Dịch bạch hầu đáng sợ như thế nào? Phòng ngừa ra sao? | Medlatec

Dịch bạch hầu đáng sợ như thế nào? Phòng ngừa ra sao?

Bạch hầu hiện nay đang bùng phát và có khả năng trở thành dịch nguy hiểm. Nhưng dịch bạch hầu đáng sợ ra sao và có cách nào phòng ngừa chúng hay không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.


04/07/2020 | Một số thông tin về bệnh bạch hầu ho gà uốn ván bạn nên biết
03/07/2020 | Bạch hầu là gì? Triệu chứng và phòng bệnh ra sao?
03/07/2020 | Tại sao bệnh nhân mắc bạch hầu không nên chủ quan?

1. Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu thuộc loại bệnh nhiễm trùng nguy hiểm bởi trực khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheriae. Bệnh bạch hầu được Hippocrates phát hiện và mô tả lần đầu tiên ở TK V trước công nguyên. Bệnh tác động lên niêm mạc mũi, họng khiến bệnh nhân bị đau họng, sốt. 

dịch bạch hầu

Bệnh bạch hầu là căn bệnh nhiễm trùng có mức độ nguy hiểm cao

Biểu hiện nổi bật nhận biết bệnh này xuất hiện mảng dày có màu trắng xám bao phủ thành phía sau họng. Đây còn được gọi là màng giả, có khả năng gây tắc nghẽn đường hô hấp dẫn đến suy hô hấp.

2. Nguyên nhân nào gây nên dịch bạch hầu?

Như đã thông tin, Corynebacterium diphtheriae được xem là nguyên nhân gây nên bệnh bạch hầu. Chúng là vi khuẩn hiếu khí gram dương. Chức năng tiết độc tố của vi khuẩn này do nhiễm vi rút chứa gen tạo độc tố. Chỉ có các dòng chứa độc tố mới gây ra mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Vi khuẩn tiết ra độc tố làm ức chế tổng hợp protein trong cơ thể khiến các mô bị hủy hoại tạo thành các màng giả. Những độc tố này xâm nhập vào máu và phân tán khắp cơ thể. Những độc tố này được xác định gây ra biến chứng viêm cơ tim, hệ thần kinh và giảm tiểu cầu, tiểu đạm.

dịch bạch hầu

Độc tố tiết ra từ vi khuẩn có khả năng gây ra thẩm thấu sâu vào máu và phân tán ra cơ thể sẽ gây biến chứng nghiêm trọng

Đối với dòng vi khuẩn không chứa độc tố chỉ gây viêm họng dạng nhẹ hoặc trung bình mà không tạo ra các màng giả. Bệnh này có tốc độ lây nhiễm rất nhanh thế nên nguy cơ tạo ra dịch bạch hầu là rất lớn như hiện nay.

Khả năng tồn tại của vi khuẩn tại môi trường bên ngoài:

  • Vi khuẩn có hệ miễn dịch cao tồn tại ngoài cơ thể và có khả năng chịu được thời tiết khô lạnh. Nếu có chất nhầy bao bọc bên ngoài thì chúng có khả năng sống trên các đồ vật lên đến vài tuần và thời gian sống trên đồ vải là 1 tháng. Tồn tại trong sữa, nước thì thời gian sống của chúng kéo dài khoảng 20 ngày và trên tử thi là 2 tuần.

  • Vi khuẩn C.Diphtheriae nhạy cảm với những yếu tố lý, hóa. Nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời chúng sẽ chết sau vài tiếng đồng hồ và ánh sáng khuếch tán sẽ tiêu diệt chúng sau vài ngày.

dịch bạch hầu

Vi khuẩn bạch hầu sẽ bị tiêu diệt dưới ánh nắng mặt trời

3. Con đường lây nhiễm của bệnh bạch hầu?

Có 3 con đường lây truyền virus C.Diphtheria bao gồm:

  • Chất tiết của người bệnh: khi bệnh nhân hắt hơi hoặc ho sẽ phát tán vi khuẩn ra không khí và những người ở gần sẽ hít phải vi khuẩn ấy.

  • Đồ dùng cá nhân: sử dụng đồ dùng cá nhân của bệnh nhân, uống chung ly nước chưa qua vệ sinh, tiếp xúc trực tiếp với vật dụng có dịch tiết chứa vi khuẩn bám lên đều có khả năng lây bệnh.

  • Dụng cụ trong nhà: đồ chơi, khăn có bám vi khuẩn gây bệnh.

dịch bạch hầu

Con đường lây nhiễm của vi khuẩn bạch hầu chủ yếu qua không khí với tốc độ rất nhanh

Ngoài ra, nếu bạn chạm vào vết thương hở của bệnh nhân đều có khả năng lây nhiễm. Bệnh nhân nhiễm bệnh nếu không được chữa trị sẽ lây lan vi khuẩn cho những người xung quanh trong khoảng thời gian 6 tuần. Những trường hợp không có triệu chứng rõ ràng có nguy cơ là mầm mống lây bệnh rất cao do không phát hiện bệnh và nguy cơ tạo ra dịch bạch hầu.

4. Đối tượng nào có nguy cơ nhiễm bệnh?

Những đối tượng sau đây có khả năng mắc bệnh cao:

  • Kể cả người lớn và trẻ em chưa qua tiêm phòng vắc xin đều có thể nhiễm bệnh.

  • Người sống trong môi trường đông đúc, chật hẹp và thiếu vệ sinh.

  • Người đã và đang đi qua vùng dịch bạch hầu.

5. Bệnh bạch hầu gây ra biến chứng nguy hiểm nào?

Biến chứng mà bạch hầu gây ra được xác định là do các độc tố. Trong đó biến chứng phổ biến nhất chính là viêm cơ tim và viêm dây thần kinh:

  • Viêm cơ tim: bệnh nhân có biểu hiện rối loạn nhịp tim xuất hiện trong giai đoạn đầu và có khả năng dẫn đến suy tim.

  • Viêm dây thần kinh: tác động lên dây thần kinh vận động của bệnh nhân và có thể hồi phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, liệt khẩu cái mềm có thể diễn ra trong giai đoạn 3 tuần đầu của bệnh. Ngoài ra, liệt cơ mắt, tay chân, cơ hoành sẽ xuất hiện sau tuần thứ 5. Biến chứng liệt cơ hoành có nguy cơ dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp thứ phát.

dịch bạch hầu

Bệnh bạch hầu có tỉ lệ tử vong trong khoảng 5 - 10 %

Bệnh bạch hầu được xác định có tỉ lệ tử vong ở mức 5 - 10% (đối với trẻ em < 5 tuổi và người cao tuổi có tỉ lệ 20%). Tỉ lệ tử vong do bạch hầu gần như không có sự thay đổi trong vòng 50 năm gần đây.

6. Biện pháp phòng ngừa dịch bạch hầu

6.1. Tiêm vắc xin ngừa bệnh

Bạch hầu có thể ngăn ngừa được bằng vắc xin. Vắc xin bạch hầu thuộc loại vắc xin kết hợp, cụ thể gồm có:

  • Vắc xin 6 trong 1.

  • Vắc xin 5 trong 1.

  • Vắc xin 4 trong 1.

  • Vắc xin 3 trong 1.

Hiện nay tại Việt Nam có các chương trình tiêm chủng mở rộng bệnh bạch hầu và các loại bệnh khác. Trẻ nhỏ từ 2 tháng sẽ được tiêm ngừa 4 mũi vào các thời điểm 2 - 3 - 4 tháng và tiêm nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi. Lịch tiêm ngừa chính xác phải có đầy đủ 4 mũi. Trong đó, khoảng cách các mũi tiêm phải ít nhất là 1 tháng. Tiếp đó mũi 4 và mũi 3 cách nhau ít nhất 6 tháng.

dịch bạch hầu

Vắc xin là biện pháp phòng ngừa bạch hầu hiệu quả nhất hiện nay

Trẻ em sau khi được cung cấp miễn dịch với bạch hầu cần được tiêm nhắc lại để ngăn ngừa triệt để bạch hầu. Nguyên nhân hệ miễn dịch bạch hầu sẽ suy giảm theo thời gian và con người vẫn có khả năng mắc bệnh nếu không tiêm nhắc lại. Trẻ em được tiêm ngừa đầy đủ trước 7 tuổi sẽ tiến hành tiêm nhắc lại khi lên 11 - 12 tuổi và sau 10 năm sẽ tiêm nhắc lại một lần. Việc tiêm nhắc lại rất cần thiết nếu như bạn chuẩn bị đến nơi có dịch bạch hầu lan rộng.

Bệnh bạch hầu hoàn toàn có thể phòng ngừa được nhờ vào vắc xin. Hãy đưa trẻ đến trung tâm tiêm phòng đúng lịch trình để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Người lớn và trẻ nhỏ đều cần uống thuốc và tiêm phòng bạch hầu đúng như chỉ định và yêu cầu từ các cơ quan y tế.

6.2. Những biện pháp phòng ngừa khác

  • Không gian nơi ở, nhà trẻ, lớp học cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, thoáng đãng và đảm bảo lượng ánh sáng cần thiết.

  • Nếu phát hiện có ổ dịch bạch hầu cũ trước đây cần kiểm soát nghiêm ngặt để kịp thời phát hiện những trường hợp nhiễm bệnh.

  • Tổ chức tuyên truyền cho người dân trong việc chủ động bảo vệ sức khỏe. Thông tin truyền tải cần đảm bảo những kiến thức căn bản về bạch hầu và cách xử lý khi phát hiện đối tượng có dấu hiệu mắc bệnh bạch hầu.

  • Rửa tay sạch sẽ thường xuyên với xà phòng. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày và hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân mắc bệnh, người bị nghi ngờ mắc bệnh.

  • Khi có các biểu hiện nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ đối tượng nào cần báo ngay cho cơ quan y tế để được thăm khám, kiểm tra và cách ly nếu cần thiết.

  • Người dân sinh sống trong ổ dịch cần nghiêm túc thực hiện theo chỉ định và yêu cầu của cơ sở y tế.

Bạch hầu là căn bệnh nguy hiểm cần được phòng ngừa cũng như phát hiện kịp thời. Nếu không được điều trị sớm và xử lý hiệu quả có thể bùng phát thành dịch bạch hầu gây nguy hiểm cho con người.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp