Những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư sẽ có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe nếu không may nhiễm Covid-19. Đây cũng là đối tượng nhiễm Covid-19 có nguy cơ tử vong cao. Do đó, người điều trị ung thư mắc Covid, cần hết sức lưu ý để có thể bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
07/05/2022 | Xuất hiện 3 dấu hiệu này kéo dài cảnh báo mắc 2 ung thư nguy hiểm 06/05/2022 | Điểm danh các phương pháp điều trị ung thư răng hiệu quả nhất 06/05/2022 | Bệnh nhân ung thư thận sống được bao lâu? Kinh nghiệm chăm sóc thế nào?
1. Người bệnh sẽ ảnh hưởng như thế nào nếu nhiễm Covid-19 khi đang điều trị ung thư?
Hầu hết các bệnh nhân ung thư, đặc biệt là những đối tượng đang trong quá trình điều trị bệnh tích cực rất lo lắng về những ảnh hưởng của các chủng virus mới đối với sức khỏe người bệnh. Trong đó, khi nhiễm Covid-19, bệnh nhân đang trong quá trình điều trị sẽ có thể bị ảnh hưởng sức khỏe nhiều hơn so với các trường hợp bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục.
Bệnh nhân ung thư có thể xuất hiện triệu chứng giống Covid-19
Tuy nhiên, thể trạng của mỗi bệnh nhân hoàn toàn khác nhau, do đó ảnh hưởng từ Covid-19 đối với người bệnh ung thư là một vấn đề cần phải tiến hành nghiên cứu nhiều hơn mới có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất.
Bệnh nhân ung thư khi đang trong quá trình điều trị bệnh thường có hệ miễn dịch yếu, khả năng chống lại bệnh tật sẽ kém hơn so với những đối tượng khác. Chính vì thế, nhiễm Covid-19 vào thời điểm này sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người bệnh. Cụ thể là một số phương pháp điều trị ung thư như hóa trị hay xạ trị chính là nguyên nhân khiến khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể bị suy giảm. Do đó, các trường hợp này có nguy cơ cao mắc COVID-19.
Nhiều bệnh nhân ung thư lo lắng khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2
Đặc biệt, đối với những đối tượng mắc các bệnh ung thư máu chẳng hạn như ung thư hạch, bạch cầu, bệnh đa u tủy,… sẽ có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hơn so với những trường hợp bệnh nhân ung thư khác. Nguyên nhân vì các loại bệnh ung thư máu thường gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của các tế bào miễn dịch và dễ gây suy giảm hệ miễn dịch.
Theo các chuyên gia, một số triệu chứng của Covid-19 khá giống với triệu chứng của bệnh ung thư, chẳng hạn như sốt, ho, ớn lạnh, đau nhức đầu, đau cơ, sổ mũi, buồn nôn, tiêu chảy,… chính vì thế việc đánh giá đầy đủ các triệu chứng và biến chứng do Covid-19 gây ra là rất khó khăn và dễ gây nhầm lẫn.
2. Người điều trị ung thư mắc Covid-19 cần lưu ý những gì?
Những trường hợp người điều trị ung thư mắc Covid-19 có thể gặp phải một số triệu chứng như ho khan, mệt mỏi, nhức đầu, sốt, đau cơ,… Thậm chí bệnh có thể chuyển biến nặng gây viêm phổi, suy hô hấp, đe dọa tính mạng của người bệnh. Bệnh nhân ung thư là những trường hợp đã bị tổn thương một số cơ quan nội tạng nên khi nhiễm thêm virus SARS-CoV-2 có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bệnh nhân nên duy trì điều trị nếu không có biểu hiện bất thường hay nguy cơ lây nhiễm Covid-19
Dù khả năng nhiễm Covid-19 của bệnh nhân ung thư cao hơn so với người khỏe mạnh nhưng trong trường hợp bệnh nhân không có các yếu tố dịch tễ, không tiếp xúc với người bệnh, không có nguy cơ lây nhiễm thì bệnh nhân không cần quá lo lắng mà nên tiếp tục theo dõi và điều trị bệnh bình thường.
Đối với bệnh nhân ung thư đang điều trị tại các bệnh viện bằng các phương pháp hóa trị, xạ trị, bệnh nhân nên duy trì điều trị. Các bệnh viện sẽ tiến hành sàng lọc Covid-19 thường xuyên cho những đối tượng bệnh nhân này.
Đối với các trường hợp bệnh nhân ung thư cần phẫu thuật: Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra mức độ bệnh lý của người bệnh, sau đó sẽ đưa ra phương án có nên tiến hành phẫu thuật ở thời điểm này hay không. Trong những trường hợp bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được sàng lọc Covid-19 trước khi phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho người bệnh và bác sĩ.
Bệnh nhân ung thư cũng cần thực hiện những biện pháp phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế, cụ thể như sau:
- Cần tuân thủ theo khuyến cáo 5K, nhất là khi đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện, tránh tiếp xúc những nơi đông người, rửa tay sát khuẩn theo đúng khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.
- Không nên tiếp xúc với các trường hợp đang nghi ngờ nhiễm Covid-19, để tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư cũng cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung đa dạng thực phẩm để nâng cao hệ miễn dịch giúp cơ thể đáp ứng tốt nhất với các biện pháp điều trị ung thư, đồng thời phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả.
Theo các chuyên gia y tế, những bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, sút cân, đi ngoài ra máu, ho ra máu, có khối u trên cơ thể,… hoặc bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì cần chủ động đi khám để được tầm soát ung thư kịp thời.
Bệnh nhân ung thư nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe
Không nên quá lo lắng về tình trạng dịch bệnh mà chần chừ thăm khám bệnh. Vì rất có thể, chính vì sự lo lắng, ngần ngại ấy, bạn đã bỏ qua thời điểm tốt nhất để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh ung thư. Khi đó, những hậu quả sức khỏe có thể gặp phải còn nguy hiểm hơn rất nhiều.
Trong trường hợp những bệnh nhân ung thư đã được điều trị ổn định và đồng thời không xảy ra bất cứ dấu hiệu bất thường nào, thì có thể chủ động liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về vấn đề lùi lịch tái khám. Những đối tượng này, không cần thiết phải tái khám trong bối cảnh dịch bệnh đang có diễn biến căng thẳng.
Nếu cơ thể có bất cứ triệu chứng bất thường nào, bạn không nên chủ quan, hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các chuyên gia tư vấn chi tiết, cụ thể và đặt lịch khám sớm cho bạn.