Dấu hiệu thiếu máu não là gì và bệnh có nguy hiểm không? | Medlatec

Dấu hiệu thiếu máu não là gì và bệnh có nguy hiểm không?

Thiếu máu não ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa hơn, tình trạng này gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động, chức năng của não bộ cũng như sức khỏe chung của con người. Dấu hiệu thiếu máu não, đặc biệt là giai đoạn đầu và tiến triển khá mờ nhạt nên nhiều người bệnh còn thờ ơ, chủ quan. Điều này khiến cho bệnh tiến triển gây biến chứng nặng, nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe của người bệnh.


11/10/2020 | “Hung thủ” gây bệnh thiếu máu não là gì và phòng bệnh ra sao?
08/10/2020 | Cảnh báo: Đừng chủ quan với căn bệnh thiếu máu não
22/09/2020 | Nếu chưa biết người bị thiếu máu nên ăn gì, đây chính là câu trả lời

1. Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não là tình trạng lưu lượng máu tới não bị giảm, từ đó, lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho não bộ bị giảm, các tế bào thần kinh thiếu năng lượng. Vì thế, cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

dấu hiệu thiếu máu não

Thiếu máu não là chứng thiếu máu thường gặp và nguy hiểm nhất

Những nguyên nhân gây thiếu máu não điển hình là:

  • Xơ vữa động mạch: chiếm 80% trường hợp thiếu máu não.

  • Thoái hóa, chấn thương đốt sống cổ.

  • Bệnh lý tim mạch.

  • Tăng huyết áp.

  • Ngoài ra, có thể do các yếu tố sinh hoạt như lo lắng, căng thẳng kéo dài, chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, hút thuốc lá, lười tập thể dục,... 

Dù do nguyên nhân nào thì chứng thiếu máu não cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về căn bệnh này cũng như dấu hiệu để nhận biết bệnh. Đặc biệt khi tình trạng thiếu máu não đang ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa do áp lực tinh thần, thói quen sống lười vận động và mắc các bệnh lý khác.

Thiếu máu não thường do tình trạng hẹp lòng động mạch

Thiếu máu não thường do tình trạng hẹp lòng động mạch

2. Dấu hiệu thiếu máu não điển hình nhất

Người bệnh thiếu máu não giai đoạn khởi phát thường không phát hiện được bệnh do triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm xoang, tiền mãn kinh, rối loạn tiền đình,… Vì thế mà bệnh dễ bị bỏ qua, không được điều trị triệt để dẫn đến biến chứng nguy hiểm. 

Thiếu máu não có 2 dạng là cơn thiếu máu não thoáng qua và thiếu máu não bệnh lý, nguyên nhân và triệu chứng có nhiều khác biệt.

2.1. Dấu hiệu thiếu máu não bệnh lý

Nguyên nhân gây thiếu máu não bệnh lý có hơn 80% bắt nguồn từ xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó còn do chấn thương đốt sống cổ, các bệnh lý liên quan đến tim mạch,... Thông thường nếu không điều trị và kiểm soát, tình trạng hẹp mạch máu sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, mức độ nguy hiểm của bệnh cũng ngày càng cao. 

Dưới đây là những triệu chứng điển hình của thiếu máu não bệnh lý:

Đau đầu

Hầu hết bệnh nhân thiếu máu não có xảy ra tình trạng đau nhức đầu, thông thường là các cơn đau nhức xảy ra bất chợt với tần suất ngày càng phổ biến hơn theo mức độ bệnh. Ban đầu có thể chỉ xuất hiện đau ở 1 vùng cố định, nhưng khi tình trạng thiếu máu tăng lên, cơn đau sẽ lan dần ra khắp đầu.

Tình trạng đau đầu xảy ra thường xuyên hơn nếu đột ngột di chuyển, tâm lý căng thẳng, suy nghĩ nhiều hoặc khi vừa ngủ dậy. 

Đau đầu là triệu chứng thiếu máu não thường gặp nhất 

Đau đầu là triệu chứng thiếu máu não thường gặp nhất 

Hoa mắt, ù tai, chóng mặt

Đặc điểm phân biệt là người bệnh bị ù tai kể cả khi ngồi trong phòng hoặc ở không gian không có gió, yên tĩnh. Cảm giác hoa mắt khiến người bệnh không thể đứng vững. Khi cơn choáng váng xảy ra, người bệnh phải dựa vào tường để giữ thăng bằng hoặc có thể ngã nếu không tìm được chỗ dựa. 

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là triệu chứng thường gặp của những người bệnh thiếu máu não, tình trạng này thường nặng dần ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Rối loạn giấc ngủ thường gặp là: ngủ chập chờn, khó ngủ, dễ bị tỉnh giữa giấc, hay mơ,… 

Chất lượng giấc ngủ kém kéo dài khiến sức khỏe người bệnh giảm sút, tinh thần cũng không tỉnh táo, dễ cáu gắt, kích động.

Tê bì chân tay

Những người bệnh thiếu máu não cũng thường có triệu chứng tê bì các đầu ngón tay, chân do máu nuôi đến các khu vực này cũng bị ảnh hưởng. Cảm giác tê ngứa giống như kiến bò khiến người bệnh vô cùng khó chịu, nó có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Ngoài ra, triệu chứng này có thể đi kèm với những cơn đau dọc xương sườn, vai gáy, lạnh sống lưng,… gây khó khăn trong sinh hoạt, công việc.

Bệnh nhân thiếu máu não thường bị giảm sút trí nhớ

 Bệnh nhân thiếu máu não thường bị giảm sút trí nhớ

Cơ thể mệt mỏi, suy giảm trí nhớ

Tế bào não không được cung cấp đủ năng lượng hoạt động thường xuyên dẫn tới tình trạng lão hóa tăng lên, hoạt động và chức năng não cũng bị suy giảm. Trong đó, chứng suy giảm trí nhớ là xuất hiện sớm nhất và nặng nhất, khiến bệnh nhân nhanh quên mọi việc, gây nhiều rắc rối cho cuộc sống cũng như công việc. 

2.2. Dấu hiệu điển hình của cơn thiếu máu não thoáng qua

Cơn thiếu máu não thoáng qua do cục máu đông tắc ở động mạch máu nuôi não và sẽ biến mất khi cục máu đông bị loại bỏ hoặc di chuyển sang khu vực khác. Vì thế cơn thiếu máu não thoáng qua là cấp tính, thường kéo dài dưới 10 phút, sau đó bệnh nhân không gặp phải biến chứng gì. Triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua khá giống với đột quỵ, song mức độ nhẹ hơn và ít nguy hiểm hơn:

Triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua là cảm giác yếu bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, mù mắt tạm thời (có thể 1 hoặc 2 mắt), chóng mặt, bối rối, tê liệt, khó khăn trong giữ thăng bằng và đi lại,… Ở một số người, triệu chứng có thể đa dạng hoặc ít hơn.

Sau khi cơn thiếu máu não thoáng qua đi qua, triệu chứng biến mất và người bệnh không gặp phải biến chứng nào. Tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não nên cần chẩn đoán và theo dõi kỹ càng.

Thiếu máu não có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh

 Thiếu máu não có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh

3. Thiếu máu não có nguy hiểm không?

Theo WHO, đây là bệnh gây tử vong cao thứ 3 sau tim mạch và ung thư. Để đánh giá mức độ nguy hiểm của thiếu máu não, cần dựa trên nguyên nhân và mức độ bệnh cũng như tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người bệnh. Song việc điều trị, kiểm soát thiếu máu não là cần thiết, nên thực hiện càng sớm càng tốt tránh biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ, suy giảm chức năng não, mất trí nhớ, chết tế bào não,…

Nắm được dấu hiệu thiếu máu não sẽ giúp bạn đọc sớm nhận biết khi bản thân hoặc người xung quanh gặp phải tình trạng này. Không nên chủ quan với những dấu hiệu nhẹ nhất bởi bệnh hoàn toàn có thể tiến triển âm thầm và nguy hiểm.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp