Suy thận mạn tính là bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đe dọa đến tính mạng của người bị bệnh. Quá trình điều trị căn bệnh này cũng rất tốn kém, phức tạp, nhiều rủi ro. Chình vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và các dấu hiệu suy thận mạn tính là rất cần thiết. Trong bài viết dưới đây, đội ngũ bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ có những chia sẻ chi tiết nhất về căn bệnh này.
16/04/2021 | Tư vấn: Suy thận cấp có nguy hiểm không? 07/11/2020 | Tiểu nhiều có phải là dấu hiệu của suy thận? 09/10/2020 | Tất tần tật thông tin về căn bệnh nguy hiểm - suy thận
1. Tổng quan về bệnh lý
Suy thận mạn tính là cụm từ dùng để chỉ chức năng của thận đang bị suy giảm dần. Tình trạng thể hiện qua việc lọc máu bị ảnh hưởng, khiến quá trình đẩy các chất thải dư thừa ra khói máu bị đình trệ. Từ đó dẫn đến việc các chất độc hại tích tụ lại trong cơ thể và ảnh hưởng sức khỏe.
Bệnh có tổn thương thận mạn tính có nghĩa là một tình trạng bệnh lý kéo dài. Những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp sẽ có nguy cơ mắc suy thận mạn tính rất cao.
Suy thận mạn tính xảy ra khi các chức năng của thận không còn hoạt động bình thường
Theo các chuyên gia, bệnh suy thận mạn tính khác với suy thận cấp ở chỗ: căn bệnh này không có khả năng hồi phục mà nó sẽ tiến triển theo thời gian và chuyển thành suy thận giai đoạn cuối.
Biến chứng khi bị suy thận mạn
Khi chức năng của thận không còn hoạt động bình thường khiến mức lọc cầu thận bị giảm, các chức năng nội tiết của thận bị rối loạn thì sẽ dẫn đến một loạt các biến chứng nguy hiểm như:
-
Tăng huyết áp đột ngột, nguy cơ bị đột quỵ cao.
-
Các bệnh lý tim mạch.
-
Thiếu máu.
-
Cơ thể bị tích nước, phù tay chân.
-
Nồng độ kali trong máu tăng, đe dọa đến tính mạng.
-
Loãng xương.
-
Thiếu tập trung, tính cách thay đổi.
-
Giảm ham muốn tính dục, giảm khả năng sinh sản.
-
Phản ứng miễn dịch bị suy giảm, khả năng nhiễm trùng cao.
-
Viêm màng ngoài tim.
-
Tổn thương thận phải lọc máu, ghép thận để duy trì sự sống.
Yếu tố nguy cơ
Bệnh suy thận mạn tính có thể hình thành từ những yếu tố nguy cơ dưới đây:
Người bị suy thận mạn tính sẽ xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm như khó thở, đột quỵ,…
-
Huyết áp cao.
-
Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
-
Nhiễm trùng đường tiểu.
-
Bị dị tật bẩm sinh đường tiểu.
-
Bị viêm cầu thận, viêm bể thận, viêm thận kẽ.
-
Bị bệnh xơ vữa động mạch.
-
Mắc bệnh tim.
-
Bị sỏi thận, viêm bàng quang thời gian dài.
-
Dùng nhiều loại thuốc kháng sinh giảm đau.
-
Hàm lượng cholesterol trong máu cao.
-
Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt, bị viêm tuyến tiền liệt.
-
Gia đình có tiền sử bị bệnh thận.
-
Hút thuốc nhiều và thường xuyên.
-
Thừa cân, béo phì.
2. Dấu hiệu suy thận mạn tính là gì
Dấu hiệu của bệnh suy thận mạn tính được biểu hiện qua các triệu chứng lâm sàng sau:
-
Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, cảm giác buồn nôn.
-
Ăn không ngon miệng, sút cân nhanh.
-
Đi tiểu nhiều hoặc cũng có thể ít đi, đi tiểu ra bọt và có màu sậm hơn so với bình thường.
-
Mi mắt cảm giác nặng, thậm chí sưng nề.
-
Ngứa hoặc nổi ban cơ thể.
Người bị suy thận mạn tính sẽ có những dấu hiệu lâm sàng dễ nhận biết
3. Phương pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa suy thận mạn tính nói riêng và các vấn đề về sức khỏe nói chung, cá nhân mỗi người cần tự ý thức trong việc xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học và tuân thủ những yêu cầu sau:
-
Thăm khám định kỳ, thường xuyên.
-
Kiểm soát huyết áp và đường huyết.
-
Duy trì cân nặng ở mức ổn định.
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, ăn nhiều rau xanh.
-
Luyện tập thể dục thường xuyên, đều đặn.
-
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào.
-
Không hút thuốc lá.
Lưu ý, khi nhận thấy những dấu hiệu, triệu chứng của suy thận mạn tính, bạn cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và có phác đồ điều trị hợp lý nhất.
Thăm khám kịp thời để có những biện pháp phòng ngừa và trị liệu hợp lý
4. Phương pháp điều trị hiệu quả
Quá trình điều trị suy thận mạn, quan trọng nhất là quản lý và theo dõi điều trị bảo tồn. Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, có thể đe dọa tính mạng, để giúp bệnh nhân suy trì sự sống cũng như làm chậm quá trình phát triển của bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra những cách điều trị suy thận dưới đây:
Chạy thận nhân đạo
Đây là phương pháp điều trị bệnh suy thận phổ biến. Bằng việc sử dụng máy chạy thận, máu sẽ được lọc ra bên ngoài có thể của người bệnh giúp đào thải các chất độc, muối và nước. Quá trình này sẽ giúp người bệnh có thể tiếp tục sinh hoạt một cách bình thường. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định như phù mặt, tức ngực, khó thở, thiếu máu, làm hạ huyết áp đột ngột, cơ co cứng,…
Ghép thận
Với những bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để ghép một quả thận khỏe mạnh do người khác hiến tặng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, quá trình tìm được thận tương thích không hề đơn giản. Việc ghép thận sẽ giúp người bệnh khỏe mạnh và tiếp tục quá trình đào thải chất độc, lọc máy, cân bằng điện giải mà không cần sử dụng các thiết bị bên ngoài.
Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ bác sĩ đến từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC về dấu hiệu suy thận mạn tính cũng như cách phòng ngừa, điều trị căn bệnh này. Hy vọng, mọi thông tin trong bài viết sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn.
MEDLATEC hiện là cơ sở khám chữa bệnh được nhiều người tin chọn
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị cơ sở y tế khoa học, hiện đại sẽ, chắc chắn là sự lựa chọn tốt nhất cho những người có nhu cầu điều trị về các vấn đề bệnh lý đang gặp phải. Nếu có bất kỳ băn khoăn, vướng mắc nào về vấn đề sức khỏe bản thân, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ tư vấn, giải đáp.