hỏi tại sao bị chuột rút bắp chân.
Phụ nữ mang thai
Ngoài hai nguyên nhân thường gặp trên thì chuột rút ở chân có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai hay người đang trong thời kỳ hành kinh.
Bởi trong thời kỳ mang thai, chân của bạn phải chịu sức nặng hơn bình thường, nên nếu thai phụ giữ nguyên tư thế đứng hoặc ngồi trong một khoảng thời gian dài thì rất dễ bị chuột rút. Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh, lưu lượng máu chảy qua cổ tử cung nhiều hơn bình thường, nên gây ra các cơn đau cơ bụng và lan dần xuống vùng đùi.
Chuột rút xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai
3. Dấu hiệu của chuột rút bắp chân là gì
Dấu hiệu nhận biết bị chuột rút khá đơn giản, bạn có thể nhìn thấy hoặc cảm thấy nó. Ở chuột rút bắp chân, bạn có thể thấy cơ bắp chân bị co rút thành một khối cơ cứng, kèm theo đó là cơn đau nhức, khó chịu lan ra từ trong cơ.
Dấu hiệu chuột rút bắp chân
Đó là những dấu hiệu cơ bản và thường gặp nhất của chuột rút bắp chân, nếu bạn có những biểu hiện khác thường đi kèm, chuột rút xảy ra thường xuyên, cơn đau kéo dài hoặc có thắc mắc thì nên tìm đến cơ sở ý tế để được thăm khám kịp thời.
4. Chuột rút bắp chân khi đang ngủ hoặc vừa thức giấc
Chuột rút bắp chân không chỉ xảy ra vào ban ngày mà còn có thể xảy ra ở một số người khi đang chìm trong giấc ngủ hoặc sáng sớm khi vừa mới ngủ dậy.
Trong lúc ngủ, sự co cơ xảy ra ở cơ bắp chân hoặc một số cơ nhỏ ở bàn chân trong lúc ngủ gây nên hiện tượng chuột rút ở chân. Khi bị chuột rút chân lúc ngủ thì cẳng chân của bạn có hiện tượng duỗi đơ và các ngón chân quặp xuống, tình trạng đó xảy ra trong một khoảng thời gian vài giây ngắn và cơn đau khó chịu sẽ kéo dài sau đó.
Nhiều người bị chuột rút khi ngủ
Hiện tượng chuột rút lúc ngủ chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi hoặc phụ nữ mang thai, nhưng không có nghĩa là nó không xảy ra ở những đối tượng khác.
Hiện nay, chưa có bất kỳ sự giải thích rõ ràng nào cho hiện tượng này nhưng nguyên nhân được tin tưởng là do mất nước trong cơ thể hoặc do bạn giữ tư thế quá lâu trong khi ngủ. Ngoài ra, cũng có rất nhiều nguyên nhân khác như do làm việc quá sức vào ban ngày, bị tổn thương vùng cơ, bị kích thích vì lạnh,...
5. Phải làm gì khi bị chuột rút bắp chân?
Khi bị chuột rút bắp chân thì bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu và có thể không thể cử động trong một vài giây đến một vài phút. Chuột rút không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn nhưng nó lại rất nguy hiểm nếu như bạn đang lái xe hoặc đang ở dưới nước. Bởi vậy, khi bị chuột rút các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
Matxa nhẹ nhàng đúng động tác để thoát khỏi chuột rút
-
Duỗi thẳng cơ theo hai chiều đối ngược, từ từ kéo đầu ngón chân và bàn chân hướng lên phí trần nhà và hướng về phía đầu gối. Áp dụng phương pháp khi bạn bị co rút cơ bắp chân.
-
Đối với cơ rút cơ đùi, bạn hãy nhờ người xung quanh kéo thẳng chân ra và ấn đầu gối xuống.
-
Đối với một số trường hợp nặng hơn, bạn nên thông qua chỉ dẫn của bác sĩ để sử dụng vitamin E, thuốc thư giãn cơ,... để thoát khỏi hiện tượng chuột rút.
-
Trường hợp bạn bị chuột rút lúc ngủ, bạn không nên quá hốt hoảng. Hãy bình tĩnh ngồi dậy và mát xa nhẹ cơ bắp chân trong vòng 1 phút để cơ được thư giãn. Sau đó, dùng ngón tay day hai huyệt thừa sơn và thừa cân với lực từ yếu rồi mạnh dần. Với mỗi huyệt, bạn cần lặp lại trong khoảng 1 phút và cuối cùng dùng gốc bàn tay ấn vào cơ bắp chân trong 2 phút để hoàn thành quá trình mát xa cho phần bắp chân của bạn.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải thích hiện tượng chuột rút bắp chân. Tình trạng này tương đối phổ biến và bạn có thể phòng tránh bằng cách bổ sung nước, muối khoáng và duy trì chế độ sinh hoạt, luyện tập phù hợp. Ngoài ra, tuy không gây nguy hiểm nhưng bản thân mỗi người cần chú ý đến hiện tượng chuột rút và tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám nếu tái diễn thường xuyên.