Dùng chỉ nha khoa có làm thưa răng không bạn có biết? | Medlatec

Dùng chỉ nha khoa có làm thưa răng không bạn có biết?

Dùng chỉ nha khoa là một trong những biện pháp vệ sinh răng miệng đơn giản nhưng hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người còn e ngại sử dụng chỉ nha khoa vì cho rằng nếu dùng thường xuyên trong thời gian dài có thể dẫn tới thưa răng và nhiều vấn đề răng miệng khác. Vậy dùng chỉ nha khoa có làm thưa răng không?


04/01/2022 | Thắc mắc của nhiều người: Có nên nhổ 4 răng khôn cùng lúc không?
25/12/2021 | Băn khoăn của cha mẹ: trẻ thay răng sớm có sao không?
23/12/2021 | Chụp x quang răng là gì? Chụp x quang răng ở đâu?

1. Dùng chỉ nha khoa có phải là biện pháp vệ sinh răng miệng tốt?

Ở nước ngoài, dùng chỉ nha khoa là biện pháp vệ sinh răng miệng phổ biến song tại Việt Nam còn ít được sử dụng hơn so với biện pháp khác. Các biện pháp vệ sinh răng miệng khác phổ biến hơn ở nước ta như: đánh răng, dùng tăm xỉa răng, súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng,… Mỗi phương pháp vệ sinh răng miệng đều có ưu nhược điểm riêng, nhiều người kết hợp nhiều phương pháp vệ sinh để đạt hiệu quả tốt hơn.

Dùng chỉ nha khoa thường dùng để vệ sinh kẽ răng

Dùng chỉ nha khoa thường dùng để vệ sinh kẽ răng

Mục tiêu của việc vệ sinh răng miệng là loại bỏ mảng bám thức ăn bám trên răng, đặc biệt là các kẽ răng. Cùng với đó là tiêu diệt vi khuẩn để tránh nhiễm trùng hay sâu răng. Dù sử dụng chỉ nha khoa hay biện pháp vệ sinh răng miệng nào khác cũng đều hướng đến mục tiêu này.

Hiệp hội Nha khoa Hoa kỳ đã công bố, sử dụng chỉ nha khoa là biện pháp hiệu quả để làm sạch răng, chăm sóc và bảo vệ răng, nướu của bạn. Thông qua việc vệ sinh kẽ răng sạch sẽ, sử dụng chỉ nha khoa có tác dụng loại bỏ mảng bám, đẩy lùi sự phát triển của vi khuẩn hiệu quả. Nhờ vậy mà răng miệng luôn được sạch sẽ, hạn chế tối đa nguy cơ dẫn đến viêm nướu hay các bệnh nha chu khác.

Đánh răng thường không loại bỏ được hoàn toàn cặn thức ăn bám ở kẽ răng

Đánh răng thường không loại bỏ được hoàn toàn cặn thức ăn bám ở kẽ răng

Đánh răng đôi khi không loại bỏ được hoàn toàn thức ăn thừa bám ở kẽ răng, ở nước ta thường dùng tăm xỉa cho mục đích này. Song các chuyên gia cho biết, thay vì dùng tăm xỉa, nên sử dụng chỉ nha khoa bởi tăm cứng sẽ gây tổn thương nhiều đến răng và mô mềm. Sử dụng tăm thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng, kẽ răng thưa,…

Trong khi đó, chỉ nha khoa có cấu trúc mềm, mảnh và dai có thể len lỏi vào ngóc ngách của răng tốt hơn, cũng ít gây tổn thương nướu răng. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thay vì dùng tăm xỉa như nhiều người vẫn làm. 

2. Bác sĩ Nha khoa tư vấn: dùng chỉ nha khoa có làm thưa răng?

Do chỉ nha khoa len lỏi vào các kẽ răng để loại bỏ mảng bám thức ăn thừa nên khi sử dụng trong thời gian dài, nhiều người lo lắng việc này sẽ làm thưa kẽ răng. Về vấn đề này, các chuyên gia nha khoa cho biết, nếu sử dụng chỉ nha khoa đúng cách, đúng loại sẽ không làm thưa răng. Trong khi đó, dùng tăm xỉa răng hàng ngày mới là nguyên nhân dễ gây thưa răng, đặc biệt là hở kẽ chân răng.

Tuy nhiên thực tế, nhiều người sử dụng chỉ nha khoa vẫn gặp tình trạng thưa kẽ răng, chảy máu chân răng,… do những nguyên nhân như:

Dùng chỉ nha khoa kích thước lớn, chất lượng không đảm bảo sẽ khiến răng bị thưa sau một thời gian dài sử dụng.

Dùng chỉ nha khoa không phù hợp có thể gây thưa răng

Dùng chỉ nha khoa không phù hợp có thể gây thưa răng

Lựa chọn chỉ nha khoa phù hợp còn phụ thuộc vào khoảng cách thực tế giữa các răng của bạn, cụ thể như sau:

  • Với những bạn có hàm răng khít, không gian giữa các răng chật hẹp, nên chọn loại chỉ nha khoa không sáp hoặc Superfloss.

  • Với những bạn có hàm răng với nhiều khoảng trống rộng, phẳng thì sử dụng chỉ nha khoa loại Dental Tape có độ che phủ tốt là phù hợp, vừa làm sạch hiệu quả vừa không gây thưa răng.

  • Với những bạn đeo mắc cài niềng răng hoặc làm cầu răng thì nên chọn loại chỉ nha khoa chuyên dụng, mỏng, mịn, nhẹ để sử dụng. Ngoài ra có thể tham khảo biện pháp làm sạch răng và dụng cụ cài răng hiệu quả hơn như dùng tăm nước,…

Đặc điểm nhận biết việc sử dụng chỉ nha khoa đang không đúng kích thước là bạn rất khó để đưa chỉ vào các kẽ răng, mỗi lần phải dùng lực mạnh và cũng làm tổn thương nướu, thậm chí gây chảy máu nướu.

Tần suất sử dụng chỉ nha khoa quá nhiều

Mặc dù chưa có nghiên cứu đưa ra kết luận chính xác sử dụng chỉ nha khoa bao nhiêu lần mỗi ngày sẽ dẫn đến thưa răng song tần suất phù hợp được khuyến cáo là 1 lần/ngày. Với người thường xuyên bị kẹt thức ăn trong kẽ răng, tần suất sử dụng tối đa là 3 lần/ngày.

Không nên dùng chỉ nha khoa quá nhiều lần mỗi ngày

Không nên dùng chỉ nha khoa quá nhiều lần mỗi ngày

Việc sử dụng chỉ nha khoa quá nhiều lần trong ngày không có nhiều lợi ích trong loại bỏ vi khuẩn và mảng bám hơn so với sử dụng chỉ nha khoa tần suất ít hơn. Hơn nữa, điều này còn dẫn đến những tổn thương mô nướu nghiêm trọng, thậm chí khiến chân răng lộ và các bệnh lý nha chu nghiêm trọng hơn.

Dùng chỉ nha khoa quá mạnh

Ngoài nguyên nhân do kích thước chỉ nha khoa không phù hợp với kẽ răng, tình trạng thưa răng khi sử dụng còn do dùng lực khi vệ sinh răng quá lớn. Điều này khiến chỉ nha khoa va chạm làm tổn thương nướu, lâu dần có thể tạo nên khe hở ở nướu, ma sát làm mòn men răng. Hậu quả là chân răng, vị trí gần khe răng trở nên yếu hơn, mòn đi và thưa nhau hơn.

Cách vệ sinh răng với chỉ nha khoa đúng là đưa chỉ nhẹ nhàng vào các kẽ răng, động tác nhẹ nhàng, từ tốn, lấy triệt để và không làm tổn thương nướu răng.

Như vậy, dùng chỉ nha khoa không đúng cách và đúng sản phẩm chất lượng hoàn toàn có thể gây thưa răng. Song đây vẫn là biện pháp vệ sinh răng miệng đem lại hiệu quả tốt, do đó nên sử dụng chỉ nha khoa đúng cách để vừa đảm bảo răng miệng sạch sẽ vừa không gây thưa răng ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Dùng chỉ nha khoa sẽ không gây thưa răng

Dùng chỉ nha khoa sẽ không gây thưa răng

Như vậy dùng chỉ nha khoa có làm thưa răng không còn tùy từng trường hợp. Nếu sử dụng đúng cách thì cách vệ sinh răng miệng này không gây thưa răng, hơn nữa còn giúp răng miệng sạch sẽ hơn. Tuy nhiên rất nhiều người đang sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách dẫn đến tình trạng thưa răng, mòn chân răng và tổn thương nướu răng. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ hướng dẫn và sử dụng chỉ nha khoa hiệu quả, nếu gặp khó khăn hãy liên hệ với nha sĩ để được hỗ trợ. 

Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, liên hệ với MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh các loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải. Tuy không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai cắn, giao tiếp hàng ngày. Do đó để nhanh chóng loại bỏ những nốt nhiệt miệng khó chịu này, cách tốt nhất đó là sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng. 
Ngày 15/06/2023

Giải phẫu răng sữa - Tầm quan trọng của răng sữa đối với trẻ

Tìm hiểu giải phẫu răng sữa và tầm quan trọng của chúng đối với trẻ là việc làm cần thiết đối với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Răng sữa là răng tạm thời mọc khi trẻ còn nhỏ và sẽ được thay thế khi lớn nên đôi khi các bậc phụ huynh cho rằng chúng không quá quan trọng. Tuy nhiên, răng sữa lại đóng một vai trò đặc biệt đối với sức khỏe răng miệng. 
Ngày 13/06/2023

Torus hàm trên - Những thông tin cần biết

Torus hàm trên là tình trạng xương phát triển bất thường trong vòm họng, hầu hết là lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp lồi xương hàm trên cần phải can thiệp y khoa để tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Tìm hiểu về những thông tin liên quan đến tình trạng này để có biện pháp xử lý đúng cách và an toàn nếu xuất hiện torus.
Ngày 09/06/2023

Tìm hiểu về xương hàm trên giải phẫu

Hàm trên là một xương chẵn, tham gia vào xương mặt, đây là xương lớn nhất trong xương mặt. Xương hàm trên chứa các răng hàm trên và tham gia vào cấu tạo thành khoang mũi, hốc mắt và khoang miệng. Bài viết sau cung cấp các thông tin về giải phẫu xương hàm trên.
Ngày 11/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp