Chuyên gia giải thích lý do nên khổ răng khôn trước khi mang thai | Medlatec

Chuyên gia giải thích lý do nên khổ răng khôn trước khi mang thai

Thời kỳ mang thai, mẹ cần cẩn trọng trước những tác động từ bên ngoài. Do đó, việc có nên nhổ răng khôn trước khi mang thai không được nhiều người quan tâm. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ đến từ bác sĩ nha khoa của MEDLATEC về chủ đề này nhé.


16/04/2021 | Sàng lọc gen trước khi mang thai quan trọng như thế nào?
24/10/2020 | Bác sĩ giải đáp: có nên tiêm vắc xin trước khi mang thai?
01/10/2020 | Cần chuẩn bị những gì trước khi mang thai

1. Tại sao nên nhổ răng khôn trước khi mang thai?

Chắc hẳn nhiều người nghĩ rằng mang thai và nhổ răng khôn không hề liên quan đến nhau. Nhưng thực chất việc nhổ răng khôn ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mang thai.

“Có nên nhổ răng khôn trước khi mang thai không” được nhiều chị em quan tâm

“Có nên nhổ răng khôn trước khi mang thai không” được nhiều chị em quan tâm

Nếu như chị em phụ nữ đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai nhưng lại có răng khôn mọc lệch thì nên nhổ răng khôn trước. Thay vì nhổ chiếc răng này mà bạn cố chịu đựng rất có thể răng khôn sẽ phát triển gây đau nhức, ảnh hưởng nhiều đến quá trình ăn nhai của chị em. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế nên nhổ răng khôn trước khi mang thai để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.

Xét về yếu tố sức khỏe, lúc chưa mang thai được xem là thời điểm thích hợp nhất để nhổ răng khôn. Vào thời điểm này, việc nhổ răng sẽ không ảnh hưởng đến sức khoẻ người phụ nữ cũng như sức khỏe thai nhi so với nhổ răng khôn khi mang thai hoặc sau khi sinh.

Lúc chưa mang thai là thời thời điểm thích hợp nhất để nhổ răng khôn

Lúc chưa mang thai là thời thời điểm thích hợp nhất để nhổ răng khôn

Hơn nữa, hiện nay hầu hết các bệnh viện đều sở hữu trang thiết bị y tế hiện đại, vì thế mà việc nhổ răng khôn cũng thuận lợi hơn. Nhờ đó mà quá trình nhổ răng chính xác, an toàn hơn, hạn chế nhiều đau đớn, thời gian hồi phục nhanh hơn. Tạo điều kiện cho chị em có thể trở lại ăn uống bình thường, hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng mà không mắc rào cản về răng miệng. Hơn hết, việc nhổ răng khôn còn tạo điều kiện tốt nhất để chị em lên kế hoạch mang thai phù hợp.

2. Nếu nhổ răng khôn khi đang mang thai thì sẽ như thế nào?

Tùy thuộc theo cơ địa, răng khôn của mỗi người sẽ mọc ở thời điểm khác nhau, có người mọc sớm, có người mọc muộn nhưng đều dao động trong độ tuổi từ 17 - 25 tuổi. Hơn nữa, loại răng này thường có xu hướng mọc lệch, gây cảm giác đau đớn, ảnh hưởng đến việc ăn nhai, hấp thu chất dinh dưỡng, thậm chí còn làm mất ngủ.

Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai cơ thể rất nhạy cảm, cộng với việc nội tiết tố và lượng canxi trong cơ thể thay đổi sẽ khiến cơ thể càng yếu ớt hơn. Vì thế, đây là lúc mà các loại vi khuẩn dễ dàng tấn công răng miệng của chị em, gây ra các vấn đề nghiêm trọng như: sâu răng, sưng lợi, viêm, nhiễm trùng răng miệng,...

Những vấn đề về răng miệng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp răng khôn mọc lệch khiến răng miệng bị viêm nhiễm gây khó khăn trong ăn uống, lúc này người mẹ không hấp thụ đủ dinh dưỡng từ thức ăn dẫn đến thiếu chất, thai nhi có thể chậm phát triển và suy dinh dưỡng.

Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, em bé sau khi chào đời sẽ có hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch làm việc kém hiệu quả, dễ gặp các vấn đề về răng miệng như sâu răng nếu mẹ bị sâu răng trong quá trình mang thai. Hơn nữa, các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị sâu răng khôn thì việc khổ răng là không nên, vì điều này sẽ làm nhiễm trùng huyết ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bé. 

Trong trường hợp bắt buộc phải nhổ răng khôn vì các lý do bệnh lý hoặc bất thường trong quá trình mọc mẹ bầu sẽ phải thực hiện nhiều việc phức tạp như tiểu phẫu, chụp X-quang, sử dụng thuốc kháng sinh và giảm đau. Lượng thuốc cần phải uống sau khi nhổ răng khôn cũng nhiều hơn so với nhổ các răng khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ và thai nhi.

Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh sau khi nhổ răng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ và bé

Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh sau khi nhổ răng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ và bé

Ngoài ra, nếu bắt buộc phải nhổ răng khôn trong khi mang thai cũng cần chọn thời điểm thích hợp. Hãy chọn thời điểm mà thai nhi đã ổn định hơn, các cơ quan trong cơ thế đã hoàn thiện. Đặc biệt, khoảng thời gian không nên nhổ răng khôn là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu nhổ răng trong thời gian này, cần có sự tư vấn và giám sát của bác sĩ.

3. Khi đang mang thai mà mọc răng khôn thì phải làm sao?

Khi đang mang thai mà răng khôn mọc nhưng không mang lại cảm giác khó chịu, đau nhức hay ê ẩm gì thì bạn không cần phải nhổ răng. Mà điều bạn cần làm lúc này là vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cẩn thận, đây cũng là cách để giảm nguy cơ gặp các vấn đề răng miệng khi đang mang thai. 

Tuy nhiên, nếu răng khôn mọc gây cảm giác đau đớn, khó chịu, buộc phải nhổ đi, các bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau nhỉ bạn, tuy nhiên loại thuốc này không hề tốt đối với phụ nữ có thai. Thay vì thế, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để xoa dịu cơn đau:

  • Súc miệng bằng nước lá ổi: Đây là loại lá khá phổ biến và dễ dàng tìm kiếm. Bạn hãy chọn những lá ổi non sau đó đem rửa sạch, có thể nhai trực tiếp hoặc đun lấy nước để súc miệng đều được.

Nước lá ổi giúp xoa dịu cơn đau răng hiệu quả

Nước lá ổi giúp xoa dịu cơn đau răng hiệu quả

  • Súc miệng bằng nước lá mùi tàu: Cách làm nước súc miệng này tương tự như đối với lá ổi. Bạn có thể thêm một ít muối và đun khoảng 10 - 15 phút.

  • Chườm răng: Nếu như đã thực hiện các biện pháp trên mà cơn đau vẫn không thuyên giảm, bạn có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau.

Có thể thấy rằng, nhổ răng khôn tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Vì thế, nên nhổ răng khôn trước khi mang thai để hạn chế đau đớn cũng như các biến chứng có thể xảy ra. 

Nếu bạn cần được tư vấn sức khỏe, hoặc có nhu cầu chăm sóc răng miệng thì có thể đến khám tại Chuyên khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám: 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh các loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải. Tuy không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai cắn, giao tiếp hàng ngày. Do đó để nhanh chóng loại bỏ những nốt nhiệt miệng khó chịu này, cách tốt nhất đó là sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng. 
Ngày 15/06/2023

Giải phẫu răng sữa - Tầm quan trọng của răng sữa đối với trẻ

Tìm hiểu giải phẫu răng sữa và tầm quan trọng của chúng đối với trẻ là việc làm cần thiết đối với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Răng sữa là răng tạm thời mọc khi trẻ còn nhỏ và sẽ được thay thế khi lớn nên đôi khi các bậc phụ huynh cho rằng chúng không quá quan trọng. Tuy nhiên, răng sữa lại đóng một vai trò đặc biệt đối với sức khỏe răng miệng. 
Ngày 13/06/2023

Torus hàm trên - Những thông tin cần biết

Torus hàm trên là tình trạng xương phát triển bất thường trong vòm họng, hầu hết là lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp lồi xương hàm trên cần phải can thiệp y khoa để tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Tìm hiểu về những thông tin liên quan đến tình trạng này để có biện pháp xử lý đúng cách và an toàn nếu xuất hiện torus.
Ngày 09/06/2023

Tìm hiểu về xương hàm trên giải phẫu

Hàm trên là một xương chẵn, tham gia vào xương mặt, đây là xương lớn nhất trong xương mặt. Xương hàm trên chứa các răng hàm trên và tham gia vào cấu tạo thành khoang mũi, hốc mắt và khoang miệng. Bài viết sau cung cấp các thông tin về giải phẫu xương hàm trên.
Ngày 11/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp