Thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát, trong đó có tay chân miệng - bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Vậy, những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng là gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để biết cách phát hiện sớm bệnh, từ đó đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.
11/06/2021 | Phân biệt bệnh Sởi và Tay chân miệng - Cha mẹ chớ bỏ qua 18/05/2021 | Đặc điểm bệnh tay chân miệng ở người lớn ít người nhận biết 17/05/2021 | Giải đáp: Người lớn có thể lây tay chân miệng ở trẻ không?
1. Bệnh tay chân miệng là gì?
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, chủ yếu từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12. Ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh, trong đó trẻ em ở độ tuổi từ 1 - 5 là đối tượng phổ biến nhất. Bởi vì ở giai đoạn này sức đề kháng của trẻ còn yếu, không đủ sức để chống lại sự tấn công của mầm bệnh.
Phần lớn trẻ bị tay chân miệng đều xuất hiện triệu chứng nhẹ và sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bệnh tiến triển nặng chỉ trong thời gian ngắn khiến trẻ có nguy cơ bị suy hô hấp. Vì vậy bố mẹ không nên chủ quan chú ý chữa trị bệnh kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh, trong đó trẻ em ở độ tuổi từ 1 - 5 là đối tượng phổ biến nhất
Trước khi nắm được những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và các con đường lây bệnh.
Nguyên nhân:
Thủ phạm dẫn đến bệnh tay chân miệng là virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 - nhóm virus đường ruột gây nên. Được biết, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng ở mức nhẹ và có khả năng tự khỏi nếu bị nhiễm loại virus Coxsackievirus A16. Ngược lại khi nhiễm phải Enterovirus 71 thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, dễ dẫn đến biến chứng thậm chí là tử vong.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ cư trú ở niêm mạc má và niêm mạc ruột, rồi đi đến các hạch bạch huyết gần đó. Chúng đi vào máu gây nhiễm trùng máu và cuối cùng tồn tại ở niêm mạc miệng và da gây ra các biểu hiện bệnh đặc trưng như: sốt, nổi mụn nước,…
Virus gây bệnh tồn tại ở niêm mạc miệng và da gây ra các biểu hiện bệnh đặc trưng như: sốt, nổi mụn nước,…
Con đường lây bệnh:
Ở tuần đầu tiên, virus trong cơ thể người bệnh được phát tán ra ngoài môi trường, đến vài tuần sau chúng tồn tại nhiều trong phân và nước bọt. Do đó, trẻ sẽ bị tay chân miệng nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cụ thể là:
-
Hít hoặc nuốt phải nước bọt bắn ra khi người bệnh.
-
Chạm tay vào dịch mụn nước, khi mụn nước bị vỡ ra.
-
Dùng chung vật dụng của người bệnh, trên bề mặt các đồ vật này có thể chứa virus nên trẻ sẽ dễ mắc bệnh nếu không rửa tay sạch sẽ mà đưa lên mắt mũi miệng.
2. Những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng
Khi nắm vững những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng, bạn sẽ sớm phát hiện bệnh, sau đó đưa ra các biện pháp chữa trị hiệu quả. Bệnh tiến triển theo 4 giai đoạn, đối với mỗi giai đoạn sẽ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như:
- Giai đoạn ủ bệnh:
Sau khi nhiễm virus, cơ thể sẽ ủ bệnh trong khoảng 3 - 7 ngày. Ở giai đoạn này, trẻ vẫn bình thường chưa có biểu hiện bất thường nào.
- Giai đoạn khởi phát:
Tiếp theo là giai đoạn khởi phát kéo dài từ 1 - 2 ngày, đi kèm với các triệu chứng thường gặp ở trẻ như: mệt mỏi, hạch dưới hàm sưng, đau họng, sốt, chán ăn, tiêu chảy,…
- Giai đoạn toàn phát:
Ở giai đoạn toàn phát, bệnh bắt đầu có những biểu hiện rõ ràng với triệu chứng điển hình kéo dài từ 3 - 10 ngày như:
-
Toàn thân phát ban dạng mụn nước: Ban đầu, trên bề mặt da lòng bàn tay, bàn chân, miệng hoặc mông chỉ xuất hiện các nốt ban có màu hồng. Sau đó nốt ban to dần, chứa đầy dịch và trở thành bọng nước gây cảm giác đau.
-
Niêm mạc miệng, lưỡi bị nổi mụn nước, sau khi vỡ tạo thành vết loét đỏ khiến trẻ bị đau miệng, dẫn đến bỏ bú, chán ăn.
-
Trẻ bị sốt nhẹ, quấy khóc,…
Ban đầu, trên bề mặt da lòng bàn tay, bàn chân, miệng hoặc mông chỉ xuất hiện các nốt ban có màu hồng
- Giai đoạn lui bệnh:
Sau 7 - 10 ngày kể từ khi bệnh khởi phát, trẻ bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Trong trường hợp sốt cao trên 39oC, trẻ sẽ xuất hiện các biến chứng về thần kinh như: thở mệt, hay giật mình khi ngủ, co giật, suy hô hấp, tím tái, nặng hơn có thể là hôn mê. Lúc này bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh biến chứng trở nặng gây viêm não, viêm cơ tim, liệt chi,…
Ngoài ra, tay chân miệng còn ảnh hưởng đến quá trình mang thai gây sảy thai, thai chết lưu,… Do đó mẹ bầu nên cẩn thận khi tiếp xúc với người bệnh.
3. Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng
Bệnh hiện chưa có thuốc chữa trị nên khi xuất hiện những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng, bạn nên đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn về cách chăm sóc.
Lúc này, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn các biện pháp điều trị nhằm hạn chế xảy ra biến chứng như:
-
Sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol khi trẻ sốt cao trên 380C.
-
Nếu các vết loét ở miệng gây đau khiến trẻ bỏ bú, khó ăn uống thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như: Ibuprofen, hay thuốc xịt gây tê.
-
Mụn nước ngoài da thường gây ngứa, do đó bạn nên để ý cho trẻ gãi, cào làm vỡ mụn nước gây nhiễm trùng.
-
Nên tắm rửa cho trẻ hàng ngày bằng nước sạch hoặc nước lá chè, lá trầu,… đồng thời bôi lên da các dung dịch sát khuẩn tránh gây bội nhiễm.
-
Cho trẻ súc miệng bằng nước muối.
-
Cách ly trẻ tại nhà, không cho trẻ đến trường hay các nơi công cộng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
-
Rửa tay khi chế biến thức ăn, trước lúc bế ẵm và sau khi cho trẻ đi vệ sinh.
-
Vệ sinh nhà cửa, lau sạch bề mặt đồ chơi, vật dụng cá nhân của trẻ.
Bạn nên rửa tay khi chế biến thức ăn, trước lúc bế ẵm và sau khi cho trẻ đi vệ sinh để tránh hiện tượng bội nhiễm
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì:
Mụn nước mọc ở miệng khiến trẻ khó chịu, bỏ ăn vì vậy bạn nên cho trẻ ăn đồ mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như: cháo, súp,… Đồng thời bổ sung các loại thực phẩm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và hồi phục nhanh chóng như: trứng, đậu hũ, khoai tây, dưa hấu, đu đủ,…
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã nắm được những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng. Trong quá trình chăm sóc nếu trẻ có biểu hiện bất thường như: sốt cao, co giật,… bạn nên nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám chữa trị kịp thời.
Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh cho trẻ em uy tín tại Hà Nội. Chuyên khoa quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ đầu ngành giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm và đặc biệt thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại,... sẽ đảm bảo kết quả có được nhanh chóng và chính xác. Vì thế, khi cho con thăm khám tại đây, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
Để liên hệ đặt lịch, bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 1900 56 56 56, hoặc truy cập website: medlatec.vn.