Điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin bằng cách nào? | Medlatec

Điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin bằng cách nào?

Ngày nay, số lượng người mắc bệnh đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng nhanh, đây là tình trạng đáng báo động, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Trong đó, bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin phổ biến hơn cả. Vậy người bệnh sẽ điều trị bằng phương pháp nào?


24/02/2022 | Tìm hiểu chi tiết về đái tháo đường gây biến chứng mạch máu
06/01/2022 | 5 cách nhận biết các bệnh về da do đái tháo đường
18/11/2021 | Vận động ít nguy cơ đái tháo đường có đúng không? Biến chứng ra sao?
26/10/2021 | Cách khắc phục rối loạn cương dương ở người mắc bệnh đái tháo đường

1. Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin

Đái tháo đường là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay, đây là một dạng rối loạn chuyển hóa carbohydrate, nguyên nhân gây bệnh là do glucose trong máu tăng quá cao. Đây là bệnh đái tháo đường Type 2, gặp ở độ tuổi trưởng thành , lứa tuổi hay hặp gặp là tuổi trung niên.

Khi mắc bệnh đái tháo đường type 2, cơ thể bệnh nhân vẫn sản sinh insulinKhi mắc bệnh đái tháo đường type 2, cơ thể bệnh nhân vẫn sản sinh insulin

Đặc biệt, bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là vấn đề khá nhiều người đang phải đối mặt, đây chính là đái tháo đường type 2. Đối với dạng bệnh này, cơ thể của bệnh nhân vẫn sản sinh ra insulin, nhưng cơ thể lại không sử dụng được Insulin  1 cách hoàn hảo. Đó là lý do vì sao đái tháo đường type 2 là được gọi là dạng không phụ thuộc insulin.

Trên thực tế, đa phần bệnh nhân đái tháo đường type 2 đều ở trong độ tuổi trung niên, rất ít người thuộc nhóm thanh thiếu niên. Tốt nhất, nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao nên thường xuyên theo dõi và đi kiểm tra sức khỏe.

2. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ hình thành bệnh đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường type 2 có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với sức khỏe, chính vì vậy mọi người khá quan tâm tới các yếu tố gây bệnh. Dựa vào thông tin này, chúng ta có thể chủ động chăm sóc sức khỏe, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin.

Như đã phân tích ở trên, người ngoài 40 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 rất cao. Đó là lý do vì sao bác sĩ luôn khuyến khích người thuộc độ tuổi trung niên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. 

Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin thường xảy ra ở người trong độ tuổi trung niênBệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin thường xảy ra ở người trong độ tuổi trung niên

Bên cạnh đó, tình trạng đái tháo đường type 2 thường xảy ra ở người thừa cân, béo phì, kể cả trẻ em. Chế độ sinh hoạt kém khoa học, ít vận động thể dục thể thao cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ hình thành các dạng bệnh đái tháo đường. Để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh, chúng ta nên xây dựng chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh hơn, duy trì cân nặng vừa phải, hạn chế tình trạng thừa cân…

Đặc biệt, bệnh nhân có tiền sử bị tăng huyết áp, tăng mỡ máu hoặc các chị em phụ nữ từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cẩn trọng. Các bác sĩ cho biết đây là nhóm đối tượng rất dễ bị đái tháo đường type 2.

Nếu gia đình có người thân bị bệnh đái tháo đường, bạn nên theo dõi sức khỏe thường xuyên, kịp thời phát hiện triệu chứng bệnh. Bởi vì nhiều nghiên cứu đã chứng minh bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin có khả năng di truyền khá cao.

3. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2

Nhiều người thắc mắc: làm thế nào để phát hiện kịp thời bệnh đái tháo đường type 2? Ngày nay, với sự phát triển của y học, nhiều kỹ thuật hiện đại được áp dụng trong chẩn đoán bệnh và cho kết quả khả quan. Đối với người nghi mắc đái tháo đường type 2, bác sĩ thường chỉ định tiến hành xét nghiệm Hemoglobin để kiểm tra lượng đường huyết trong máu. Thông thường, kết quả xét nghiệm sẽ phản ánh mức đường huyết của bạn trong vòng 2 đến 3 tháng trở lại đây.

Bệnh nhân cần xét nghiệm để kiểm tra lượng đường trong máuBệnh nhân cần xét nghiệm để kiểm tra lượng đường trong máu

Cụ thể, người có kết quả chỉ số xét nghiệm HbA1c trên 6.5% được chẩn đoán bị tiểu đường, để xác định xem họ có mắc bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin hay không, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm một số kiểm tra chuyên sâu.

Nếu như, kết quả kiểm tra trong khoảng 5,7% - 6,4%, chúng ta thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh và cần chăm sóc, theo dõi sức khỏe định kỳ. Những người có kết quả dưới 5,7% được chẩn đoán sức khỏe bình thường, không cần lo lắng về nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

4. Giải đáp thắc mắc: điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin như thế nào?

Việc điều trị bệnh tiểu đường là vô cùng cần thiết, nhờ vậy bệnh nhân sẽ giảm nguy cơ gặp biến chứng liên quan tới hệ tim mạch, thần kinh… Đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin, cần phối hợp điều trị thuốc và dinh dưỡng phù hợp. Trong đó giai đoạn tiền ĐTĐ dinh dưỡng chiếm 60 - 70%.

Trong đó, Metformin là loại thuốc được sử dụng phổ biến và cho hiệu quả tương đối tốt. Song song đó, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ và kết hợp dùng thuốc Byetta, Victoza hoặc Bydureon để cơ thể đáp ứng với insulin hiệu quả hơn. Đây đều là dược phẩm kê đơn, bệnh nhân phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chứ không được tự ý dùng thuốc, tránh những phản ứng phụ ngoài ý muốn.

Điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin là cách duy nhất để ngăn ngừa các biến chứng xấuĐiều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin là cách duy nhất để ngăn ngừa các biến chứng xấu

Hiện nay, nhiều người bệnh mạn tính được chỉ định tiêm insulin thay vì uống thuốc để nâng cao hiệu quả. Để lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp nhất, chúng ta cần tới bác sĩ và xác định tình trạng sức khỏe hiện tại.

5. Cơ sở điều trị bệnh đái tháo đường type 2

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin thì hãy tham khảo khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với hơn 26 năm kinh nghiệm hoạt động và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn vững vàng, chúng tôi luôn nhận được sự tin tưởng từ khách hàng.

Đặc biệt, chất lượng dịch vụ xét nghiệm của bệnh viện tốt, đảm bảo tính chính xác cao. Hiện nay, chúng tôi đang sở hữu một Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Bên cạnh đó, bệnh viện tự hào là đơn vị đầu tiên nhận chứng chỉ CAP do Hội bệnh học Hoa Kỳ trao cho các phòng LAB đạt chuẩn. Chính vì thế bạn có thể yên tâm về kết quả xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Hiện nay, bệnh viện còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng: tiết kiệm thời gian, không cần phải đi lại, tránh lây nhiễm chéo bệnh trong mùa dịch, nhanh chóng, chính xác. Vì vậy, những gia đình có trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai cần kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể đăng ký dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC.  Để được bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn kỹ hơn, Quý khách hàng có thể liên lạc tổng đài 1900 56 56 56.

Chất lượng dịch vụ xét nghiệm của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá caoChất lượng dịch vụ xét nghiệm của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá cao

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mọi người hiểu hơn về bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Đặc biệt, chúng ta cần quan tâm nhiều hơn tới việc theo dõi, điều trị bệnh nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp