Ung thư tuyến giáp là căn bệnh có thể điều trị được nhưng cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh mà lựa chọn những thực phẩm đúng, đủ. Vậy ung thư tuyến giáp ăn gì? Mời bạn đọc theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây để biết “Ung thư tuyến giáp ăn gì” từ đó ngăn chặn được sự phát triển của bệnh và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
04/10/2019 | Bị ung thư tuyến giáp ăn hoa quả gì tăng sức đề kháng? 02/10/2019 | Ung thư tuyến giáp ăn gì tốt cho sức khỏe? 26/09/2019 | Những phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phổ biến
1. Ung thư tuyến giáp ăn gì?
Ung thư tuyến giáp là một trong những bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi được nhưng nó vẫn nguy hiểm và có ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống hàng ngày của người bệnh. Và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tiến triển của bệnh, quá trình điều trị bệnh ung thư tuyến giáp.
Khó khăn trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng, thường xuyên có cảm giác chán ăn, buồn nôn,.. là những phản ứng bạn sẽ gặp phải trong quá trình điều trị và sau điều trị ung thư tuyến giáp. Thế nhưng, người bệnh vẫn cần có chế độ ăn uống hợp lý để tránh ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị.
Vậy người bị bệnh ung thư tuyến giáp ăn gì? Theo các bác sĩ, người bị ung thư tuyến giáp nên bổ sung các thực phẩm sau đây để góp phần hạn chế các triệu chứng do bệnh gây nên:
Trái cây tươi và rau xanh rất tốt cho người bị ung thư tuyến giáp
-
Thực phẩm giàu Iot: Iot là chất rất cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung đủ với một lượng Iot nhất định để giúp tuyến giáp hoạt động ổn định nhất.
-
Các loại hạt: các loại hạt như hạt điều, hạt bí,.. là nguồn thực phẩm cung cấp Vitamin E và B để tuyến giáp hoạt động hiệu quả nhất. Có thể nói, đây là nhóm thực phẩm cần thiết cho tuyến giáp mà người bị ung thư tuyến giáp cần bổ sung.
-
Hải sản: Hải sản là nhóm thực phẩm chứa nhiều omega 3, kẽm,… rất tốt cho người bị ung thư tuyến giáp. Vì vậy, nếu hỏi “ung thư tuyến giáp ăn gì” thì hải sản là gợi ý không hề tồi. Người bệnh nên sử dụng ít nhất 3 bữa/tuần để việc hấp thu dưỡng chất đạt hiệu quả tốt.
-
Thức ăn lỏng, ít chất béo: Trong trường hợp người bệnh có triệu chứng buồn nôn, nôn thì nên ăn những thức ăn chứa ít chất béo, các thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, ngũ cốc,…
-
Thực phẩm giàu Protein: Thực phẩm giàu Protein chính là nguồn cung cấp calo và năng lượng để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cơ thể.
Người bị ung thư tuyến giáp cần bổ sung nhiều Protein để cung cấp calo và năng lượng cho cơ thể
Bên cạnh ung thư tuyến giáp ăn gì, người bệnh cũng cần phải chú ý đến cách ăn để việc hấp thụ dinh dưỡng được đảm bảo như:
-
Nên chia nhỏ bữa ăn, mỗi bữa ăn một chút để người bệnh không có tâm lý ngại ăn.
-
Nấu chín và nghiền nhỏ thức ăn như vậy sẽ dễ nuốt hơn.
-
Không ăn đồ ăn sống, tái hoặc chần.
-
Bổ sung thêm sinh tố, nước ép trái cây, chất xơ vừa đủ để đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
2. Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?
Song song với việc tìm hiểu ung thư tuyến giáp ăn gì để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả điều trị thì người bệnh không nên ăn các thực phẩm dưới đây để tránh gây hại cho sức khỏe:
-
Những người bị ung thư tuyến giáp đặc biệt là người bệnh sau phẫu thuật không nên ăn thức ăn cay, nóng hay những thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao như nướng, quay, chiên rán nhiều dầu mỡ.
Cần loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn của người bị ung thư tuyến giáp
-
Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp như xúc xích, pate, thịt hun khói,… người bệnh cũng nên tránh xa để đảm bảo hoạt động của tuyến giáp cũng như hệ tiêu hóa.
-
Hạn chế ăn mì, phở, bún vì chúng có chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
-
Người bị ung thư tuyến giáp cần hết sức lưu ý tránh ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành như: tào phớ, đậu phụ, sữa đậu nành. Lý do là bởi vì trong đậu nành có chứa chất isoflavone. Chất này gây cản trở quá trình tạo hóc môn ở tuyến giáp.
Các chuyên gia về nội tiết cũng khuyên người bị u tuyến giáp dù là lành tính hay ác tính cũng nên hạn chế bổ sung đậu nành. Có thể dùng một lượng nhỏ trong bữa ăn nhưng nên hỏi ý kiến bác sỹ.
-
Nên tránh các loại thực phẩm khô cứng như bánh mì nướng, khoai tây chiên, bánh quy giòn, bánh tai heo,..bởi người bị bệnh ung thư tuyến giáp thường hay bị khó nuốt. Nếu sử dụng thực phẩm khô, cứng sẽ gây đau họng.
-
Với trường hợp người bệnh đang tiến hành điều trị bằng liệu pháp Iod phóng xạ thì chế độ ăn uống với nồng độ iot thấp là tốt nhất. Điều đó có nghĩa là người bệnh phải hạn chế sử dụng muối iot, muối biển hay thực phẩm có tẩm ướp muối bao gồm cả hải sản và các sản phẩm khai thác từ biển như rong biển, rau câu,…
Khi bị ung thư tuyến giáp hay đang trong quá trình điều trị bệnh cần hết sức chú ý đến chế độ ăn uống
-
Không nên ăn lòng đỏ trứng và các chế phẩm từ trứng, sữa, phô mai, kem,…
-
Tuyệt đối không uống nước có ga, bia, rượu và cà phê. Đối với người sức khỏe tốt sử dụng những sản phẩm này cũng không có lợi cho sức khỏe.
Như đã nói ở trên, nhu cầu dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh là điều vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng lớn đến việc điều trị và khả năng phục hồi của người bệnh sau điều trị. Vì vậy, để điều trị các bệnh lý về tuyến giáp như suy giáp, cường giáp và đặc biệt là ung thư tuyến giáp đạt hiệu quả như mong muốn thì người bệnh cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Trên đây là những thông tin về ung thư tuyến giáp ăn gì và kiêng ăn gì đặc biệt là những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp có thể tham khảo. Việc bệnh nhân và người nhà chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh sẽ nâng cao hiệu quả điều trị đồng thời sức khỏe phục hồi một cách nhanh chóng.
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, bạn cũng có thể tham gia gói tầm soát, kiểm tra chức năng tuyến giáp và sàng lọc các bệnh lý về tuyến giáp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng với sự đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín thực hiện đầy đủ các xét nghiệm kiểm tra và điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp một cách nhanh chóng và tiện lợi.