5 cách nhận biết các bệnh về da do đái tháo đường | Medlatec

5 cách nhận biết các bệnh về da do đái tháo đường

Đái tháo đường là một trong những bệnh lý khiến ai nấy đều phải “dè chừng”. Không chỉ “sống chung” với nó, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều biến chứng do bệnh gây ra. Trong đó, các bệnh về da luôn là mối quan tâm hàng đầu. Ở bài viết dưới đây, Bệnh viện đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn có thêm 5 cách nhận biết các bệnh về da do đái tháo đường để có những phương pháp điều trị kịp thời.


18/11/2021 | Vận động ít nguy cơ đái tháo đường có đúng không? Biến chứng ra sao?
12/10/2021 | Chỉ số HbA1c ở người bị bệnh đái tháo đường có ý nghĩa ra sao?
20/09/2021 | Giúp ba mẹ trả lời: Nguyên nhân trẻ bị đái tháo đường là do đâu?

1. Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về da do đái tháo đường

Mặc dù là bệnh lý khá phổ biến nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết các bệnh về da do đái tháo đường. Thậm chí, nguyên nhân dẫn đến những bệnh lý này vẫn là một “ẩn số”, là thắc mắc của rất nhiều người.

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) đã từng chỉ ra rằng, những dấu hiệu khác thường ở da chính là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh đái tháo đường. Theo thời gian, tình trạng da hoàn toàn có thể trở nên tồi tệ hơn thậm chí phát sinh những vấn đề mới. Điều này đều phụ thuộc vào tình trạng và mức độ gia tăng của bệnh.

Đái tháo đường để lại nhiều biến chứng nguy hiểm 

Đái tháo đường để lại nhiều biến chứng nguy hiểm 

Dưới đây là 3 nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về da do đái tháo đường mà có thể bạn chưa biết:

  • Do tuần hoàn máu kém: Khi không được kiểm soát một cách kịp thời, tiểu đường sẽ làm giảm lưu lượng máu cần thiết để “tiếp tế” cho những bộ phận khác trong cơ thể. Theo thời gian, cơ thể mất dần khả năng chữa lành vết thương thậm chí còn xuất hiện những vết bầm tím mà không rõ lý do.

  • Thần kinh và mạch máu bị tổn thương: Những mạch máu nhỏ có nhiệm vụ nuôi dây thần kinh có thể bị tổn thương do sự gia tăng của glucose trong máu. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về da do tiểu đường.

  •  Sự suy yếu của các tế bào bạch cầu: Lượng đường trong máu ngày càng tăng cao sẽ khiến cho các tế bào bạch cầu dần mất đi khả năng “tự vệ” cũng như chống lại nhiễm trùng. Lúc này, sự xuất hiện của các vấn đề về da là không thể tránh khỏi.

2. Những cách nhận biết các bệnh về da do đái tháo đường

Các bệnh về da thường sẽ có những biểu hiện rõ ràng giúp bạn phát hiện bằng mắt thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhận biết các bệnh về da do đái tháo đường để lại. Bởi lẽ, rất nhiều người chủ quan, cho rằng đây là những bệnh ngoài da thông thường, không ảnh hưởng gì tới sức khỏe.

Nếu gặp phải một trong những dấu hiệu dưới đây, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé!

Bàn chân bị lở loét

Như đã đề cập ở trên, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh đái tháo đường có thể khiến cho mạch máu bị tổn thương. Từ đó dẫn đến nhiều biến chứng thần kinh nguy hiểm khác như mạch máu nhỏ ngoại vi và thần kinh ngoại biên.

Bàn chân bị lở loét là dấu hiệu dễ thấy nhất của các bệnh về da do đái tháo đường

Bàn chân bị lở loét là dấu hiệu dễ thấy nhất của các bệnh về da do đái tháo đường

Đây đều là những nguyên nhân khiến cho tuần hoàn máu kém dần và hậu quả là sự xuất hiện của những vết loét ở bàn chân - vị trí chịu sức ép nhiều nhất của những biến chứng này. Khi không được điều trị kịp thời, bàn chân không những bị viêm, nhiễm trùng mà còn có thể dẫn đến hoại tử.

Căng cứng da, các ngón tay khó cử động

Xơ cứng da cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết các bệnh về da do đái tháo đường. Đối với bệnh nhân sống chung với tiểu đường tuýp 1 lâu năm, tình trạng này xảy ra phổ biến hơn và không có sự phân biệt giới tính. Lúc này, sự gia tăng glycosylation khiến cho collagen trở nên đặc quánh dẫn đến tình trạng căng cứng da và các ngón tay cũng khó khăn hơn trong việc cử động.

Đái tháo đường khiến cho bàn tay căng cứng, khó cử động

Đái tháo đường khiến cho bàn tay căng cứng, khó cử động

Chưa dừng lại ở đó, căng cứng da có thể lan rộng ra các bộ phận khác như cánh tay, cẳng tay nhưng không đi kèm với những cơn đau. Không  ít trường hợp da ở khuỷu tay, mắt cá nhân và đầu gối cũng dày lên bất thường thậm chí còn có thể lan rộng ra các vùng khác nữa như vai, ngực, lưng trên, cổ và mặt.

Da cẳng chân thường xuyên bị ngứa

Tình trạng này không hiếm gặp ở bệnh nhân đái tháo đường và thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính như khô da, nhiễm nấm men, tuần hoàn máu kém do biến chứng của thần kinh ngoại biên. Đối với bệnh nhân trẻ bị tiểu đường không phụ thuộc vào insulin, đây được xem là tình trạng thường gặp nhất.

Xuất hiện bóng nước ở chân và tay

Đây là tình trạng hiếm gặp, thường xảy ra ở bệnh nhân “sống chung” với đái tháo đường lâu năm có kèm theo nhiều biến chứng, đặc biệt là biến chứng thần kinh và bệnh võng mạc đái tháo đường.

Trong đó, nam giới là đối tượng gặp phải tình trạng này nhiều hơn nữ giới và nằm trong độ tuổi từ 17 - 84 tuổi có kèm theo một số dấu hiệu như sau:

Bàn tay, bàn chân xuất hiện những bọng nước khiến cho quá trình sinh hoạt khó khăn hơn

Bàn tay, bàn chân xuất hiện những bọng nước khiến cho quá trình sinh hoạt khó khăn hơn

  • Kích thước bóng nước tối thiểu là 0,5 và tối đa là 17cm nhưng không xuất hiện cảm giá đau hay ngứa rát.

  • Tất cả đều ở dưới dạng bóng nước căng, xung quanh không có quầng viêm.

  • Những bóng nước này thường xuyên xuất hiện ở tay (cẳng tay, bàn tay, ngón chân) và ở chân (cẳng chân, bàn chân, ngón chân) và trường hợp xuất hiện ở thân mình là rất hiếm.

  • Có 2 loại bóng nước là bóng nước trong thượng bì và bóng nước dưới thượng bì. Trong đó, bóng nước trong thượng bì thường sẽ chứa dịch bên trong và có khả năng “tự chữa lành” sau 2 - 5 tuần mà không để lại sẹo. Ngược lại, bóng nước dưới thượng bì chẳng những gây xuất huyết mà còn teo da và để lại những vết sẹo sau khi lành.

U lồi có cuống trên da

Mặc dù chỉ là những u nhỏ lành tính nhưng đây cũng là một trong những bệnh về da do đái tháo đường khiến nhiều người lo lắng, bất an. Đặc điểm nhận dạng là có màu nâu hoặc hồng, có cuống và thường bắt gặp ở những vùng da có nếp gấp như cổ, nách, bẹn, mí mắt.

Tỉ lệ người cao tuổi mắc u lồi có cuống trên da cao hơn so với người trẻ đang mắc đái tháo đường. Dựa vào những biểu hiện kể trên có thể thấy, đây cũng là một cách nhận biết các bệnh về da do đái tháo đường hay đúng hơn là dấu hiệu insulin trong máu đang ngày một tăng lên.

Bên cạnh những dấu hiệu vừa kể trên, bệnh nhân đái tháo đường cũng có thể bắt gặp một số vấn đề về da khác như dày sừng nang lông chủ yếu ở thân mình, u vàng bùng phát, da chuyển sang màu vàng cam hoặc đỏ. Tất cả đều là những “tín hiệu” giúp bạn nhận ra những bất thường trên cơ thể khi bị đái tháo đường để xây dựng những phương pháp điều trị kịp thời.

Bệnh nhân cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời

Bệnh nhân cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời 

Những bệnh về da nói trên chỉ là một trong những biến chứng do đái tháo đường gây ra. Do đó, bên cạnh chế độ sinh hoạt khoa học và thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, việc thăm khám định kỳ là điều mà bệnh nhân cần lưu ý để đẩy lùi những biến chứng nguy hiểm đến từ căn bệnh này.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn thấu hiểu những lo lắng, bất an mà bệnh nhân tiểu đường đang phải đối mặt hàng ngày. Nhờ vậy, chúng tôi không ngừng nỗ lực để hoàn thiện từng ngày, không chỉ đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở vật chất mà còn được đồng hành cùng đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn một cách tốt nhất!

Hy vọng qua bài viết vừa rồi, bạn sẽ có thêm một vài cách nhận biết các bệnh về da do đái tháo đường để thăm khám và điều trị kịp thời. Dù không phải là bệnh lý có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng hãy biết cách “sống chung” với nó một cách an toàn, lành mạnh bạn nhé!

 

Những thói quen cần duy trì và cần tránh cho người mắc bệnh Đái tháo đường

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp