Viêm nang lông là tình trạng viêm của một hoặc nhiều nang lông, gặp phổ biến ở người và có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí vùng da nào của cơ thể, không giới hạn độ tuổi. Tuy nhiên đối tượng thanh thiếu niên và người trẻ rất hay bị mắc mắc các loại viêm nang lông.
18/05/2021 | Lời khuyên của bác sĩ: Nên làm gì khi bị viêm nang lông? 17/01/2021 | Những cách điều trị viêm nang lông vùng kín phổ biến 04/01/2021 | Điều trị viêm nang lông như thế nào để dứt điểm tình trạng
1. Viêm nang lông là gì? Nguyên nhân do đâu?
Tình trạng viêm nang lông có thể là do cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureus (hay còn gọi là tụ cầu khuẩn). Ngoài ra nguyên nhân gây viêm nang lông cũng có thể là do nhiễm nấm, vi khuẩn, virus hoặc do lông bị mọc ngược. Trừ các vị trí như lòng bàn tay và lòng bàn chân, môi thì chúng có thể xuất hiện trên bất kỳ vùng da nào và mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm nang lông.
Tụ cầu khuẩn là nguyên nhân gây viêm nang lông ở người
Lúc mới đầu có biểu hiện, những đám viêm nang lông có thể là mụn nhọt màu trắng hoặc búi nhỏ màu đỏ bám xung quanh nang lông. Dần dần có thể biến thành vết loét do nhiễm trùng, gây ngứa, đau và hết sức khó chịu. Viêm nang lông không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có thể tự khỏi sau vài ngày nếu có biện pháp chăm sóc cơ thể phù hợp. Còn nghiêm trọng hơn thì bệnh nhân cần tới thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị và tránh biến chứng về sau.
2. Bị viêm nang lông sẽ có những triệu chứng như thế nào?
Một số biểu hiện mọi người cần lưu ý nếu bị nghi mắc viêm nang lông bao gồm:
-
Xuất hiện các cụm mụn đỏ, hoặc mụn đầu trắng xung quanh nang lông.
-
Mụn nước chứa mủ bị vỡ ra, gây đau, ngứa và rát da.
-
Có vết sưng lớn.
3. Các loại viêm nang lông có thể gặp
Có 2 loại viêm nang lông chính:
Viêm nang lông nông do những yếu tố sau:
-
Viêm nang lông do lông mọc ngược: chủ yếu xảy ra ở trường hợp những người đàn ông tóc xoăn cạo sát da đầu, dễ bị ở vùng cổ và vùng mặt. Ngoài ra những người hay cạo lông vùng kín cũng có thể bị và hay bị ngứa vùng háng, về sau dễ để lại sẹo lồi, sẹo thâm tại khu vực này.
-
Viêm nang lông do vi khuẩn: đây là nguyên nhân phổi biến nhất và thường biểu hiện qua những vết sưng màu trắng, có mủ, cảm giác ngứa ngáy, thường là do tụ cầu khuẩn gây nên. Vi khuẩn tụ cầu luôn hiện diện trên bề mặt da chúng ta, nhưng chúng chỉ có cơ hội gây bệnh khi chúng thâm nhập được vào cơ thể thông qua những vết thương, vết rách trên da.
-
Viêm nang lông do nấm Pityrosporum: Loại viêm nang lông này thường để lại các đốm mụn mủ mạn tính, có màu đỏ gây ngứa ở khu vực lưng, ngực, cổ, vai, cánh tay trên hoặc trên mặt.
-
Viêm nang lông do tắm ở những bể nước nóng: đây là do vi khuẩn pseudomonas gây bệnh. Loại vi khuẩn này tồn tại ở nhiều nơi như bể nước nóng không được điều chỉnh độ pH phù hợp. Sau khi tiếp xúc với pseudomonas, người bệnh sẽ có biểu hiện nổi mẩn đỏ hình tròn và ngứa.
Lông mọc ngược cũng có thể gây viêm nang lông
Viêm nang lông sâu do các yếu tố sau:
-
Do mụn và mụn độc: khi da bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu sâu thì xuất hiện một mụn đỏ hoặc vết sưng to màu hồng gây đau đớn. Chỗ sưng to này sẽ bị lấy đầy bởi mủ, có thể to hơn và trước khi bị vỡ ra thường gây đau đớn. Nó có thể để lại sẹo sau này.
-
Viêm nang lông ở cằm: xảy ra đối với những người đàn ông cạo râu
-
Viêm nang lông gram âm: loại viêm nang lông này có thể phát triển nếu người bệnh đang điều trị mụn trứng cá lâu ngày bằng kháng sinh
-
Eosinophilic viêm nang lông: thường hay gặp ở những người bị HIV. Khi bị nhiễm viêm nang lông loại này, trên da thường có các vết sẹo do viêm, vết loét nhiều mủ ở những vùng da như trên mặt, trên lưng hoặc cánh tay. Những vết loét này có khả năng lây lan sang những vùng khác và gây ngứa dữ dội, khi lành để lại những mảng da tối màu.
4. Các loại viêm nang lông có thể để lại những biến chứng gì?
Viêm nang lông có thể tự khỏi nếu ở thể nhẹ, tuy nhiên nó cũng có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng cho “khổ chủ":
-
Bị phá huỷ nang lông và rụng tóc vĩnh viễn;
-
Da bị tổn thương vĩnh viễn, để lại sẹo và các đốm đen;
-
Có thể bị nhiễm trùng tái phát, hoặc lan rộng;
-
Bệnh nhọt dưới da.
Các loại viêm nang lông có thể lây cho người khác nếu dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như khăn, quần áo, bồn tắm hoặc dao cạo thông qua các vết thương hở trên da.
5. Những ai dễ bị các loại viêm nang lông ghé thăm?
Viêm nang lông có thể bắt gặp ở mọi đối tượng, nhưng những người sau dễ có nguy cơ bị viêm nang lông hơn cả:
-
Bị mắc bệnh viêm da, mụn trứng cá nhiều và sử dụng các thuốc kháng sinh để điều trị trứng cá lâu dài;
-
Đàn ông tóc xoăn, hay cạo râu;
-
Mặc quần áo quá chật, bó sát trong thời gian dài gây đổ mồ hôi, bí hơi hoặc sử dụng lâu dài các đồ bảo hộ như găng tay cao su, giày cao cổ;
Những người bị mụn trứng cá trong thời gian dài cũng là đối tượng dễ bị mắc các loại viêm nang lông
-
Tắm ở bồn tắm lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ, nhiệt độ không phù hợp;
-
Thường xuyên cạo, tẩy lông không đúng cách;
-
Những người mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch: HIV/AIDS, tiểu đường, bạch cầu mạn tính,...
6. Cách phòng ngừa bệnh viêm nang lông
Mọi người có thể áp dụng các biện pháp sau để phòng tránh bị nhiễm các loại viêm nang lông cũng như phòng khi viêm nang lông quay trở lại:
-
Không mặc quần áo chật thường xuyên để da được thông, tránh ma sát với vải quá nhiều;
-
Thay dao cạo râu định kỳ. Trước và sau khi cạo râu cần vệ sinh dao lại sạch sẽ, trước khi cạo cần rửa mặt sạch với nước ấm và sữa rửa mặt kháng khuẩn. Trong lúc cạo thao tác nhẹ nhàng để không làm tổn thương biểu bì da;
-
Nếu bạn có thói quen tắm bằng bồn tắm nước nóng, cần vệ sinh sạch sẽ bồn nước thường xuyên. Đối với bồn tắm công cộng thì cần lựa chọn những nơi uy tín;
-
Cần cân nhắc kỹ lưỡng về các biện pháp tẩy lông và các sản phẩm hỗ trợ tẩy lông.
Nếu còn thắc mắc gì liên quan tới vấn đề các loại viêm nang lông, bạn có thể nhấc máy lên và liên hệ tới tổng đài 1900565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa.