Cuộc sống của con người hiện đại và tiện lợi ngày nay được giúp ích rất nhiều bởi sự phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật, máy móc, thiết bị điện tử, không quá khi nói rằng con người có thể ngồi một chỗ và làm mọi thứ mình muốn. Chụp cộng hưởng từ được coi là phương pháp hữu hiệu nhất trong phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý về đĩa đệm, rất an toàn, dễ thực hiện, hình ảnh sắc nét.
18/11/2022 | Hỏi đáp: Người bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? 04/07/2022 | Kiên trì tập Yoga thoát vị đĩa đệm cũng phải chào thua 20/04/2022 | Top 6 bài tập chữa đau lưng thoát vị đĩa đệm hiệu quả 09/02/2022 | 7 điều bạn cần biết về thoát vị đĩa đệm cổ
1. Cấu tạo, chức năng của đĩa đệm
Cấu tạo
Đĩa đệm là bộ phận giống như một miếng đệm lót nằm giữa các đốt sống, được cấu tạo bởi 3 phần chính:
- Bao xơ: là bộ phận được cấu thành từ các sợi collagen xếp thành nhiều lớp hình elip chồng lên nhau, các vòng sợi collagen này có độ dẻo và tính đàn hồi rất cao, giúp bảo vệ nhân nhầy và giúp cho cột sống vận động tốt hơn, tránh bị lệch trục.
- Nhân nhầy (nhân keo): là phần lõi của đĩa đệm, được bao bọc bởi bao xơ, có cấu tạo chủ yếu là nước, sợi collagen và một số thành phần khác. Nước trong nhân nhầy thay đổi theo độ tuổi, càng lớn tuổi thì lượng nước càng giảm do thoái hóa và các bệnh lý khác, ở trẻ sơ sinh lượng nước trong nhân nhầy có thể chiếm 80% và khi ở người già chỉ còn khoảng 60% hoặc ít hơn.
- Lớp sụn tận cùng: đây là lớp sụn nằm giữa mâm sụn của đốt sống và lớp ngoài của bao xơ, có tác dụng bảo vệ đĩa đệm và bề mặt đốt sống.
Hình ảnh mặt cắt ngang đĩa đệm bình thường và đĩa đệm bị thoát vị
Chức năng
- Cột sống của chúng ta có 24 đốt sống (7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng), khi vận động cột sống bị biến dạng, xoắn và chịu lực không đều, nhờ có sự đàn hồi và biến dạng linh hoạt của đĩa đệm mà các đốt sống không bị tổn thương hay bị lún xẹp.
- Cấu tạo của cột sống có hình cong, cùng với sự linh hoạt của dịch trong nhân nhầy giúp hấp thụ các chấn động và giảm xóc cho cơ thể, tránh các tác động mạnh lên não và tủy sống.
- Đĩa đệm cùng với các dây chằng giúp kết nối các đốt sống, tạo sự vững chắc và sự di chuyển linh hoạt cho cột sống.
- Khi vận động quá mức như căng giãn, xoắn thì các vòng sợi của bao xơ đóng vai trò như một dây phanh, không để cột sống vượt ra khỏi giới hạn vận động.
- Đĩa đệm hỗ trợ trao đổi chất bằng cách khuếch tán các chất dinh dưỡng qua màng của các vòng sợi.
Đĩa đệm giúp kết nối các đốt sống, hấp thụ các chấn động
2. Chụp cộng hưởng từ đĩa đệm trong các trường hợp nào?
- Người bệnh cảm thấy đau nhức vùng cột sống, các cơn đau kéo dài, đau tăng lên khi vận động mạnh và giảm xuống khi nghỉ ngơi, các cơn đau lan xuống vai gáy, hông, tê bì các chi.
- Nghi ngờ có thoái hóa, thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh.
- Chấn thương cột sống gây lún, xẹp thân đốt sống.
- Phát hiện các dị tật và bất thường bẩm sinh về cột sống.
- Nghi ngờ u cột sống, lao cột sống, đánh giá ung thư di căn xương và mô mềm.
- Kiểm tra sau điều trị hoặc phẫu thuật cột sống.
- Chụp mri đĩa đệm còn có thể phát hiện, chẩn đoán các tổn thương của các bộ phận lân cận như tủy sống, dây thần kinh, mạch máu, cơ cạnh sống.
MRI giúp chẩn đoán rất nhiều bệnh lý về đĩa đệm, cột sống
3. Những lưu ý khi chụp cộng hưởng từ đĩa đệm
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp vô cùng hiện đại, an toàn với người bệnh, tuy nhiên vẫn có những điều hạn chế mà chúng ta cần đặc biệt lưu ý khi đi chụp Mri, vừa để đảm bảo an toàn, vừa để hình ảnh chụp có chất lượng tốt nhất. Các điều cần lưu ý khi đi chụp cộng hưởng từ bao gồm:
- Người bệnh không có nẹp vít chấn thương hay cấy ghép kim loại trong cơ thể (khớp giả, máy trợ tim, máy trợ thính, clips phẫu thuật), nếu chụp cho những bệnh nhân như vậy cần xin ý kiến từ các chuyên gia.
- Các trưởng hợp có chỉ định tiêm thuốc cản quang cần có đầy đủ xét nghiệm chức năng gan thận, khai thác tiền sử dị ứng và bệnh lý nền (nếu có).
- Khi chụp cho trẻ em, người tâm thần, người mất khả năng kiểm soát hành vi thì khi chụp nếu động viên không được, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để cho sử dụng thuốc an thần.
- Trong một số trường hợp chấn thương cột sống người bệnh cảm thấy đau đớn khi nằm ngửa thì kỹ thuật viên có thể kê cao chân hoặc cho bệnh nhân nằm nghiêng trên bàn chụp.
4. Cách phòng tránh các bệnh lý về đĩa đệm
Đĩa đệm sẽ dần bị thoái hóa và suy giảm chức năng khi chúng ta lớn tuổi, tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ cột sống, giảm thiểu các nguy cơ mắc các bệnh lý về đĩa đệm. Các cách phòng tránh là:
- Trong sinh hoạt hàng ngày cần vận động nhẹ nhàng, ngồi đúng tư thế, tránh vận động quá sức, mang vác vật quá nặng. Với những người do đặc thù công việc phải ngồi lâu cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, 30 phút cần thay đổi tư thế một lần, tránh ngồi quá lâu một tư thế sẽ gây áp lực rất lớn lên cột sống.
- Tập thể dục hàng ngày một cách điều độ, hợp lý, tránh các tư thế khó, sai tư thế, khi tập cần có người hướng dẫn hay người hỗ trợ.
- Khi chơi thể thao hay tập thể hình cần có các dụng cụ bảo vệ, hỗ trợ cột sống, không tập quá nặng và quá lâu trong một ngày.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống đầy đủ các chất, tăng cường ăn các thức ăn giàu calci, vitamin, rau củ quả, hạn chế các chất dầu mỡ, rượu bia, chất kích thích.
Tập thể dục giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về đĩa đệm
Tóm lại, đĩa đệm là một bộ phận tuy nhỏ nhưng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là trong vận động, chúng ta cần nhận biết và thăm khám thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý về đĩa đệm, trong đó chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật luôn được ưu tiên hàng đầu. Bệnh viện đa khoa Medlatec với các chuyên gia đầu ngành về xương khớp, máy chụp cộng hưởng từ GE 1.5 Tesla hiện đại của Mỹ chắc chắn sẽ đem lại sự yên tâm tuyệt đối với mỗi người bệnh khi đến thăm khám tại đây. Mọi hình ảnh chụp của người bệnh đều được chuyển đến cho các chuyên gia tại trung tâm chẩn đoán hình ảnh Medlatec tiến hành đọc phim và hội chẩn, giúp nâng cao chất lượng chuyên môn.
Mọi chi tiết xin liên hệ 1900 56 56 56 để được giải đáp mọi thắc mắc!