Chụp cắt lớp gan là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường dùng để kiểm tra tình trạng gan và các bệnh lý nguy hiểm liên quan. Kỹ thuật này cho những hình ảnh giải phẫu gan chi tiết, chính xác, có ý nghĩa trong y học. Vậy chụp cắt lớp ở gan thực hiện như thế nào và có ảnh hưởng gì tới sức khỏe người bệnh không?
26/06/2020 | Chụp cắt lớp gan - những vấn đề được nhiều người quan tâm 23/06/2020 | Chẩn đoán ung thư gan bằng phương pháp chụp cắt lớp gan 25/07/2019 | Kỹ thuật chụp cắt lớp gan - giải pháp mới hỗ trợ người bị bệnh gan
1. Chụp cắt lớp gan tiến hành như thế nào?
Chụp cắt lớp (còn gọi là chụp CT) là kỹ thuật chẩn đoán hiện đại cho phép tiếp cận thông tin chi tiết, chính xác về cấu trúc giải phẫu của các bộ phận trong cơ thể. Chụp cắt lớp gan thường được dùng để kiểm tra, chẩn đoán chấn thương và các bệnh lý về gan.
Chụp cắt lớp gan giúp chẩn đoán các bệnh lý về gan
Ngoài ra, kỹ thuật chẩn đoán này cũng được dùng để xác định vị trí kim khi thực hiện sinh thiết gan, hút các ổ dịch trong gan. Chụp cắt lớp tại các bệnh viện, phòng khám được thực hiện như sau:
1.1. Chuẩn bị
Bệnh nhân cần nhịn đói trước khi tiến hành chụp 6 tiếng nếu chụp cắt lớp gan có dùng thuốc cản quang để đảm bảo túi mật có đủ dịch mật, giúp việc quan sát và đánh giá dễ dàng hơn. Bệnh nhân chụp không dùng thuốc cản quang không cần nhịn ăn.
chụp CT nói chung và chụp cắt lớp gan nói riêng có thể ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai và trẻ em. Do đó hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai để được cân nhắc thực hiện.
Chụp CT cho phụ nữ mang thai cần được chỉ định của bác sĩ
Chụp cắt lớp gan là một kỹ thuật chụp CT có tiêm thuốc cản quang. Bệnh nhân cần ký vào đơn đồng ý sử dụng thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch bởi thuốc có thể gây ra một số rủi ro và tác dụng phụ. Thuốc cản quang sẽ giúp bác sĩ nhìn rõ hình ảnh chụp hơn. Tuy nhiên cần báo cho bác sĩ nếu bạn có tiền sử dị ứng với chất cản quang hoặc có vấn đề về chức năng thận.
1.2. Thực hiện chụp
Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tháo bỏ các vật dụng, trang sức hoặc đồ dùng cá nhân bằng kim loại trước khi vào chụp. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn sử dụng máy trợ tim, làm răng kim loại hoặc thiết bị trong cơ thể khác.
Nhân viên kỹ thuật sẽ hướng dẫn bạn tư thế nằm chụp cắt lớp gan thích hợp nhất. Thông thường bệnh nhân nằm ngửa, hai tay để lên trên 2 bên đầu, nín thở và tránh cử động trong khi máy chụp.
Quá trình chụp chỉ diễn ra khoảng 3 - 5 phút, nếu hình ảnh chưa đạt hoặc có vấn đề trục trặc, thời gian có thể diễn ra lâu hơn.
1.3. Nghỉ ngơi sau chụp
Bệnh nhân chụp cắt lớp không dùng thuốc cản quang thường không gặp ảnh hưởng sức khỏe nào, có thể ra về mà không cần ngồi đợi. Những bệnh nhân có tiêm thuốc cản quang sau khi chụp cần ở lại để bác sĩ giám sát và phát hiện bất thường nếu có như: buồn nôn, sốt, chóng mặt,…
Hình ảnh kết quả chụp CT gan
Kết quả chụp cắt lớp có thể trả sau 20 - 30 phút hoặc lâu hơn tùy vào độ phức tạp và bác sĩ cần dùng để chẩn đoán bệnh.
Có thể nói, chụp cắt lớp gan là phương pháp chẩn đoán hình ảnh ý nghĩa, không chỉ cung cấp thông tin hình thể bên ngoài gan mà còn cho thấy cấu trúc gan bên trong một cách chi tiết. Với hình ảnh giải phẫu này, bác sĩ có thể xác định vị trí gan bị tổn thương, tình trạng tổn thương và ảnh hưởng của chúng.
2. Chụp cắt lớp gan có nguy cơ rủi ro không?
Chụp cắt lớp sử dụng tia X-quang chiếu xuyên qua vùng bụng gan nên nhiều bệnh nhân lo lắng về ảnh hưởng của tia năng lượng cao này tới cơ thể. Có thể khẳng định rằng chụp CT nói chung và chụp cắt lớp gan nói riêng là phương pháp chẩn đoán an toàn và hiệu quả, ngày càng phổ biến trong nền y học thế giới.
Tia X sử dụng trong kĩ thuật đều nằm trong mức kiểm soát, an toàn với cơ thể của đa số bệnh nhân. Tuy nhiên chụp cắt lớp có nguy cơ rủi ro với một số đối tượng sau:
Phụ nữ mang thai: Tia X-quang có thể ảnh hưởng đến thai nhi gây dị tật, thai phát triển không bình thường, sảy thai,…
Người dị ứng với chất cản quang và các thành phần của thuốc: Phản ứng dị ứng này của cơ thể rất nguy hiểm nếu sử dụng thuốc cản quang liều lượng lớn.
Trẻ nhỏ chỉ chụp CT khi thực sự cần thiết
Trẻ nhỏ: Tia X-quang cũng gây ảnh hưởng không tốt tới trẻ nhỏ và sự phát triển của trẻ.
Người mắc các bệnh tiểu đường, suy thận, tim mạch, hen suyễn,… Đặc biệt bệnh nhân suy thận nếu dùng thuốc cản quang sẽ gây tổn thương thận nặng.
Bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị metformin hoặc glucophage: thuốc cản quang có thể gây nhiễm toan chuyển hóa, thay đổi pH trong máu.
Ngoài ra, một số ít trường hợp bệnh nhân bị rò rỉ thuốc tương phản sau khi tiêm tĩnh mạch, gây sưng viêm, tổn thương vùng da. Tình trạng này không quá nguy hiểm và sẽ biến mất sau một vài giờ hoặc lâu hơn. Như vậy, bệnh nhân không nên quá lo lắng về ảnh hưởng của tia X-quang khi chụp cắt lớp đến cơ thể bởi chúng đều nằm trong mức kiểm soát nếu bạn tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên kỹ thuật.
Tuy nhiên cũng cần lựa chọn thực hiện chụp tại cơ sở y tế đáng tin cậy, chất lượng cao, đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên kinh nghiệm để kết quả chụp chính xác và hạn chế tối đa rủi ro.
3. Khi nào nên chụp cắt lớp gan?
Kỹ thuật chẩn đoán này sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện khi:
- Nghi ngờ có sự xuất hiện bất thường của các tổ chức trong gan như u cục trong gan,…
- Nghi ngờ tổn thương gan, bệnh lý ở gan như: nhiễm trùng, chấn thương, chảy máu gan, áp xe gan,…
- Khi kết quả kiểm tra thông thường như kiểm tra thể chất, X-quang hoặc siêu âm không đưa ra kết quả cụ thể.
Chụp cắt lớp gan giúp kiểm tra tổn thương gan
Để giúp bệnh nhân Việt Nam có thể chẩn đoán bệnh lý, kịp thời thực hiện điều trị, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã đầu tư máy chụp CT hiện đại. Bệnh nhân có thể chẩn đoán hình ảnh gan và các bệnh lý về gan một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, có kinh nghiệm sẽ giúp bạn yên tâm, thoải mái khi thực hiện. Liên hệ ngay với MEDLATEC để được tư vấn thêm về kỹ thuật chụp cắt lớp gan cũng như khám điều trị bệnh qua tổng đài 1900 56 56 56.