Củ địa liền thuộc nhóm thực vật họ gừng, mọc khá nhiều tại khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Loài cây này gần như mọc hoang, phát triển mạnh mà không cần chăm bón quá cầu kỳ. Củ từ cây địa liền hay được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đau nhức xương khớp.
09/01/2023 | Củ lùn - thức ăn bổ và lành ai cũng nên thử ít nhất một lần 24/11/2022 | Củ từ có dùng để chữa bệnh được không? 10/08/2021 | Củ dền đỏ có tác dụng gì và các lưu ý khi sử dụng thực phẩm này 18/07/2021 | Củ gừng tươi có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào?
1. Giới thiệu chung về cây địa liền
Cây địa liền phát triển khá mạnh tại Việt Nam. Tuy rằng thuộc nhóm thực vật họ gừng nhưng bạn vẫn dễ dàng phân biệt địa liền với những loại thực vật cùng họ khác.
1.1. Đặc điểm hình thái
Địa liền thuộc nhóm thực vật thanh thảo, sống khá dai. Thân cây thấp, rễ trường phân thành nhiều củ nhỏ. Củ địa liền kích thước trung bình như quả trứng, mọc thành từng chùm nối tiếp, bề mặt củ gồm nhiều vân ngang.
Hình ảnh cây địa liền trong thực tế
Lá của cây địa liền gồm các phân tròn, tán lá xòe rộng, mọc gần như sát mặt đất. Mặt phía trên của mỗi chiếc lá thường nhẵn bóng, còn mặt phía dưới lại mọc lông mịn, phần mép lá có xu hướng chuyển màu khi lá già đi. Cả mặt phía trên và mặt phía dưới của nó đều xuất hiện một vài chấm vuông.
Thân địa liền thấp, được tạo thành bởi các bẹ lá. Nói chung, loài thực vật này gần như không có thân cố định, chỉ khi già đi phần thân mới thực sự rõ nét.
Hoa của cây địa liền không có cuống, nó luôn ẩn phía trong bẻ lá. Mỗi bông hoa phân thành nhiều cánh, cánh bên ngoài màu trắng, ở giữa cánh hoa điểm thêm đốm tím.
Hầu hết bộ phận trên cây địa liền đều tỏa ra mùi thơm, nến thì thấy có vị cay nóng. Mùa hoa địa liền nở rộ vào tháng 5 đến tháng 7.
1.2. Môi trường sinh sống lý tưởng
Cây địa liền hoàn toàn sinh trưởng tốt với điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Loài cây này ưa ánh sáng, ưa ẩm chịu hạn khá tốt. Cứ vào tháng 4 đến tháng 5 hàng năm, cây lại ra lá non. Địa liền đặc biệt phát triển mạnh vào mùa hè, nở hoa rồi lụi tàn.
Cây địa liền ưa ánh sáng và đất ẩm
Vào mùa hoa, hoa địa liền hay nở vào lúc 10 giờ. Đến khi hoa tàn cũng chính là lúc củ đủ tuổi thu hoạch.
Cây địa liền có khả năng phân nhánh linh hoạt. Chỉ từ một củ ban đầu, bạn không khó để nhân giống ra cả một vườn địa liền. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ngay cả khi không phải phân bón như các loại cây trồng khác.
2. Một số thành phần hóa học trong củ địa liền
Trên cây địa liền, củ chính là bộ phận hay được sử dụng làm thuốc nhiều nhất. Củ thường thu hái vào mùa xuân. Sau quá trình thu hoạch, người ta sẽ đem rửa sạch và phơi khô. Loại củ này chỉ phơi dưới nắng chứ không thể sấy bằng than.
Trong củ địa liền chứa một lượng nhỏ tinh dầu
Trong củ địa liền chứa khoảng 2.4% đến 3.9% tinh dầu. Bên cạnh đó còn phải kể đến một vài hợp chất quan trọng như ethyl cinnamate, p-methoxy methyl cinnamate,... Chúng đều sở hữu những dược tính cụ thể.
3. Tác dụng của củ địa liền cho sức khỏe
Thành phần trong củ địa liền hỗ trợ giảm đau, giảm viêm, hạ sốt khá tốt. Ngoài ra loại củ này còn được chứng minh là có khả năng ngăn chặn sự tấn công của tế bào carcinom vào cổ tử cung, giảm co thắt, tăng hưng phấn.
Theo nhiều tài liệu Y học Cổ, củ địa liền được khẳng định là có vị cay, thích hợp ứng dụng vào một số bài thuốc trị bệnh. Mặc dù vị cay nóng nhưng địa liền lại thuộc vào nhóm vị thuốc ôn trung.
Loại củ này rất hay xuất hiện trong các bài thuốc trị chứng lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, hen suyễn, nôn ói,... Tất nhiên, liều dùng cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc, bác sĩ.
Củ địa liền hay có mặt trong bài thuốc trị lạnh bụng
Củ địa liền phối hợp cùng một vài nguyên liệu khác ngâm rượu sẽ tạo thành hỗn hợp thoa bóp trị đau nhức khá hiệu quả.
Lưu ý, loại rượu ngâm địa liền chỉ sử dụng xoa bóp chứ không thể uống như những loại rượu ngâm khác.
Tại một số nước Đông Nam Á như Philippines, Malaysia, từ lâu người ta đã biết tận dụng các bộ phận trên cây địa liền để trị ho, điều hòa huyết áp, trị cảm lạnh,... Trong đó, củ địa liền trị lở loét khá tốt.
4. Tham khảo một vài bài thuốc từ củ địa liền
Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh kết hợp củ địa liền cùng với một những loại thảo dược khác. Lưu ý: các bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo.
4.1. Bài thuốc trị cảm sốt
Nguyên liệu chính cần chuẩn bị bao gồm:
Cho toàn bộ những nguyên liệu trên vào xay mịn, vo thành viên và uống mỗi khi cảm thấy cơ thể bị sốt kèm triệu chứng đau đầu.
4.2. Bài thuốc trị chứng ho gà
Nguyên liệu chính cần sử dụng để bào chế thuốc bao gồm:
-
Địa liền: Khối lượng 300g
-
Lá chanh: Khối lượng 300g
-
Bạch tần bì tẩm mật ong: Khối lượng 1kg
-
Rau sam tươi: Khối lượng 1kg
-
Rau má tươi: Khối lượng 1kg
-
Lá tía tô: Khối lượng 500g
-
Đường kính: Một lượng vừa đủ để đun 2 lít nước
Phối trộn tất cả những nguyên liệu trên và đem đun trong 12 lít nước. Chờ đến khi nước sôi và chỉ còn khoảng 4 lít, bạn hãy tắt bếp và cho nước vào bình thủy tinh, cho thêm đường để thuốc dễ uống hơn.
Trẻ em mắc chứng ho gà có thể dùng mỗi ngày từ 15 ml đến 30ml nước thuốc từ củ liền. Tuy nhiên, nếu dùng cho trẻ em, bạn cần cho trẻ đi thăm khám hoặc tham khảo tư vấn của bác sĩ.
4.3. Bài thuốc trị táo bón
Nguyên liệu cơ bản cần chuẩn bị bao gồm:
-
Địa liền: Khối lượng 1kg
-
Thổ phục linh: Khối lượng 1kg
-
Rau má tươi: Khối lượng 1kg
-
Cam thảo: Khối lượng 500g
Phơi khô tất cả nguyên liệu vừa chuẩn bị rồi nghiền thành bột. Mỗi ngày, hòa 2g đến 4g bột với nước và uống điều trị chứng táo bón.
4.4. Bài thuốc trị đau dạ dày
Các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:
-
Địa liền: Khối lượng 20g
-
Quế chi: Khối lượng 10g
Tán 2 nguyên liệu trên thành bột, uống trung bình 6g mỗi ngày, chia thành 3 lần uống trong ngày.
5. Cần lưu ý gì khi sử dụng địa liền?
Tuy rằng có tác dụng trị bệnh, thế nhưng không vì vậy mà bạn lạm dụng, sử dụng củ địa liền một cách bừa bãi. Thay vào đó trước khi sử dụng, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn thêm.
Củ địa liền không thích hợp sử dụng trong thời gian dài
-
Không nên dùng trong thời gian dài: Địa liền vẫn có thể gây tác dụng phụ, không phù hợp sử dụng trong thời gian dài. Đặc biệt người bị âm hư, thiếu máu thì không nên dùng địa liền.
-
Theo dõi sự thay đổi của cơ thể: Trong quá trình sử dụng địa liền, hãy chú ý theo dõi kỹ sự thay đổi của cơ thể. Nếu nhận thấy tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên tạm ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.
-
Không quá liều lượng: Dù dùng theo dạng bột hay thuốc viên thì liều lượng sử dụng trong ngày chỉ nên dao động từ 3g đến 6g mà thôi.
-
Không nên dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú: Tuy rằng chưa có nghiên cứu cụ thể về độ an toàn của địa liền nhưng phụ nữ mang thai và cho con bú cần cẩn thận. Tốt nhất là không nên sử dụng loại dược liệu này nếu đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú.
Cây địa liền thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam. Củ địa liền thường thu hoạch vào mùa xuân. Loại củ này sở hữu nhiều dược tính đặc biệt, hỗ trợ điều trị tốt một số bệnh lý nhưng khi sử dụng, người dân cần tham khảo trước ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ.