Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta ví cái răng là góc của con người, điều này chúng ta chắc hẳn ai cũng hiểu. Cũng vì thế nên nếu bị mẻ răng vì bất cứ lý do nào, chúng ta cũng sẽ thấy thiếu tự tin khi giao tiếp với mọi người. Vậy trong tình huống ấy, phải xử lý cách nào để lấy lại tự tin, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng có được đáp án.
19/11/2021 | Tất tần tật mọi vấn đề có liên quan đến thủ thuật lấy tủy răng 16/11/2021 | Tất tần tật những điều cần biết về trồng răng implant
1. Răng như thế nào được gọi là mẻ, lí do khiến răng bị mẻ là gì
1.1. Răng thế nào được gọi là mẻ
Mẻ răng là hiện tượng răng bị mất đi một phần nhỏ trong cấu trúc của răng ở phần mọc ngoài hàm - lợi, thậm chí có thể là cả một phần chân răng. Thường thì vị trí mẻ sẽ ở vùng đỉnh múi hoặc ở cạnh cắn. Bản thân men răng chỉ là thành phần khoáng hóa bao phủ bề mặt răng, tuy được xem là phần mô cứng chắc nhất trong cơ thể nhưng nó vẫn có giới hạn về sức chịu lực. Cũng vì thế mà khi có lực nhất định tác động vào, nó có thể bị mẻ.
1.2. Lý do làm mẻ răng
Hầu hết các trường hợp bị mẻ răng đều xuất phát từ các lý do sau:
- Tai nạn xe cộ.
- Cắn vật cứng.
- Ngủ nghiến răng.
- Chơi thể thao nhưng không đeo dụng cụ bảo vệ răng.
Răng bị mẻ do cắn phải vật cứng
Ngoài ra, những yếu tố sau được xem là tăng nguy cơ mẻ răng:
- Bị sâu răng.
- Ăn các loại thực phẩm không lành mạnh như bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả,... khiến cho miệng phải tăng tiết axit làm ảnh hưởng đến men răng.
- Ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản làm cho axit từ dạ dày trào ngược lên miệng và gây ảnh hưởng men răng.
- Nghiện rượu hoặc bị rối loạn ăn uống dễ gây nôn và tăng axit trong miệng từ đó dễ làm mẻ răng.
- Tuổi cao nên men răng bị yếu và dễ mẻ.
2. Khi bị mẻ răng, điều gì sẽ xảy ra?
Cấu tạo của răng gồm có 3 lớp: men, ngà và tủy răng. Lớp ở ngoài cùng chính là men răng đóng vai trò bảo cho hai lớp còn lại. Nếu răng bị mẻ thì cấu trúc này cũng bị ảnh hưởng theo. Khi ấy lớp ngà và tủy răng sẽ lộ ra ngoài nên răng dễ đau buốt khi tiếp xúc với đồ lạnh hoặc chua.
Không những thế, răng bị mẻ còn dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh về răng như sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu,... Đặc biệt, cạnh răng sẽ trở nên nhọn hơn khi mặt răng bị mẻ khiến cho bạn cảm thấy hơi cộm trong miệng, khi nhai không cẩn thận dễ làm cho lưỡi bị tổn thương.
3. Bị mẻ răng nên làm gì
Tùy thuộc vào vị trí, kích thước của chỗ răng bị mẻ mà việc xử trí khi mẻ răng cũng có sự khác nhau. Việc xử trí muốn đạt hiệu quả tốt nhất cần thực hiện tốt từ khâu xử lý ban đầu cho đến việc điều trị về sau:
Nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để xử trí mẻ răng
- Xử lý ban đầu
Đây là khâu có vai trò giúp làm tăng tỷ lệ thành công của quá trình điều trị mẻ răng sau này nên cần được thực hiện đúng các bước:
+ Bước 1: Lấy hết các mảng răng bị mẻ, gãy hoặc nứt đựng vào một cái hộp khô và sạch để đưa đến nha sĩ.
+ Bước 2: Dùng nước ấm vệ sinh các phần răng còn lại để loại bỏ mảng bám.
+ Bước 3: Đặt một cái khăn lạnh hoặc túi đá lạnh lên trên vết thương (nếu có) để ngăn ngừa sưng tấy.
+ Bước 4: Đặt lịch hẹn với nha sĩ để xử lý hoàn thiện răng bị mẻ.
- Chăm sóc răng bị mẻ trước khi được điều trị
Nếu không kịp điều trị răng bị mẻ ngay thì trong quãng thời gian này cần chú ý chăm sóc răng tại nhà thật cẩn thận:
+ Không nên ăn đồ ăn quá cứng, quá lạnh vì dễ làm răng bị mẻ nặng hơn và ê buốt.
+ Sau khi ăn nên súc miệng bằng nước muối để chống viêm và sát khuẩn.
+ Trong khi ăn nên cố gắng nhai ở bên hàm không có răng bị mẻ để tránh tổn thương.
+ Hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều axit để giảm thiểu axit bám lại gây ảnh hưởng đến men răng và sức khỏe của răng.
- Điều trị mẻ răng
Để điều trị mẻ răng nha sĩ sẽ căn cứ trên mức độ nghiêm trọng của răng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Ví dụ như: đôi với tủy răng bị tổn thương, nha sĩ sẽ loại bỏ tổn thương đó rồi thay thế bằng một miếng trám nhựa. Cũng có trường hợp nha sĩ sẽ xem chờ xem có hiện tượng nhiễm khuẩn tủy răng không để gắn một chiếc mão răng tạm thời còn nếu không bị nhiễm khuẩn mà vẫn mẻ răng thì sẽ tạo hình thẩm mỹ để khôi phục cấu trúc của răng.
Hiện nay tình trạng mẻ răng đã có thể được khắc phục rất tốt thông qua các biện pháp điều trị sau:
Răng bị mẻ được bọc bằng sứ có tính thẩm mỹ rất cao
- Hàn răng
Đây là phương pháp phục hồi trở lại hình dạng răng ban đầu bằng nhựa composite resin. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng ánh sáng cực tím để làm khô và cứng phần răng cần hàn sau đó tiếp tục chỉnh hình đến khi răng đạt được vẻ đẹp thẩm mỹ như mong muốn. Thời gian duy trì của phương pháp này khoảng 1 năm nhưng nó không có động tác mài răng nên không hề gây ra bất kỳ đau đớn nào.
- Dán sứ Veneer
So với phương pháp hàn răng thì dán sứ Veneer có tính thẩm mỹ cao hơn rất nhiều. Nha sĩ chỉ cần làm nhám một phần rất mỏng ở mặt ngoài men răng để có không gian thao tác cho những bước sau. Tiếp sau đó, nha sĩ sẽ tạo miếng dán sứ thích hợp với răng rồi cố định miếng dán vào răng. Ưu điểm của miếng dán mẻ răng là có thể dùng tới 30 năm.
- Bọc răng sứ
Bọc răng sứ toàn phần sẽ giúp nha sĩ loại bỏ được tổ chức xung quanh răng, lấy mẫu răng và hẹn ngày để lắp cố định nó vào hàm răng. So với hai phương pháp điều trị mẻ răng ở trên thì phương pháp này có độ bên cao hơn hẳn nhưng nếu không gây tê thì bạn sẽ cần phải chịu đựng một vài kích thích đau buốt.
Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giảm thiểu được lo lắng để bình tĩnh xử trí đúng cách khi bị mẻ răng. Mọi sự hỗ trợ về y tế, nếu cần, hãy liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ bác sĩ và chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ đưa ra những tư vấn chính xác nhất cho bạn.