Khi nào cần điều trị phình giáp và phương pháp nào hiệu quả? | Medlatec

Khi nào cần điều trị phình giáp và phương pháp nào hiệu quả?

Những dấu hiệu bất thường của tuyến giáp nói chung và phình giáp nói riêng đã và đang trở thành nỗi lo của rất nhiều người. Tùy vào kích thước, sự phát triển của tuyến giáp mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị khác nhau. Vậy khi nào cần điều trị phình giáp và phương pháp điều trị ra sao? Chắc chắn những thông tin mà Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ dưới đây sẽ hữu ích đối với bạn!


16/12/2021 | Giải đáp: Sinh thiết tuyến giáp bao lâu thì có kết quả?
02/12/2021 | Tìm hiểu về các bệnh tuyến giáp thường gặp ở con người
16/11/2021 | Nhận biết dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu để đối phó kịp thời

1. Hiểu đúng về tình trạng phình giáp 

Tuyến giáp có lẽ là cơ quan nội tiết đã quá quen thuộc với mỗi người. Vị trí của chúng nằm ở giữa vùng cổ trước, hình cánh bướm và được cấu tạo bởi hai thùy trái và phải do eo tuyến giáp nối liền. 

Không chỉ có chức năng chính là sản xuất hormone, tuyến giáp còn đảm nhiệm vai trò như một chất dẫn truyền và hoạt động của các tế bào, các mô trong cơ thể đều sẽ phụ thuộc vào cơ quan này. 

Bởi vì mang trong mình nhiều trọng trách như vậy nên tuyến giáp cũng rất dễ “mắc bệnh” nếu không được chăm sóc đúng cách. Trong đó, phình giáp là bệnh lý phổ biến nhất. 

Phình giáp - Nỗi lo không của riêng ai

Phình giáp - Nỗi lo không của riêng ai 

Đây là hiện tượng cổ to bất thường xảy ra khi mô tuyến giáp phát triển có kích thước quá lớn so với mức cho phép. Vậy thể tích của tuyến giáp như thế nào là bình thường? Trước khi tìm hiểu về cách điều trị phình giáp, bạn nhất định phải biết điều này! 

Thể tích tuyến giáp ở mỗi độ tuổi, mỗi giới sẽ có sự khác biệt. Cụ thể ở nam giới là 25ml, nữ giới là 18ml, trẻ trong độ tuổi từ 13 - 14 sẽ giao động từ 8 - 10 ml và 3ml đối với trẻ em từ 3 - 4 tuổi. Ngoài ra, thể tích tuyến giáp ở trẻ sơ sinh sẽ rơi vào khoảng 0,8 - 1,5 ml. 

Như vậy, khi vượt quá giới hạn trên, thể tích tuyến giáp được xem là bất bình thường hay còn gọi là phình giáp. 

2. Các dạng của phình giáp 

Phình giáp là bệnh lý ngày càng phổ biến và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Không những khiến cho vùng cổ to lên bất thường gây mất thẩm mỹ mà còn xuất hiện các triệu chứng khác như khó nuốt, khó thở, khàn tiếng. 

Phình giáp được chia thành 3 dạng chính. Khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được tiến hành các xét nghiệm cần thiết để có thể điều trị phình giáp hiệu quả. 

Sự lớn lên bất thường của mô tuyến giáp gây khó chịu cho người bệnh

Sự lớn lên bất thường của mô tuyến giáp gây khó chịu cho người bệnh

  • Dạng nhân: Đây là một dạng phình giáp do sự phát triển của khối u bất thường bên trong tuyến giáp. Đó có thể là khối u đơn hoặc đa nhân song ác tính hay lành tính thì cần phải thăm khám và xét nghiệm để kịp thời loại bỏ, tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

  • Dạng lan tỏa: Bệnh lý này có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện nhanh chóng. Biểu hiện là cổ sưng to cân đối cả hai bên. 

  • Dạng đơn thuần: Có thể nói đây là tình trạng phổ biến nhưng an toàn nhất. Trong trường hợp này, bệnh nhân chỉ cần ăn uống bổ sung i-ốt vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày chứ không cần can thiệp các phương pháp điều trị quá nặng nề. 

3. Phình giáp xuất phát từ những nguyên nhân nào? 

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ điều trị phình giáp theo các hướng khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính mà bạn nên biết: 

  • Thiếu hụt i-ốt trong chế độ ăn uống là nguyên nhân phổ biến nhất mà phần lớn bệnh nhân phình giáp đều gặp phải. Bởi lẽ, i-ốt đóng vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone. Do đó, khi lượng i-ốt không được nạp vào cơ thể một lượng vừa đủ, chức năng của tuyến giáp cũng sẽ bị ảnh hưởng. 

  • Ăn quá nhiều thức ăn có chứa Goitrogens. Đây là một chất có khả năng cản trở quá trình tổng hợp hormone và có trong nhiều thực phẩm mà bạn đang ăn hàng ngày chẳng hạn như súp lơ, bắp cải. 

Thực phẩm giàu Goitrogens thường bắt gặp trong thực đơn dinh dưỡng

Thực phẩm giàu Goitrogens thường bắt gặp trong thực đơn dinh dưỡng

  • Phình giáp có thể do sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại khiến cho tuyến giáp bị viêm nhiễm và sưng đau. 

  • Đây cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như Graves, Hashimoto, hội chứng Plummer - Vinson hay nguy hiểm hơn nữa là ung thư tuyến giáp. 

Phác đồ điều trị phình giáp sẽ phụ thuộc vào mức độ phình giáp và những nguyên nhân gây bệnh. Do đó, khi phát hiện một trong những triệu chứng vừa kể trên, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và can thiệp từ sớm. 

4. Cần điều trị phình giáp khi nào? 

Nếu xét nghiệm chức năng tuyến giáp cho ra kết quả bình thường và chỉ bị phình giáp đơn thuần thì bạn chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Đồng thời cũng cần tái khám 6 tháng/lần để đảm bảo tình trạng đã ổn định chưa và có cần tiến hành điều trị hay không. 

Bên cạnh đó, nếu phình giáp đến từ những nguyên nhân bệnh lý như ung thư tuyến giáp thì việc điều trị là giải pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe, loại bỏ những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Hiện nay có 3 phương pháp điều trị phổ biến nhất bao gồm phẫu thuật nội soi, phẫu thuật cắt laser và cuối cùng là điều trị bằng sóng cao tần. 

Phẫu thuật nội soi

Đây là một can thiệp ngoại khoa được bác sĩ chỉ định với khối u có kích thước nhỏ hơn 3cm và có dưới 3 u nhằm loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ phải xác định vị trí và kích thước của khối u thông qua chẩn đoán hình ảnh. 

Phẫu thuật nội soi tuyến giáp

Phẫu thuật nội soi tuyến giáp

Sau khi phẫu thuật nội soi, triệu chứng phụ thường gặp nhất là chảy máu nên bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe tối thiểu 5 ngày trước khi xuất viện. Bên cạnh đó cũng không quên tái khám định kỳ. 

Phẫu thuật cắt laser 

Đây là phương pháp điều trị phình giáp sử dụng tia laser để loại bỏ tế bào u đối với khối u nhỏ mới hình thành trong giai đoạn khởi phát. Phẫu thuật cắt laser được đánh giá là phương pháp có thời gian điều trị nhanh nhất (7 - 10 ngày) cũng như an toàn nhất. 

Sử dụng sóng cao tần 

Bác sĩ sẽ sử dụng sóng cao tần để đốt bướu tuyến giáp đối với những khối u lành tính, kích thước nhỏ hơn 3cm. Sau khi siêu âm, chẩn đoán hình ảnh để theo dõi sự phát triển cũng như kích thước của khối u, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị y tế chuyên dụng để loại bỏ khối u trong tuyến giáp.

Như vậy, trên đây là 3 phương pháp điều trị phình giáp phổ biến nhất hiện nay. Song bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần chăm sóc sức khỏe tại nhà bằng cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh và tránh xa những loại thực phẩm không được phép sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. 

Chuyên khoa Nội Tiết Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - Địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý tuyến giáp hiệu quả, an toàn

Chuyên khoa Nội Tiết Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - Địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý tuyến giáp hiệu quả, an toàn 

Trong đó, Chuyên khoa Nội Tiết - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang trở thành địa chỉ chẩn đoán và điều trị được nhiều bệnh nhân tin tưởng tuyệt đối. Không những được thăm khám bởi đội ngũ y bác sĩ đầu ngành tận tâm, bệnh nhân còn được trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng nhất với hệ thống trang thiết bị hiện đại. Liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để đặt lịch khám và tư vấn cụ thể nhé! 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp