Chuột rút là hiện tượng dễ gặp phải trong quá trình hoạt động thể thao hoặc vận động mạnh. Vậy chuột rút có gây nguy hiểm không, tại sao hay bị chuột rút, mẹo chữa chuột rút nào hiệu quả? Ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về vấn đề này.
04/12/2020 | Lý giải nguyên nhân chuột rút và nên làm gì khi bị chuột rút? 04/12/2020 | Người bị chuột rút thiếu chất gì và cách khắc phục hiệu quả 03/12/2020 | Chuột rút bắp chân ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục
1. Tìm hiểu về chứng chuột rút
chuột rút còn được gọi bằng tên khác là vọp bẻ. Biểu hiện cơn đau do chuột rút là sự co rút cơ một cách đột ngột, lúc này người bệnh sẽ khó khăn trong việc di chuyển hoặc không thể cử động trong một vài phút. Chuột rút xảy ra gây cảm giác đau thắt cơ ở các cơ bàn tay, bàn chân, bắp chân, vùng hông, đùi và cơ bụng.
Chuột rút tạo nên các cơn đau nhất thời tại các bắp cơ
Nguyên nhân bị chuột rút đơn giản là do cơ thể vận động quá sức và vận động trong thời tiết nóng lâu khiến mồ hôi toát ra quá nhiều. Vận động viên là đối tượng hay gặp phải hiện tượng này.
Tuy nhiên theo khoa học, có hai nguyên nhân gây chuột rút thường gặp là: cơ thể thiếu oxy ở cơ hoặc thiếu chất điện giải. Ngoài ra, khi sức khỏe bị yếu hoặc cơ thể bị ngộ độc cũng có thể là nguyên nhân của bệnh.
Chuột rút có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng phổ biến hơn vào ban đêm, chuột rút tạo nên những cơn đau thắt đột ngột ở bắp chân trong khi ngủ hoặc lúc vừa thức giấc.
Lưu ý với những trường hợp chuột rút liên tục vào ban đêm, vì đó là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm tắc động mạch chi mạn tính. Trường hợp này để đảm bảo an toàn bạn hãy đến thăm khám và để bác sĩ tư vấn chữa trị, không nên chủ quan vì sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
2. Những yếu tố gây bệnh chuột rút
Chuột rút không giới hạn độ tuổi mắc phải mà tùy vào tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống và hoạt động thể dục sẽ tác động đến khả năng mắc bệnh. Để có thể đề phòng bệnh xảy ra, bạn có kiểm soát bản thân tránh xa các yếu tố gây bệnh. Vậy tại sao lại bị chuột rút? yếu tố nào gây bệnh chuột rút? chúng ta hãy cùng giải đáp những vấn đề này ngay sau đây.
Những yếu tố hình thành bệnh chuột rút có thể là:
-
Cơ thể mất nước: khi vận động liên tục trong thời gian dài, đặc biệt là dưới thời tiết nắng nóng, cơ thể sẽ có hiện tượng mất nước. Vận động viên sẽ gặp phải trường hợp này thường xuyên.
-
Tuổi tác: những người lớn tuổi sẽ tăng khả năng bị chuột rút, vì người già sẽ bị mất đi một phần cơ bắp khiến các cơ còn lại làm việc quá sức gây chuột rút.
-
Thời kỳ mang thai: vào tháng thứ sáu của thai kỳ sẽ là thời điểm chuột rút xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ. Nguyên nhân là cơ thể bị thiếu một số chất như: photpho, calcium,magie,.... Bên cạnh đó, khi thai nhi phát triển to hơn sẽ làm dây chằng tử cung và các cơ khu vực này bị giãn ra, các mạch máu ở chân sẽ bị chèn ép. Vì thế khi thai phụ nằm ngủ hoặc ngồi lâu thì sẽ gặp phải hiện tượng căng cơ chuột rút chân, đặc biệt là vào ban đêm.
Chuột rút xảy ra khi mang thai sẽ tự khỏi sau sinh
Ngoài ra, những người mắc các vấn đề về sức khỏe như: tiểu đường, suy gan, các bệnh về thần kinh, thiếu máu, rối loạn tuyến giáp,... cũng có khả năng bị co cơ thường xuyên.
Chuột rút có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào và nguy hiểm hơn nếu rơi vào thời điểm đang chạy bộ, bơi lội hoặc đang lái xe. Nếu bạn bị chuột rút thì có thể áp dụng những mẹo chữa chuột rút ngay lập tức sau:
-
Cách chữa chuột rút bắp chân: duỗi cơ về phía ngược lại (ví dụ căng cơ trước thì co chân về sau), sau đó từ từ kéo giãn từng đầu ngón chân hướng lên trần nhà.
-
Cách chữa chuột rút bắp đùi: trường hợp căng cơ bắp đùi thì bạn nên nhờ sự trợ giúp của một người khác, kéo chân duỗi thẳng và ấn đầu gối.
-
Cách chữa chuột rút cơ xương sườn: xoa đều và nhẹ nhàng bắp thịt quanh ngực, đồng thời hít thở sâu và thả lỏng người, từ từ máu sẽ lưu thông bình thường trở lại.
-
Xoa bóp nhẹ lên vùng bị đau tê, chườm lạnh hoặc chườm nóng tại vị trí cơ bị căng. Lưu ý không chườm trực tiếp đá lạnh hoặc đổ nước nóng lên da mà phải ngăn cách bởi 1 lớp vải. Sau khi chườm thì vận động nhẹ nhàng để máu được lưu thông.
Chuẩn bị chườm nóng hay lạnh bằng túi chườm y tế sẽ tốt hơn
Bên cạnh những biện pháp hỗ trợ tức thì như trên, để chuột rút không trở lại bạn cũng có thể sử dụng các mẹo chữa chuột rút có hiệu quả lâu dài như:
-
Tập các bài tập: đối với chuột rút chân bạn có thể thực hiện bài tập đứng thẳng bằng nửa bàn chân trước, từ từ nhón gót chân sau đó hạ gót chân không chạm đất, giữ trong một vài giây rồi lặp lại động tác nhón gót. Làm động tác này một vài lần mỗi ngày có thể hạn chế co thắt cơ ở bắp chân.
-
Sử dụng thuốc hỗ trợ: các loại thuốc bổ sung Vitamin E, thư giãn cơ,... có thể giúp điều trị chuột rút. Tuy nhiên một số loại thuốc giãn cơ chỉ nên được sử dụng đối với những trường hợp chuột rút liên tục trong thời gian dài.
4. Phòng tránh chuột rút như thế nào?
Khi cơ bắp bạn bị chuột rút, cơn đau căng cơ có thể khiến bạn đau đớn và làm gián đoạn thời gian làm việc của bạn. Nếu trường hợp bạn là vận động viên thì chuột rút sẽ ảnh hưởng đến kết quả thành tích của bạn. Vậy để đề phòng hiện tượng chuột rút, bạn có thể sử dụng các biện pháp sau đây:
-
Khởi động cơ thể bằng các động tác đơn giản để lưu thông và tuần hoàn máu trước và sau khi chơi thể thao.
-
Uống nhiều nước trong quá trình tập luyện hoặc vận động, đặc biệt là trong những ngày thời tiết nắng nóng.
Nên chuẩn bị một bình nước cá nhân trong quá trình tập thể thao
-
Tắm nước nóng giúp máu lưu thông đến cơ bắp dễ dàng hơn. Không nên tắm nước lạnh ngay khi vừa tập luyện hay làm những công việc vận động mạnh xong.
-
Thả lỏng cơ thể và giãn cơ nhẹ nhàng trước khi ngủ.
-
Không nên mang giày chật hoặc đi gót cao. Thay vào đó, nên đi tất đàn hồi để tránh các dây tĩnh mạch chân bị chèn ép.
-
Trị liệu bằng mát xa: có thể giảm khả năng bị chuột rút bằng cách mát xa cơ thông qua máy móc hỗ trợ mát xa hoặc đến các spa thư giãn.
-
Bổ sung đầy đủ các chất khoáng, muối khoáng. các chất điện giải cho cơ thể.
Chuột rút thông thường sẽ không nguy hiểm, thế nhưng nếu nó diễn ra thường xuyên thì sẽ gây bất tiện cho người bệnh. Bên cạnh đó, chuột rút đôi khi cũng là dấu hiệu của một vài căn bệnh khác nữa vì thế hãy để ý và cẩn trọng khi bạn bị chuột rút thường xuyên.
Trên đây là những thông tin giúp độc giả giải đáp thắc mắc về các câu hỏi chuột rút có gây nguy hiểm không? Tại sao hay bị chuột rút? Mẹo chữa chuột rút nào hiệu quả? Hi vọng bạn đã có được những kiến thức bổ ích về căn bệnh này. Trong trường hợp bạn đang rơi vào tình trạng chuột rút liên tục về đêm thì để đảm bảo an toàn bạn có thể đến thăm khám và nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc đặt lịch khám trước qua Hotline: 1900 56 56 56.