Đột quỵ xảy ra do sự gián đoạn lưu lượng máu đến não (mạch máu bị tắc hoặc vỡ), tình trạng này sau đó gây ra một số dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng như: giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nuốt,... Bài viết sau sẽ đưa ra 5 dấu hiệu đột quỵ cần lưu ý để bạn đọc nắm bắt và kịp thời xử lý.
06/01/2023 | Ý nghĩa của chụp MRI trong ngăn ngừa đột quỵ 21/11/2022 | Tầm soát đột quỵ: Chủ động ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm 14/11/2022 | Đột quỵ não - Cảnh báo tình trạng cấp cứu nguy hiểm!
1. Đột quỵ là một tình trạng khẩn cấp
Đột quỵ, tên gọi khác là tai biến mạch máu não, là tình trạng máu không lưu thông ảnh hưởng đến một vùng não. Đột quỵ xảy ra sau khi tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu và gây ra cái chết của các tế bào thần kinh, khiến các tế bào này bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để thực hiện các chức năng.
Khi các tế bào thần kinh bị thiếu oxy, chúng sẽ chết và không thể tái tạo
Phân biệt hai loại đột quỵ:
-
Đột quỵ kiểu thiếu máu cục bộ (phổ biến nhất, 85% trường hợp): thường là do tắc nghẽn động mạch trong não (do cục máu đông hoặc mảng xơ vữa động mạch, sự tích tụ cholesterol trên thành động mạch). Đây được gọi là nhồi máu não, gây ra sự phá hủy một hoặc nhiều vùng não được tưới máu bởi động mạch bị ảnh hưởng.
-
Đột quỵ kiểu xuất huyết: xảy ra khi một động mạch bị vỡ trong não (xuất huyết trong não) hoặc ở ngoại vi não (xuất huyết dưới nhện). Đột quỵ xuất huyết thường do huyết áp cao gây ra, nhưng, bệnh lý này cũng có thể do vỡ phình động mạch, trường hợp một túi máu nhỏ hình thành trên động mạch bị suy yếu.
Hơn một nửa số bệnh nhân đột quỵ mắc các di chứng sau đó. Mức độ nghiêm trọng của các di chứng phụ thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng, vùng thiếu oxy càng lớn thì nguy cơ di chứng càng cao. Sau cơn đột quỵ, một số di chứng có thể xuất hiện là: khó nói hoặc viết - được gọi là chứng mất ngôn ngữ, có vấn đề về trí nhớ, sự tê liệt ít nhiều trên cơ thể,...
2. Nhận biết 5 dấu hiệu đột quỵ
Các dấu hiệu đột quỵ xuất hiện đột ngột, dữ dội và khác nhau, tùy thuộc vào vùng não và mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Dưới đây là 5 dấu hiệu đột quỵ phổ biến giúp nhận biết sớm cơn đột quỵ:
-
Yếu đột ngột của một cánh tay hoặc một chân, có thể bị tê, yếu hoặc tê liệt hoàn toàn.
-
Rối loạn phát âm (mất ngôn ngữ hoặc loạn vận ngôn).
-
Mất cảm giác ở một bộ phận cơ thể.
-
Trong một số trường hợp, tai biến mạch máu não được biểu hiện bằng sự khởi đầu đột ngột của dáng đi không ổn định, ngã, rối loạn thăng bằng hoặc chóng mặt.
Khi 1 trong 5 dấu hiệu đột quỵ nêu trên xuất hiện cần gọi cấp cứu ngay
Ngoài ra, TIA (cơn thiếu máu não thoáng qua) là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ cao trở thành nạn nhân của nhồi máu não trong vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Những biểu hiệu sức khỏe của TIA tương tự như đột quỵ, tuy nhiên các triệu chứng sẽ thuyên giảm và biến mất trong vài giờ sau đó. Trong một số trường hợp khác, đột quỵ không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể hoặc có thể nhìn thấy nào, đây được gọi là cơn đột quỵ im lặng.
3. Nên làm gì nếu xuất hiện dấu hiệu đột quỵ?
Khi phát hiện 1 trong 5 dấu hiệu đột quỵ nêu trên hay nghi ngờ bị đột quỵ, người nhà cần bình tĩnh và gọi ngay cho xe cấp cứu, vì mỗi phút trôi qua đối với bệnh nhân đột quỵ đều quan trọng. Ước tính có 2 triệu tế bào thần kinh bị phá hủy mỗi phút trong quá trình hình thành nhồi máu não. Vì thế, sự trợ giúp y tế càng bị trì hoãn lâu, số lượng tế bào bị ảnh hưởng càng nhiều và nguy cơ tử vong càng tăng. Về lâu dài, nạn nhân còn có thể bị di chứng chức năng đáng kể, đôi khi không thể phục hồi.
Lưu ý, vẫn gọi cấp cứu kể cả khi các triệu chứng có xu hướng thoái lui hoặc biến mất. Bởi vì khả năng cao trong trường hợp này, người bệnh bị thiếu máu não thoáng qua (TIA), 10 đến 20% bệnh nhân TIA bị đột quỵ trong những tháng tiếp theo.
Nên để bệnh nhân đột quỵ trong tư thế nằm
Sau đó cẩn thận đặt người bệnh nằm xuống cùng với một chiếc gối dưới đầu trong khi chờ đội ngũ y tế đến. Lưu ý không cho bệnh nhân ăn uống, và sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Ngoài ra, hãy ghi nhớ thời điểm xuất hiện các dấu hiệu đột quỵ, thu thập các đơn thuốc và kết quả xét nghiệm máu cuối cùng của người bệnh để cung cấp cho bác sĩ.
4. Các phương án điều trị cơn đột quỵ đột ngột
Trong trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ, bác sĩ thực hiện liệu pháp tiêu sợi huyết (tan cục huyết) bằng cách sử dụng thuốc qua tĩnh mạch (truyền dịch). Phương pháp điều trị này giúp làm tan cục máu đông đang cản trở lưu thông máu trong động mạch não. Phương án này chỉ có hiệu quả nếu được thực hiện trong vòng 4 đến 5 giờ kể từ khi có dấu hiệu đột quỵ đầu tiên.
Nếu cục máu đông nằm trong động mạch có đường kính lớn (hoặc sau khi điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối không thành công), có thể sử dụng phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học. Việc lấy huyết khối nên được thực hiện trong vòng 6 giờ sau đột quỵ.
Trong trường hợp đột quỵ xuất huyết (hiếm gặp hơn), việc điều trị là khẩn trương kiểm soát huyết áp. Trong một số trường hợp, điều trị bằng phẫu thuật được xem xét để loại bỏ khối máu tụ tại nguồn xuất huyết não. Đối với trường hợp TIA, bác sĩ kê toa thuốc kháng tiểu cầu để ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.
Cuối cùng, trong mọi trường hợp, hành động nhanh chóng có thể ngăn chặn tình trạng của người bệnh xấu đi.
5. Làm thế nào để giảm nguy cơ đột quỵ?
Yếu tố nguy cơ của đột quỵ là huyết áp cao, theo thời gian, có thể làm suy yếu thành của các động mạch nhỏ trong não. Để cải thiện huyết áp và hạn chế nguy cơ đột quỵ, nên giảm uống rượu, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng (không thừa muối, đường và chất béo), tập thể dục thường xuyên (ít nhất 30 phút mỗi ngày hoạt động thể chất) và để kiểm soát cân nặng.
Tập thể dục mỗi ngày và thói quen sinh hoạt khoa học giúp giảm nguy cơ đột quỵ
Đặc biệt, huyết áp nên được kiểm tra thường xuyên. Để giảm nguy cơ đột quỵ liên quan đến tăng huyết áp động mạch, việc điều trị phải được tuân thủ nghiêm ngặt đối với các bệnh nhân bị bệnh về huyết áp.
Ngoài ra, một số các biện pháp khác giúp giảm nguy cơ đột quỵ như:
-
Ngừng hút thuốc, thuốc lá có xu hướng thu hẹp đường kính của động mạch và thúc đẩy sự xuất hiện của các cục máu đông và rối loạn nhịp tim. Do đó, hút thuốc làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 2 lần.
-
Giảm mức cholesterol thông qua chế độ ăn uống, cholesterol xấu (LDL) tích tụ trên thành động mạch dưới dạng chất béo lắng đọng (mảng xơ vữa động mạch). Theo thời gian, làm giảm đường kính của động mạch và cản trở quá trình lưu thông máu (xơ vữa động mạch).
-
Kiểm soát bệnh tiểu đường, nếu bệnh tiểu đường được kiểm soát kém, lượng đường dư thừa trong máu có thể làm hỏng thành động mạch.
-
Điều trị các vấn đề về tim nếu có.
Trên đây là 5 dấu hiệu đột quỵ bạn cần lưu ý để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những di chứng về sau. Bên cạnh đó, hiện nay việc khám tầm soát nguy cơ đột quỵ là một trong những biện pháp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.
Để thăm khám, thực hiện các kiểm tra liên quan và tầm soát nguy cơ đột quỵ, bạn có thể đến các Bệnh viện, Phòng khám thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây, các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành cùng các trang thiết bị, máy móc hiện đại như máy chụp MRI, máy chụp CT, máy chụp X-quang, máy siêu âm,... sẽ giúp khách hàng chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe bản thân. Từ đó, các bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ chăm sóc, dinh dưỡng cũng như điều trị hiệu quả.
Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC hoạt động 24/7 luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng.