Cúm A là gì? Phòng và điều trị cúm A như thế nào? | Medlatec

Cúm A là gì? Phòng và điều trị cúm A như thế nào?

Thời gian gần đây, các bệnh viện tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân suy hô hấp và nhiều biến chứng khác liên quan đến cúm A. Đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ hay người già khi mắc bệnh luôn có dấu hiệu nặng hơn. Vậy cúm A là gì, phòng và điều trị cúm A như thế nào? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.


06/04/2020 | Cúm A/B và tác hại của nó trong thời điểm dịch Covid 19
06/03/2020 | Cúm A sốt 40 độ và những thông tin y khoa không thể bỏ qua
04/03/2020 | Để cúm A không lây lan, nên kiểm tra ngay nếu xuất hiện những biểu hiện này

1. Cúm A là gì?

Cúm A là  một dạng lây nhiễm virus cấp tính về đường hô hấp. Các loại chim hoang dã là vật chủ tự nhiên của các loại virus cúm A. Cúm A có thể lây lan nhanh, dễ hình thành các biến chứng mới và gây ra đại dịch. Bệnh thường bùng phát cùng với dịch cúm mùa. 

Cúm A có thể gây ra những biến chứng về đường hô hấp, thậm chí là có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Nhất là trẻ nhỏ, người già hay những bệnh nhân có bệnh nền. 

Cúm A là một dạng cúm mùa gây nên tình trạng xấu cho đường hô hấp

Cúm A là một dạng cúm mùa gây nên tình trạng xấu cho đường hô hấp

2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Trên thực tế có rất nhiều dạng bệnh cúm theo mùa. Cúm A cũng được gọi là một dạng cúm mùa nhưng thường gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Vậy cúm A là gì, nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân gây cúm A

Bệnh cúm A xuất hiện do sự xâm nhập và nhân lên của virus cúm (Influenza) vào tế bào biểu mô đường hô hấp. Tại Việt Nam các ca cúm thường gây ra bởi nhóm virus cúm chủng A, B, C. Trong đó, type A là thể gây bệnh phổ biến và lây lan nhanh chóng hơn cả. 

Virus cúm có 4 loại kháng nguyên chính là: M1, M2, H và N. Trong đó, cúm A có kháng nguyên gồm H và N (trong đó: H từ H1 - H16 và N từ N - N1 đến N9). Cúm A từng được coi là một trong những đại dịch khủng khiếp trên thế giới và từng cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Cho đến nay mặc dù đã được khống chế nhưng hàng năm vẫn có những đợt bùng phát gây nên sự lây lan nhất định.

Cúm A lây qua đường gì?

Nhiều người cho đến nay vẫn thắc mắc cúm A có bị lây không? Câu trả lời đương nhiên là có. Virus cúm A lây truyền từ người sang người thông qua đường hô hấp. Nguyên do chủ yếu là nhiễm virus bắn ra từ người bệnh khi ho, hắt hơi, nước mũi,... 

Bệnh thường bùng phát khi trời trở lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Khả năng lây lan của virus cúm A là rất nhanh. Do vậy, khi có cảnh báo dịch cúm A, bất cứ ai cũng cần phải cẩn trọng. Đặc biệt khi mà trong năm 2022, cúm A bùng phát vào mùa hè nắng nóng, đây là một hiện tượng rất đặc biệt, do đó chúng ta không nên chủ quan. 

Cúm A có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp

Cúm A có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp

Những đối tượng dễ mắc cúm A

Bất cứ ai cũng có thể lây nhiễm virus cúm khi vào mùa. Vậy nên, việc tìm hiểu cúm A là gì và cách phòng tránh như thế nào là điều vô cùng cần thiết. Trên thực tế, có những đối tượng dễ bị lây nhiễm loại virus này hơn. Đó là: 

  • Trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi, sức đề kháng chưa hoàn thiện.

  • Người già, nhất là người trên 65 tuổi sức đề kháng kém.

  • Phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

  • Những bệnh nhân đang bị suy giảm miễn dịch.

  • Người thừa cân béo phì.

  • Những người có bệnh lý mãn tính, khả năng đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh (như: người bị HIV/AIDS, ung thư, bệnh hen, phổi mãn tính, tim mạch,...).

Dấu hiệu nhận biết cúm A

Dấu hiệu của cúm A ban đầu trông giống như cảm lạnh thông thường với những triệu chứng như: chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì, mệt mỏi, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể,... Có thể kèm theo các dấu hiệu khác như sốt, viêm họng, đau đầu, mệt mỏi nhiều hơn.

Nặng hơn là những biến chứng có thể xảy ra nếu điều trị không kịp thời. Với những triệu chứng nghiêm trọng hơn như: viêm tai, tiêu chảy, đau bụng, đau tức ngực, triệu chứng hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản, tim mạch gặp một số vấn đề,... Với đối tượng là trẻ nhỏ, người già, triệu chứng có thể nặng hơn và tiến triển nhanh. 

Cúm A có thể gây biến chứng nặng cho người bệnh

Cúm A có thể gây biến chứng nặng cho người bệnh

3. Điều trị

Nếu có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi hoăc dịch tễ có tiếp xúc với người bị cúm A thì bạn cần nghĩ ngay đến khả năng lây nhiễm loại virus này. Đồng thời đến cơ sở y tế thăm khám, xác định nguyên nhân và có hướng điều trị đúng cách.

Cúm A bao lâu thì khỏi?

Với một người khỏe mạnh thông thường nếu nhiễm cúm A thì các triệu chứng sẽ khỏi sau 1 tuần. Nhưng nếu triệu chứng vẫn kéo dài lâu hơn và tình trạng nặng hơn thì cần phải được can thiệp điều trị y tế kịp thời. Nhất là với những đối tượng có nguy cơ biến chứng cao như người già, trẻ em và phụ nữ mang thai. 

Quá trình điều trị cho trẻ nhỏ cần có sự theo dõi sát sao của người lớn

Quá trình điều trị cho trẻ nhỏ cần có sự theo dõi sát sao của người lớn

Phương pháp điều trị cúm A

- Về nguyên tắc, bệnh nhân cần được cách ly ngay, đồng thời thông báo đến cơ quan y tế dự phòng tại địa phương.

- Về sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân cúm A cần sử dụng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt, bao gồm cả trường hợp tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và có sốt.

Một số loại thuốc kháng virus thường dùng như: Oseltamivir (Tamiflu), Zanamivir. Khi sử dụng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi nghiêm ngặt các biểu hiện bất thường nếu có.

- Điều trị hỗ trợ: Cho bệnh nhân uống thuốc hạ sốt paracetamol nếu thân nhiệt trên 39 độ C (lưu ý, không được dùng thuốc hạ sốt nhóm salicylate như aspirin).

Đồng thời, cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, ăn uống đủ chất để cơ thể nhanh phục hồi. Trong trường hợp xuất hiện biến chứng suy hô hấp cần liên hệ cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.

4. Cách phòng ngừa cúm A

Cách tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm virus cúm A là thực hiện những giải pháp như sau: 

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, luyện tập thể thao điều độ để tăng cường sức khỏe

  • Tăng cường thực phẩm giàu vitamin để cải thiện sức đề kháng, nhất là vào thời điểm giao mùa

  • Thường xuyên rửa tay để giữ vệ sinh, ngăn ngừa lây bệnh

Cách tốt nhất để phòng cúm A là nên tiêm vắc xin ngừa virus cúm  hàng năm. Các vắc xin này có thể giúp ngừa 3 - 4 loại virus cúm trong năm. Vắc xin phòng cúm được khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Nếu đã biết cúm A là gì và mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này thì việc tiêm vắc xin là điều cần thiết, nhất là đối với trẻ nhỏ. 

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang triển khai dịch vụ tiêm vắc xin ngừa virus cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. MEDLATEC luôn sẵn đáp ứng các loại vắc xin dành cho cả trẻ em và người lớn theo tiêu chuẩn của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế. Giá dịch vụ theo khung chung trên toàn quốc với chất lượng và uy tín luôn được cam kết.

Tiêm vắc xin là cách phòng tránh cúm A hiệu quả

Tiêm vắc xin là cách phòng tránh cúm A hiệu quả

Trong trường hợp bạn hoặc người thân đang có những triệu chứng nghi mắc cúm A thì có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được làm xét nghiệm chẩn đoán. Trung tâm Xét nghiệm của Bệnh viện đã và đang tiếp nhận mẫu xét nghiệm virus cúm A/B/H1N1, đồng thời đưa ra lời khuyên về chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, cũng như tư vấn điều trị cho bệnh nhân có nhu cầu.

Nếu cần thực hiện xét nghiệm virus cúm A/B/H1N1 hoặc tiêm vắc xin phòng ngừa, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn đến chi nhánh gần nhất của MEDLATEC và sử dụng dịch vụ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Có cách nào điều trị dứt điểm giun kim ở trẻ không?

Một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra trong quá trình chăm sóc trẻ là có thể điều trị dứt điểm giun kim không. Thực tế tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em lại là đối tượng thường gặp nhất. Dù không gây nguy hiểm hay đe doạ tính mạng nhưng vẫn để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe của trẻ. 
Ngày 20/06/2023

Đặc điểm của trứng giun kim - có thể bạn chưa biết

Đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng nhiễm trứng giun kim hay giun kim được xác định là trẻ nhỏ. Tình trạng này đôi khi không gây nguy hiểm, nhưng lại khiến người mắc khó chịu. Để biết được hình dạng của trứng giun kim ra sao, biểu hiện khi nhiễm là gì và làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu ngay dưới đây. 
Ngày 16/06/2023

Bạn có biết: Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vậy sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi? Thông tin liên quan sẽ được làm rõ trong bài viết.
Ngày 14/06/2023

Nguyên nhân thủy đậu - cách nhận biết và phòng tránh

Trong thời gian gần đây, số người bị mắc bệnh thủy đậu đang có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Việc nhận biết nguyên nhân thủy đậu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa sự lây lan ra cộng đồng.
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp