Chụp cộng hưởng từ hay chụp Mri là phương pháp không còn xa lạ với nhiều người bệnh, đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn cực kỳ hiện đại và có tính ứng dụng rất cao trong khám chữa bệnh. Tuy vậy, nhiều bệnh nhân vẫn đặt ra câu hỏi rằng chụp cộng hưởng từ có độc hại không? Chụp cộng hưởng từ thì hơn chụp cắt lớp vi tính, x quang , siêu âm về cái gì? Có nên chụp cộng hưởng từ hay không? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.
I. Nguyên lý chụp cộng hưởng từ
Phương pháp chụp cộng hưởng từ dựa trên một hiện tượng được gọi là cộng hưởng từ trường hạt nhân, hiện tượng này được 2 nhà vật lý học Felix Bloch và Edward Purcel phát hiện vào năm 1940, nhờ phát hiện này mà 2 nhà vật lý Felix Block và Edward Purcel đã được nhận giải thưởng Nobel về vật lý vào năm 1952.
Vào năm 1980, chiếc máy cộng hưởng từ đầu tiên được đưa vào ứng dụng trong khám chữa bệnh trên cơ thể người, đánh dấu một cột mốc cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của ngành chẩn đoán hình ảnh công nghệ cao ngày nay.
Minh họa về các nguyên tử hydro khi được kích thích sóng điện từ
Ở trạng thái bình thường trong cơ thể, các nguyên tử hydro sẽ chuyển động hỗn loạn trong các mô, nói cách khác mỗi nguyên tử hydro sẽ có một vectơ quay khác nhau trong không gian. Khi ta kích thích một sóng điện từ có tần số bằng với tần số của sóng radio lên các nguyên tử hydro này thì chúng sẽ sắp xếp lại theo một trật tự nhất định, cùng phương hướng với nhau, hiện tượng này được gọi là cộng hưởng từ trường hạt nhân. Khi ngừng kích thích, các nguyên tử hydro sẽ dần dần trở về trạng thái ban đầu, quá trình này sẽ phát ra các tín hiệu, máy tính tiến hành thu lại, mã hóa và xử lý để ra được hình ảnh chụp hoàn chỉnh.
Điều kiện cần thiết đó là phải đặt cơ thể trong một vùng có cường độ từ trường đủ lớn, cường độ từ trường càng lớn thì hiện tượng này càng xảy ra mạnh và lượng tín hiệu thu được càng nhiều, hình ảnh sẽ càng sắc nét. Bên cạnh đó, nguyên tử hydro có rất nhiều trong cơ thể người, chủ yếu ở trong các phân tử nước và chất béo, do đó mà lượng tín hiệu tạo ra trong một lần kích thích cũng rất lớn. Độ lớn của từ trường được đặt tên theo nhà khoa học đã phát hiện ra nó là Serbia Nikola Tesla - người đã khám phá ra từ trường quay, vì thế mà chúng ta thường thấy tên máy chụp cộng hưởng từ hay có ghi là 0.3T, 0.5T, 1.5T hay 3.0T ( T là viết tắt của Tesla )
Máy chụp Mri GE Signa Explorer 1.5T tại Medlatec
II. Ưu và nhược điểm của chụp cộng hưởng từ?
Ưu điểm
- Lợi ích lớn nhất của chụp cộng hưởng từ đó là người bệnh không bị nhiễm xạ do cộng hưởng từ sử dụng sóng điện từ, không hề gây ảnh hưởng đến bất kỳ quá trình chuyển hóa nào của cơ thể sống. Chính vì thế, chụp cộng hưởng từ được coi là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cực kỳ an toàn, hiện đại và không gây tác dụng phụ đối với người chụp.
- Cộng hưởng từ có tính ứng dụng thực tiễn rất cao, có thể chụp cho hầu hết các bộ phận trên cơ thể người ( sọ não, cột sống, ổ bụng, khớp, hệ bạch mạch, hệ thần kinh,…) đặc biệt là có thể chụp mạch máu mà không cần tiêm thuốc đối quang từ, giảm thiểu nguy cơ dị ứng thuốc cản quang mà vẫn đạt được hiệu quả chẩn đoán.
- Kỹ thuật cộng hưởng từ áp dụng với rất nhiều đối tượng người bệnh khác nhau, kể cả cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
- Hình ảnh chụp cộng hưởng từ có độ tương phản cao, rất chi tiết, sắc nét, độ phân giải không gian tốt, có thể phát hiện được các tổn thương chỉ vài milimet với độ dày lát cắt cực mỏng. Hơn thế, kỹ thuật này có thể cho ra hình ảnh đa chiều về bộ phận được chụp, giúp các bác sĩ nhận diện vị trí của tổn thương một cách chính xác.
Hình ảnh Mri trong đột quỵ não
Nhược điểm
- Chụp cộng hưởng từ có nhược điểm lớn nhất là không chụp được với đối tượng người bệnh có cấy ghép kim loại trong cơ thể, người đặt máy tạo nhịp tim, máy trợ thính, có mảnh đạn hay kim khí ở vị trí nguy hiểm ( mạch máu lớn, dây thần kinh, mắt,...). Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, các dụng cụ cấy ghép đang dần được làm bằng các vật liệu không bị nhiễm từ, người bệnh khi đi khám nếu có tiền sử cấy ghép kim loại cần mang theo các giấy tờ liên quan để quá trình chụp được diễn ra thuận lợi nhất.
- Khi chụp, máy thường phát ra tiếng ồn khá lớn, có thể gây khó chịu cho một số người bệnh. Thời gian chụp cũng khá lâu một chút, trung bình sẽ từ 10-15 phút cho một bộ phận.
- Theo các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thì nên hạn chế chụp cộng hưởng từ.
III. Giá chụp cộng hưởng từ bao nhiêu?
Chụp cộng hưởng từ đã được đưa vào ứng dụng tại rất nhiều các cơ sở khám chữa bệnh lớn tại Hà Nội, giá một lần chụp sẽ phụ thuộc vào chất lượng máy móc, trình độ bác sĩ và một số yếu tố khác. Giá trung bình cho một lần chụp dao động từ 1.500.000 đến 3.500.000. Tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC, để giúp người bệnh luôn được trải nghiệm các dịch vụ chất lượng cao với chi phí tốt nhất thì giá chụp cộng hưởng từ chỉ có 2.000.000/ lần, đây là mức giá rất phù hợp với mọi đối tượng người bệnh.
Trung tâm chẩn đoán hình ảnh Medlatec
Chụp cộng từ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh vô cùng hiện đại, an toàn và có chất lượng hình ảnh rất tốt, giúp ích rất nhiều cho các bác sĩ trong phát hiện và điều trị bệnh. Tại trung tâm chẩn đoán hình ảnh Medlatec, mọi kết quả của người bệnh đều được các giáo sư, chuyên gia đầu ngành và các bác sĩ xem xét một cách kỹ lưỡng trước khi đến tay người bệnh. Hơn thế, các hình ảnh và kết quả đều được lưu trữ trên hệ thống Pacs hiện đại, thuận tiện cho cả bác sĩ và người bệnh khi đi thăm khám tại MEDLATEC. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ số điện thoại 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch!
Để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như tình trạng bệnh lý của mình, Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các cơ sở hoặc liên hệ qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ:
- Tổng đài: 1900 565656 | Hoặc: 0846 248 000
- Website: medim.vn.
- Email: [email protected].
- Địa chỉ cơ sở: https:/medlatec.vn/he-thong-medlatec-benh-vien