Mồ hôi chân liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó, đa số người bệnh gặp phải tình trạng này khi mắc chứng tăng tiết mồ hôi. Bài viết sau tìm hiểu rõ hơn về việc tiết mồ hôi chân nhiều so với bình thường, hướng điều trị và các biện pháp ngăn ngừa.
31/10/2022 | Những điều cần biết về tình trạng tăng tiết mồ hôi 04/10/2022 | Giải đáp thắc mắc: Điều trị viêm tuyến mồ hôi mủ bằng cách nào?
1. Mồ hôi chân liên quan đến bệnh lý nào?
Mồ hôi chân là kết quả của sự hoạt động bởi các tuyến mồ hôi nằm dưới bàn chân, điều này có thể trở thành một sự khó chịu thực sự, khi lượng mồ hôi tiết ra quá mức và lặp lại mỗi ngày.
Đổ mồ hôi là điều bình thường, thậm chí đây còn là một hiện tượng tất yếu của cơ thể. Tuyến mồ hôi eccrine và apocrine nằm ở lớp sâu, dưới bề mặt da, giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể đến 37 độ. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta dễ đổ mồ hôi ở bàn chân, bàn tay, bẹn, nách và trán, mà do các tuyến eccrine tập trung ở các vị trí đó. Các tuyến mồ hôi được kết nối với hệ thần kinh, kích hoạt bởi các tác động như: cảm xúc mạnh, lo lắng, căng thẳng hoặc trong trường hợp bàn chân bị nóng (chẳng hạn như hoạt động thể chất).
Mùi hôi từ đâu ra?
Mùi hôi đôi khi có thể xuất hiện khi bạn đổ mồ hôi, nhưng, nguyên nhân chính không phải do mồ hôi. Bởi vì, mùi hôi được sinh ra bởi vi khuẩn hiện diện trên bề mặt da, những vi khuẩn này tiêu thụ mồ hôi và tạo ra mùi.
Mồ hôi chân là một bất tiện trong cuộc sống hàng ngày
Đổ mồ hôi chân quá nhiều
Mồ hôi chân là hoàn toàn bình thường, nhưng khi mồ hôi ra quá nhiều, nó có thể trở thành nguồn gốc gây khó chịu. Trong y học, chứng đổ mồ hôi quá nhiều được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi, bệnh có thể ảnh hưởng đến các vùng khác nhau của cơ thể, bao gồm cả bàn chân. Đổ mồ hôi quá nhiều ở bàn chân, được đặc trưng bởi các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức.
Ngoài ra, việc ra mồ hôi chân nhiều cũng liên quan đến một số bệnh lý khác như: một số hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết trong cơ thể bị thiếu, bệnh cường giáp, u tuyến yên, lao phổi, nhiễm độc,… hay thậm chí là ung thư máu.
2. Những biểu hiện sức khỏe của bệnh tăng tiết mồ hôi gây mồ hôi chân nhiều
Những biểu hiện sức khỏe của bệnh tăng tiết mồ hôi như đỏ mặt, đổ mồ hôi tay. Đối với bàn chân: trở nên nóng, đổ mồ hôi, đặc biệt là ở lòng bàn chân và giữa các ngón chân và có thể xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Tăng tiết mồ hôi không chỉ biểu hiện ở mồ hôi chân mà còn là mồ hôi tay
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của mồ hôi chân
Một số yếu tố có thể gây ra mồ hôi chân quá nhiều: di truyền, thừa cân hoặc sự khác biệt về chế độ ăn uống, căng thẳng hoặc lo lắng dữ dội, rối loạn chức năng nội tiết tố,… Một số yếu tố khác cũng có thể tạo ra mồ hôi nhiều ở bàn chân: gắng sức, đi giày kín,…
3. Hướng điều trị đối với bệnh nhân mắc chứng tăng tiết mồ hôi
Có nhiều hướng điều trị đối với bệnh nhân mắc chứng tăng tiết mồ hôi, việc áp dụng phương án nào phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe riêng của bệnh nhân và nguyên nhân chính gây bệnh.
Sử dụng thuốc trong điều trị tăng tiết mồ hôi
Sử dụng thuốc là hướng điều trị đối với những bệnh nhân ở mức độ nhẹ, bệnh được phát hiện sớm, kịp thời. Những loại thuốc dùng để điều trị chứng tăng tiết mồ hôi bao gồm: thuốc chống giao cảm (Propranolol SR, Propantheline bromua,…) hay những chất có khả năng chống sự bài tiết mồ hôi (Drysol, Mitchum Clear Gel Sport,…).
Chuyển ion
Phương pháp chuyển ion được thực hiện sau khi bệnh nhân điều trị bằng thuốc nhưng tình trạng bệnh vẫn tiến triển và không có dấu hiệu chấm dứt. Chuyển ion như sau: áp 1 một dòng điện cường độ thấp áp vào lòng bàn tay, bàn chân người bệnh (không áp dụng với các vị trí khác như nách, mặt).
Phẫu thuật nội soi nhằm cắt dây thần kinh giao cảm, đây là phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh nhân mắc bệnh tăng tiết mồ hôi từ 18 tuổi trở lên. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng phổ biến và mang lại nhiều chuyển biến tốt cho người bệnh.
Phẫu thuật nội soi nhằm cắt dây thần kinh giao cảm cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên
Tiêm Botulinum
Tiêm Botulinum ở nách, lòng bàn tay, với mục đích tác động lên chất dẫn truyền thần kinh, gây tê liệt dây giao cảm tiết mồ hôi, nhờ vậy mà các triệu chứng của bệnh tăng tiết mồ hôi dần chấm dứt. Tuy nhiên, cần phải tiêm hai lần/năm để tránh sự tái phát bệnh, vì thuốc chỉ mang tính tạm thời trong một khoảng thời gian và không có tác dụng lâu dài.
4. Những biện pháp giúp ngăn chặn mồ hôi chân
Dưới đây là một số mẹo giúp ngăn chặn và phòng tránh đổ mồ hôi chân tiết quá nhiều:
-
Tránh mang những đôi giày mà bên trong làm bằng vật liệu tổng hợp.
-
Ưu tiên mang tất với chất liệu là sợi tự nhiên.
-
Tránh đi giày quá chật khiến bàn chân và ngón chân bị khó chịu.
-
Thay giày thường xuyên và tất mỗi ngày, điều này giúp thông thoáng, ngăn chặn mùi hôi và đặc biệt là sự phát triển của vi khuẩn.
-
Đối với các vận động viên, nên sử dụng các loại tất có sợi được xử lý đặc biệt, giúp thoát mồ hôi, bằng cách giữ cho bàn chân khô ráo và tránh hình thành mùi hôi nhờ được xử lý diệt khuẩn.
Ngoài ra, có thể áp dụng một số biện pháp nhằm hạn chế mồ hôi chân như sau:
-
Trà: hãy ngâm chân bằng trà, trà có nhiều lợi ích, bao gồm cả việc giải phóng axit tannic, là giải pháp lý tưởng để hạn chế mồ hôi.
-
Phấn rôm em bé với công dụng là hút ẩm, kiềm dầu, khử mùi, an toàn với mọi làn da, là một giải pháp giúp khắc phục mồ hôi chân, tay.
Dùng phấn rôm để giảm tiết mồ hôi ở các vị trí trên cơ thể
-
Giấm táo: hạn chế dầu thừa và mồ hôi ở tay chân, trộn giấm táo với nước để ngâm tay, chân 2 lần mỗi ngày, sau đó rửa sạch.
-
Lên thực đơn dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh: cần bổ sung Magie, Vitamin B vào mỗi bữa ăn hằng ngày, hạn chế ăn thức ăn cay nóng, chế biến sẵn.
Trên đây là những thông tin cần thiết về tình trạng tiết mồ hôi chân nhiều so với bình thường, hướng điều trị và các biện pháp ngăn ngừa. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình gặp phải những triệu chứng nêu trên, hãy đến trực tiếp Bệnh viện, Phòng khám thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám và có phương án điều trị thích hợp.
Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với số tổng đài sau: 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp.