Sau thời gian nghỉ thai sản, nhiều mẹ phải trở lại đi làm trong thời gian từ 8 - 10 tiếng nên việc trữ sữa để trẻ dùng trong thời gian xa cách này là cần thiết. Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng của sữa có thể bị thay đổi và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu cách bảo quản sữa mẹ khi vắt để sử dụng sau mà vẫn đảm bảo chất lượng.
20/09/2021 | Nên ăn gì để sữa mẹ đặc mát và đạt giá trị dinh dưỡng cao? 15/08/2021 | Mẹ bầu lưu ý: Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn? 10/08/2021 | Chế độ ăn khi đang nuôi con bằng sữa mẹ để bé khỏe mạnh
1. Các trường hợp cần trữ sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong những năm tháng đầu đời, vì thế mà các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng sau sinh. Sau đó, trẻ có thể ăn dặm kết hợp với bú sữa mẹ.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh
Các trường hợp sau mẹ nên chủ động trữ sữa và bảo quản đúng cách để đảm bảo luôn có nguồn sữa cho trẻ dùng:
-
Trẻ được nuôi trong lồng ấp hoặc đang nằm viện mà phải cách ly.
-
Mẹ thừa nhiều sữa mà trẻ không dùng hết, có thể vắt trữ để dùng khi cần thiết.
-
Mẹ cần đi làm hoặc đi xa không thể cho trẻ bú sữa mẹ trực tiếp.
Để trữ sữa mẹ, mẹ nên dùng bình hoặc túi chứa sữa chuyên dụng có thể mua tại các siêu thị hoặc nhà thuốc uy tín. Lưu ý tuyệt đối không trữ sữa mẹ trong túi nhựa thông thường hoặc chai nhựa dùng 1 lần, đặc biệt là chai nhựa tái chế số 7.
Thời gian lưu trữ sữa mẹ sẽ tùy theo hình thức lưu trữ như sau:
-
Lưu trữ sữa mẹ ở nhiệt độ phòng: Tối đa 4 giờ.
-
Lưu trữ sữa mẹ trong tủ lạnh chỉ chuyên trữ sữa: Tối đa 4 ngày.
-
Lưu trữ sữa mẹ trong tủ đông chỉ chuyên trữ sữa: Tối đa 6 tháng, nhiều trường hợp có thể lưu trữ dài hơn lên tới 12 tháng.
Trữ sữa mẹ đúng cách giúp trẻ có nguồn sữa chủ động và đảm bảo hơn
Khi sử dụng sữa mẹ được trữ lạnh hoặc tủ đông, cần rã đông và làm ấm đúng cách để trẻ dễ uống mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Sữa mẹ sau khi vắt ra có thể bảo quản bằng những cách sau để đảm bảo độ tinh khiết, an toàn và chất lượng của sữa để chủ động cho trẻ uống.
2.1. Bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh/tủ đông
Nếu nhà bạn không có tủ lạnh hoặc tủ đông hoặc bị cúp điện trong thời gian dài, vẫn có thể bảo quản sữa mẹ để cho trẻ bú chủ động ở nhiệt độ phòng hoặc làm lạnh chủ động.
Sữa mẹ vẫn cần vắt đúng cách, đảm bảo sạch sẽ vào các túi trữ sữa hoặc bình chuyên dụng, đậy kín và để ở nơi thoáng mát. Nhiệt độ phòng phù hợp từ 24 - 26 độ C có thể bảo quản được sữa mẹ dùng trong tối đa 4 giờ. Tuy nhiên, cách bảo quản này có thể khiến sữa nhanh hỏng hơn nếu nhiệt độ phòng cao hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hay nguồn nhiệt khác.
Ở nhiệt độ phòng phù hợp, sữa mẹ chỉ có thể bảo quản trong tối đa 4 giờ
Ngoài ra, có thể trữ sữa lạnh nếu không có tủ lạnh bằng cách đặt các túi sữa đã trữ đông xếp vào thùng cách nhiệt. Xếp xen kẽ trong các túi đá viên để làm lạnh cho sữa tốt hơn. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời trong thời gian chờ tủ lạnh/tủ đông bởi nhiệt độ làm lạnh giảm dần sẽ khiến chất dinh dưỡng trong sữa bị biến đổi.
2.2. Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Sữa mẹ được vắt ra cần được trữ vào túi đựng sữa hoặc bình chuyên dụng để bảo quản trong tủ lạnh như sau:
-
Vắt sữa mẹ chia thành các túi hoặc bình nhỏ dung tích từ 80 - 120ml phù hợp với nhu cầu uống của trẻ và giảm thời gian làm lạnh cũng như rã đông tiện lợi hơn.
-
Dán nhãn bên ngoài mỗi túi hoặc bình trữ sữa, ghi ngày, giờ vắt hoặc tên của trẻ nếu cần gửi bé đi nhà trẻ. Điều này giúp mẹ quản lý và sử dụng sữa trữ cho trẻ tốt hơn.
-
Cất sữa đã vắt và chế vào bình/túi trữ sữa vào tủ lạnh ngay khi có thể, chú ý chỉ để sữa ở nhiệt độ phòng (khoảng 26 độ C) trong tối đa 6 giờ, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc các nguồn nhiệt ảnh hưởng.
-
Không để sữa mẹ bảo quản ở rìa hoặc khu vực làm lạnh kém của tủ lạnh, nhiệt độ trong tủ cần duy trì ổn định.
2.3. Bảo quản sữa mẹ trong tủ đông
Bảo quản sữa mẹ trong tủ đông được thời gian dài hơn lên tới 6 tháng tùy loại tủ đông có khả năng duy trì nhiệt độ tốt hay không. Bạn cũng chuẩn bị túi trữ sữa sạch, dung tích từ 80 - 120ml như khi trữ trong tủ lạnh, song cần làm lạnh nhanh trong 30 phút rồi trữ đông ngay sau đó.
Sữa mẹ có thể trữ nhiều tháng trong tủ đông
Sữa mẹ có thể trữ trong tủ động 6 tháng nếu tủ duy trì nhiệt độ ở mức -18 độ C, nhiệt độ lạnh thấp hơn sẽ bảo quản được sữa mẹ trong thời gian ngắn hơn.
3. Rã đông và hâm nóng khi sử dụng sữa trữ lạnh
Khi rã đông và hâm nóng sữa trữ lạnh, mẹ cần lưu ý:
-
Theo thứ tự thời gian sữa được vắt, bạn sử dụng các túi trữ sữa có thời gian vắt trước lần lượt đến sữa có thời gian vắt sau để tránh dùng sữa quá thời gian bảo quản.
-
Không nên rã đông sữa mẹ ở nhiệt độ phòng vì dễ khiến vi khuẩn phát triển gây hỏng sữa mẹ nên để giã đông từ từ dưới ngăn mát tủ lạnh, sau đó, hãy hấp cách thủy hoặc dùng máy hâm sữa chuyên dụng, tuyệt đối không hâm sữa bằng lò vi sóng hoặc đun trực tiếp.
-
Sữa sau khi trữ đông và hâm nóng có thể bị tách biệt hai vần váng sữa và sữa, nên lắc nhẹ để hai phần này trộn lẫn với nhau. Không lắc sữa mạnh vì sẽ gây phân hủy một số chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
-
Sữa đã rã đông cần cho trẻ bú hết, nếu không thì cần bỏ đi, tuyệt đối không tiếp tục trữ lạnh hoặc để lâu ở nhiệt độ phòng cho trẻ uống sau đó. Lưu ý trước khi rã đông sữa và cho trẻ sử dụng, nếu sữa có mùi thì có thể sữa đã bị nhiễm khuẩn hoặc nhiệt độ trữ không tốt khiến sữa biến đổi. Sữa này không nên sử dụng cho trẻ.
Cần kiểm tra sữa trữ đông trước khi rã đông cho trẻ uống
Thực hiện cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt đúng thì sẽ đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng tốt nhất của sữa, giúp mẹ thuận lợi khi đi làm hoặc có thời gian chăm sóc bản thân nhiều hơn. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.