Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử trí khi bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ | Medlatec

Nguyên nhân biểu hiện và cách xử trí khi bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Hiện nay, đột quỵ không chỉ là bệnh thường gặp đối với người già mà ngay cả người trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ, khi bị có biểu hiện ra sao và cần xử lý như thế nào để tránh các biến chứng nguy hiểm. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ chia sẻ những thông tin liên quan giúp giải đáp thắc mắc.


04/01/2022 | Phương pháp điều trị cơn thiếu máu não thoáng qua hiệu quả
17/12/2021 | Những lưu ý chăm sóc người đột quỵ bắt buộc phải nhớ
27/11/2021 | Những biểu hiện thiếu máu cục bộ bạn nên biết

1. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là hội chứng giảm lưu thông máu não nghiêm trọng, nguyên nhân bởi động mạch bị tắc nghẽn hoặc hẹp, tình trạng này diễn ra thoáng qua hoặc kéo dài. Để có phương án điều trị phù hợp, giảm nguy cơ tái phát thì việc tìm ra nguyên nhân gây đột quỵ là rất cần thiết.

  Đột quỵ do thiếu máu cục bộ cần được cấp cứu kịp thời

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ cần được cấp cứu kịp thời

Những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ

  • Mảng xơ vữa động mạch lớn gây tác động đến động mạch dẫn đến xuất hiện huyết khối. Hậu quả là khiến tắc nghẽn mạch máu hoặc thuyên tắc một số vị trí khác.

  • Đột quỵ xảy ra ở mạch máu nhỏ, dẫn đến hậu quả là gây hiện tượng nhồi máu <1,5-cm trong mạch máu đó.

  • Huyết khối ở tim là nguyên nhân gây ra thuyên tắc mạch từ tim, ngoài ra, tình trạng này còn liên quan đến các bệnh về tim mạch như rung nhĩ, bệnh van tim do thấp, thiếu máu cục bộ, hở lỗ bầu dục.

  • Đột quỵ có nguyên nhân xác định khác, không thuộc các nguyên nhân nêu trên.

  • Đột quỵ nguyên nhân không xác định, dù đã qua các bước thăm khám kĩ càng nhưng vẫn không tìm ra lý do đột quỵ và ngày nay, những trường hợp bệnh này đang dần tăng lên.

Các yếu tố nguy cơ

Tuổi tác cao thường là nguyên nhân gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ, tuy nhiên hiện nay, các ca đột quỵ này không những đang tăng mà còn trẻ hóa dần. Dưới đây là những yếu tố có nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ này:

  • Người bệnh có tiền sử bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ và bệnh tăng huyết áp, hai yếu tố này gây nên nguy cơ cao dẫn đến những lần đột quỵ tiếp theo.

  • Bệnh tăng huyết áp.

  • Có thói quen hút thuốc lá.

  • Rung tâm nhĩ.

  • Người bệnh có mắc một số bệnh về tim mạch như bệnh van tim, hở lỗ bầu dục,…

  • Động mạch cảnh hẹp.

  • Bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu liềm.

  • Người mắc các bệnh về rối loạn mỡ máu, béo phì.

  • Người già, trên 50 tuổi, thì có nguy cơ cao hơn.   

  • Sử dụng các chất có hại cho cơ thể (rượu).

2. Những biểu hiện của đột quỵ do thiếu máu não cục bộ

Việc nhận biết các biểu hiện của đột quỵ do thiếu máu cục bộ là rất quan trọng, để từ đó có cách xử lý đúng và kịp thời, ngăn ngừa những trường hợp xấu nhất. Các triệu chứng của dạng đột quỵ này là:

  • Ở các vị trí như mặt, chân và tay, người bệnh đột ngột cảm thấy bị yếu, tê liệt, thường chỉ ở một bên cơ thể.

  • Đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, khó khăn trong việc đi lại.

  • Lú lẫn, môi lưỡi bị tê cứng khiến người bệnh giao tiếp gặp khó khăn.

  • Mắt mờ, nhìn không rõ ở một hoặc cả hai mắt.

  • Nôn mửa.

Một trong những biểu hiệu của đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Một trong những biểu hiệu của đột quỵ do thiếu máu cục bộ

3. Cách xử trí tình trạng đột quỵ bởi thiếu máu não cục bộ

Khi người bệnh có các biểu hiện như trên, người nhà nên thực hiện sơ cứu cho bệnh nhân để tránh các biến chứng về sau. Các bước sơ cứu đột quỵ là: 

  • Đầu tiên, người nhà cần gọi ngay cho xe cấp cứu 115.

  • Lưu ý đặt phần đầu và lưng nằm nghiêng khoảng 45 độ, điều này sẽ tránh trường hợp ảnh hưởng đến đường thở của người bệnh.

  • Giúp bệnh nhân điều chỉnh, nới quần áo. Nếu bị ngừng tim hãy xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân trong thời gian chờ bác sĩ đến.

  • Cần giúp bệnh nhân lấy đờm, dãi trong miệng. Khi bệnh nhân có dấu hiệu co giật, cần nhanh chóng lấy chiếc đũa và quấn lớp vải ở xung quanh đũa, sau đó đặt vào miệng của bệnh nhân để tránh cắn vào lưỡi.

  • Người nhà không nên để cho người bệnh bị té ngã.

  • Khi bị đột quỵ, không được tự điều trị bằng các biện pháp như đánh gió, châm cứu, dùng thuốc chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

  • Quan sát và theo dõi sát sao người bệnh, ghi chú lại thời gian cũng như các biểu hiện của bệnh nhân.

4. Chẩn đoán nguyên nhân và các phương pháp điều trị sau đột quỵ

Để chẩn đoán và xác định nguyên nhân chính gây đột quỵ, người nhà cần cung cấp các thông tin về tiền sử đột quỵ, các bệnh lý khác của người bệnh. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số các xét nghiệm sau: siêu âm tim, chụp CT, chụp cộng hưởng (chụp MRI),…

Chụp MRI để xác định nguyên nhân đột quỵ

Chụp MRI để xác định nguyên nhân đột quỵ

Điều trị sau đột quỵ bằng cách dùng thuốc (nhóm thuốc giúp ngăn chặn các khối máu đông, nhóm thuốc giảm lượng Cholesterol, nhóm thuốc giảm huyết áp,…), các liệu pháp vật lý, liệu pháp hướng nghiệp, liệu pháp ngôn ngữ. Lưu ý, chỉ áp dụng các phương pháp này khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

5. Các biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát

Để phòng tránh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát đột quỵ do thiếu máu cục bộ, cần lưu ý một số điều sau:

  • Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ, vì vậy, khi bệnh nhân bị bệnh về huyết áp cao, không nên chủ quan mà hãy chữa trị tận gốc. 

  • Không hút thuốc. Bởi vì tác hại của thuốc lá là tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp hai lần so với người không dùng thuốc lá.

  • Cholesterol là nguyên nhân gây nghẽn động mạch, vậy nên việc kiểm soát mức cholesterol là cần thiết để giảm nguy cơ đột quỵ.

  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý về tim mạch để tránh nguy cơ đột quỵ.

Khi huyết áp cao nên thực hiện các biện pháp hạ huyết áp để tránh đột quỵ

Khi huyết áp cao nên thực hiện các biện pháp hạ huyết áp để tránh đột quỵ

Trên đây là những thông tin cần thiết và liên quan đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Nếu có những biểu hiện trên, người bệnh nên thực hiện sơ cứu và liên hệ ngay cho bên Y tế để được cấp cứu kịp thời. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào là bệnh viện đã có trên 26 năm kinh nghiệm, với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, các thiết bị y tế được trang bị đầy đủ, tiên tiến. Vì vậy, bạn có thể đến đây để được chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan. Liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng: 1900 56 56 56 để được giới thiệu chi tiết về dịch vụ và đặt lịch thăm khám.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp