Chụp X-quang mặc dù đem lại hiệu quả chẩn đoán tốt song do sử dụng tia bức xạ X nên có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là thai nhi hoặc trẻ nhỏ. Lựa chọn địa chỉ chụp uy tín, chụp theo chỉ định bác sĩ sẽ giúp bạn hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu. Vậy nên chụp X-quang ở Hà Nội tại cơ sở y tế nào?
03/09/2020 | Thông tin quý giá dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng 20/08/2020 | Những điều cần chú ý khi chụp MRI cột sống thắt lưng 14/07/2020 | Đau lưng dưới: khi nào nên đi khám để được tư vấn và điều trị?
1. Chụp X-quang có gây nguy hiểm không?
Chụp X-quang là kỹ thuật sử dụng tia bức xạ X có khả năng đâm xuyên mạnh qua cơ thể người. Thông thường, chụp X-quang chỉ thực hiện ở khu vực hoặc bộ phận cần đánh giá, ít chụp X-quang toàn thân. Kỹ thuật này thường được dùng để khảo sát, đánh giá các bệnh lý về phổi, gãy hoặc tổn thương xương, hệ tiết niệu,…
Chụp X-quang thường được chỉ định trong khám chữa bệnh
Do sử dụng tia bức xạ X nên chụp X-quang gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người thực hiện. Trong đó, các bộ phận như da, tuyến giáp, tủy xương và bộ phận sinh dục là chịu ảnh hưởng lớn nhất. Đặc biệt nếu chụp X-quang không đúng kỹ thuật, lạm dụng nhiều lần.
Cụ thể, chụp X-quang liên tục trong khoảng thời gian ngắn sẽ có thể khiến người bệnh bị rụng tóc, bỏng da, nặng hơn khiến các cơ quan trong cơ thể rối loạn hoạt động, dễ mắc ung thư và bệnh lý nghiêm trọng khác, thậm chí có trường hợp tử vong.
Với kỹ thuật chụp X-quang hiện nay ngày càng hiện đại, được tối ưu hạn chế tốt những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nếu người bệnh chụp đúng theo chỉ định với khoảng cách thời gian hợp lý sẽ không gặp vấn đề gì.
Tia X-quang có thể gây hại tới sức khỏe
2. Lưu ý khi chụp X-quang với các đối tượng đặc biệt
Với người sức khỏe bình thường, chụp X-quang theo chỉ định thường không gây ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe, song với các đối tượng đặc biệt phải lưu ý thêm.
2.1. Bệnh nhân đang điều trị, sức khỏe yếu
Chỉ định chụp X-quang thường dùng để chẩn đoán hoặc theo dõi bệnh, vì thế có thể phải chụp nhiều. Do sức khỏe yếu và đang mắc bệnh nặng nên tia bức xạ X cũng ảnh hưởng nhiều hơn. Do đó, đối tượng này nên chụp X-quang với thiết bị hiện đại, kỹ thuật chụp phù hợp và đảm bảo ngăn chặn tốt tác dụng phụ của tia bức xạ.
2.2. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên chụp X-quang không chỉ ở bụng mà ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Tia phóng xạ X có thể đi qua cơ thể, tác động đến thai nhi gây các ảnh hưởng không tốt,… Nặng hơn, nếu chụp X-quang quá thường xuyên với cường độ mạnh, các cơ quan yếu ớt đang dần hình thành trong thai sẽ bị tổn thương, không thể phát triển bình thường.
Các máy chụp X-quang hiện đại hiện nay thường cho biết liều chiếu xạ khi chụp vào cơ thể mẹ và thai nhi. Với chế độ chụp kiểm soát tia bức xạ X, cùng biện pháp mặc áo chì hấp thụ tia X, nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng là rất thấp.
Thai nhi có thể bị dị tật khi tiếp xúc tia X
Vì thế khi đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai được chỉ định chụp X-quang, tuyệt đối thông báo với bác sĩ để lựa chọn phương pháp chẩn đoán thay thế hoặc sử dụng biện pháp hạn chế liều bức xạ, tránh gây dị tật cho trẻ.
2.3. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ đang tuổi phát triển và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể cũng nhạy cảm hơn với tia bức xạ X, nếu chụp quá thường xuyên hoặc sử dụng liều bức xạ cao dễ khiến các cơ quan này bị tổn thương, hạn chế phát triển.
Vì thế nếu có phương pháp chẩn đoán thay thế, có thể cân nhắc lựa chọn và hạn chế. Nếu cần thiết phải chụp, hãy lựa chọn địa chỉ có máy chụp X-quang chuyên biệt dành cho trẻ em. Tại đây, kỹ thuật viên có thể điều chỉnh năng lượng phóng xạ X ở mức vừa đủ, vừa cung cấp thông tin chẩn đoán tốt vừa đảm bảo đề phòng nguy cơ phơi nhiễm bức xạ.
Thực tế nguồn bức xạ luôn tồn tại quanh chúng ta, từ ánh sáng mặt trời hay các nguồn phát sáng nhân tạo khác. Tuy nhiên chụp X-quang sử dụng tia bức xạ X cường độ cao hơn thông thường nên nguy cơ ảnh hưởng cũng lớn hơn, cần cẩn thận thực hiện theo chỉ định bác sĩ, không lạm dụng chụp quá nhiều trong thời gian ngắn.
Nên chụp X-quang với máy hiện đại có thể điều chỉnh lượng bức xạ
3. Chụp X-quang ở Hà Nội địa chỉ nào?
Dù chụp X-quang ở Hà Nội hay ở bất cứ tỉnh thành nào khác, để đảm bảo an toàn với sức khỏe người bệnh, bạn nên lựa chọn địa chỉ thực hiện uy tín, đảm bảo hệ thống máy chụp cũng như điều kiện phòng chụp theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Ngoài ra, nhân viên kỹ thuật vận hành chụp X-quang phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm chụp nhanh chóng, kết quả tốt nhằm hạn chế tối đa mức bức xạ chiếu vào cơ thể.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đánh giá là một trong những địa chỉ chụp X-quang uy tín với 3 cơ sở tại Hà Nội để bạn lựa chọn. Khi chụp X-quang tại MEDLATEC, bạn sẽ được hưởng những điều kiện chụp tốt và an toàn nhất như:
- Máy chụp hiện đại, có thể điều chỉnh mức độ bức xạ phù hợp, nhất là các đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc bệnh nhân mắc bệnh nặng.
- Hệ thống phòng chụp hiện đại, sạch sẽ, được xây dựng và vận hành đạt chứng chỉ ISO 15189:2012.
- Đội ngũ kỹ thuật viên thực hiện chụp X-quang được đào tạo chuyên môn bài bản, vận hành thiết bị tốt, giàu kinh nghiệm.
Phòng chụp X-quang MEDLATEC ở Hà Nội đã và đang trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân cùng y bác sỹ trên cả nước cũng như phục vụ cho bệnh nhân khám và điều trị bệnh tại MEDLATEC. Với hệ thống đặt lịch khám trực tuyến, bạn có thể sắp xếp thời gian phù hợp để chụp nhanh nhất, kết quả chính xác được trả về cho bạn và bác sĩ điều trị.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với phòng chụp X-quang hiện đại
Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa MEDLATEC sẽ phân tích, kết luận dựa trên kết quả chụp X-quang có được cũng như các kết quả thăm khám khác. Từ đó sẽ tư vấn biện pháp chăm sóc hoặc điều trị phù hợp.
Với những ưu điểm trên, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là lựa chọn hoàn hảo với những bạn đọc đang thắc mắc chụp X-quang ở Hà Nội địa chỉ nào tốt. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn, giải đáp thắc mắc về kỹ thuật chụp X-quang cũng như đặt lịch tại cơ sở gần nhất.