Chỉ số hồng cầu bình thường là bao nhiêu? | Medlatec

Chỉ số hồng cầu bình thường là bao nhiêu?

Nhiệm vụ của các tế bào hồng cầu trong máu là luân chuyển oxy đến các tế bào và mô thuộc các cơ quan trong cơ thể, giúp duy trì hoạt động sống mỗi ngày. Vì vậy chỉ số hồng cầu trong máu phản ánh rất nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả những bệnh lý tiềm ẩn. Vậy chỉ số hồng cầu bình thường là bao nhiêu và cần làm gì khi chỉ số này bất thường? Tất cả đều sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.


01/03/2023 | Chỉ số hồng cầu trong nước tiểu liên quan gì đến tình trạng sức khỏe?
14/11/2022 | Chức năng quan trọng của tế bào hồng cầu và chỉ số bình thường
02/08/2022 | Thiếu máu hồng cầu nhỏ và những ảnh hưởng không ngờ đến sức khỏe

1. Chỉ số hồng cầu bình thường là bao nhiêu?

Để đảm bảo mọi chức năng của cơ thể luôn được diễn ra bình thường thì thể tích máu luôn phải được duy trì đầy đủ, trong đó các tế bào hồng cầu cũng cần đạt ở ngưỡng cho phép. Chỉ khi cơ thể có đủ lượng hồng cầu trong máu thì các tế bào ở mọi cơ quan mới được cung ứng đủ oxy và chất dinh dưỡng thiết yếu, phục vụ cho chức năng hoạt động thường ngày. 

Chỉ số hồng cầu bình thường là bao nhiêu còn phụ thuộc vào giới tính.  Giữa hai giới sẽ có sự khác nhau về chỉ số hồng cầu. Cụ thể là:

  • Nam giới: chỉ số hồng cầu bình thường nằm trong khoảng 4,2 triệu đơn vị/mm3 máu;

  • Nữ giới: chỉ số hồng cầu bình thường là 3,8 triệu đơn vị/mm3, thấp hơn so với nam giới.

Hồng cầu giúp luân chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể để duy trì hoạt động sống mỗi ngày

Hồng cầu giúp luân chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể để duy trì hoạt động sống mỗi ngày

Ngoài ra không phải lúc nào số lượng hồng cầu cũng luôn cố định mà nó sẽ thay đổi theo độ tuổi và từng thời điểm khác nhau trong ngày. Ở trẻ sau khi sinh khoảng 10 ngày đầu, chỉ số hồng cầu bình thường của trẻ rất cao (lên đến 5 triệu đơn vị/mm3 máu), tuy nhiên khi trẻ đạt mốc vài tháng tuổi thì chỉ số này sẽ giảm xuống bằng với mức của người trưởng thành. Ngoài ra khi cơ thể vận động nhiều, nhu cầu cần được cung cấp oxy của các tế bào sẽ tăng cao nên lượng hồng cầu cũng tăng theo. 

Tương tự như các loại tế bào khác, tế bào hồng cầu không tồn tại vĩnh cửu mà nó sẽ sống theo chu kỳ. Sau khi được sinh ra và lao động miệt mài trong khoảng 100 - 200 ngày, các đại thực bào sẽ đến và tiêu hủy những tế bào hồng cầu già cỗi, nhường chỗ cho lứa tế bào mới được sản sinh ra.

Xét nghiệm công thức máu toàn phần là phương pháp phổ biến nhất được chỉ định để kiểm tra chỉ số hồng cầu trong cơ thể. Bên cạnh xác định số lượng tế bào hồng cầu, mẫu máu thu thập được còn tiết lộ nhiều vấn đề khác về sức khỏe thông qua đánh giá và phân tích các chỉ số khác.  

2. Hồng cầu ở mức bất thường cảnh báo bệnh lý gì?

Số lượng hồng cầu tăng giảm bất thường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi đó chỉ là sự thay đổi tạm thời nhưng nhiều trường hợp đây lại là triệu chứng của những bệnh lý tiềm cẩn, cần có sự can  thiệp y khoa.

2.1. Hồng cầu tăng cao bất thường về số lượng

Tình trạng hồng cầu gia tăng trong máu thường là do những nguyên nhân sau:

  • Sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích khiến hồng cầu tăng, ví dụ như bia rượu, thuốc lá,...;

  • Do mắc phải các loại bệnh lý như xơ phổi, ung thư thận, bệnh tim bẩm sinh hay bệnh đa hồng cầu..

Đôi khi hồng cầu trong máu cao cũng bắt nguồn từ điều kiện môi trường sống của mỗi người khác nhau. Điều này không quá nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu số lượng hồng cầu trong máu tăng quá cao vượt ngưỡng cho phép thì cần hết sức lưu ý vì điều này có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, điển hình là vỡ mạch máu hoặc đột quỵ.

2.2. Hồng cầu giảm số lượng bất thường

Lượng hồng cầu trong máu có chỉ số giảm thấp bất thường có thể là do:

  • Mắc bệnh về tủy, thiếu máu, rối loạn tuyến giáp, bệnh bạch cầu,...;

  • Thiếu erythropoietin, chấn thương mạch máu;

  • Suy dinh dưỡng hoặc cơ thể bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu như: sắt, đồng, folate, vitamin nhóm B (B6, B12).

Số lượng hồng cầu tăng giảm bất thường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Số lượng hồng cầu tăng giảm bất thường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Hồng cầu suy giảm là tình trạng cần phải khắc phục càng sớm càng tốt bởi vì điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, có thể khiến bệnh nhân gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, khó thở, mất ngủ, chân tay đau nhức, thường xuyên mất ngủ. Nếu hay bị khó thở, chóng mặt nhất là khi vận động thì bạn nên đi khám, xét nghiệm kiểm tra chỉ số hồng cầu của cơ thể. 

3. Chỉ số hồng cầu bất thường cần làm thế nào để cải thiện?

Trong trường hợp chỉ số hồng cầu chỉ thay đổi nhẹ không quá nghiêm trọng thì chưa cần phải dùng thuốc hoặc truyền máu. Thay vào đó bệnh nhân có thể áp dụng những biện pháp dưới đây để đạt được mức chỉ số hồng cầu bình thường.

3.1. Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp

Khi áp dụng thực đơn ăn uống lành mạnh cũng sẽ giúp đưa chỉ số hồng cầu trở về mức ổn định. Người bệnh nên tập trung bổ sung các chất dinh dưỡng như sau:

  • Vitamin B12: có trong các thực phẩm như cá, sữa, trứng, ngũ cốc nguyên hạt,...;

  • Sắt từ cá, thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu khô, đậu Hà Lan, rau có màu xanh,...;'

  • Đồng được tìm thấy trong các loại hạt, động vật có vỏ và thịt gia cầm;

  • Uống nhiều nước, tối thiểu mỗi ngày bạn nên tiêu thụ khoảng 1,5 - 2 lít nước, thậm chí là nhiều hơn nếu bạn vận động nhiều;

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thức uống chứa nhiều cồn như bia rượu, caffein, chất kích thích, thuốc lá;

  • Bổ sung hoa quả vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để tăng cường vitamin thiết yếu.

Áp dụng thực đơn ăn uống lành mạnh cũng sẽ giúp đưa chỉ số hồng cầu trở về mức ổn định

Áp dụng thực đơn ăn uống lành mạnh cũng sẽ giúp đưa chỉ số hồng cầu trở về mức ổn định

3.2. Áp dụng lối sống khoa học, lành mạnh hơn

Lối sống lành mạnh sẽ giúp chúng ta cải thiện được quá trình tạo máu và nâng cao sức khỏe. Bạn nên tạo dựng những thói quen tốt cho cơ thể bằng cách:

  • Thường xuyên vận động, tập thể dục nhằm thúc đẩy quá trình trao đổi chất, từ đó giúp máu lưu thông tốt hơn;

  • Giảm căng thẳng, stress, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý;

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý tiền ẩn, đặc biệt là các bệnh về máu;

  • Kiểm soát tốt những bệnh lý nền có khả năng làm ảnh hưởng đến chỉ số hồng cầu trong máu.

Nhìn chung chỉ số hồng cầu bình thường không những giúp chúng ta có được một sức khỏe tốt và ổn định mà còn tránh được nguy cơ bệnh lý. Xét nghiệm máu thường được chỉ định để đánh giá chỉ số hồng cầu trong cơ thể. 

Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những cơ sở uy tín về dịch vụ xét nghiệm, trong đó bao gồm cả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu và những xét nghiệm chuyên sâu khác. Khi đến khám tại MEDLATEC, khách hàng sẽ được đội ngũ y bác sĩ đầu ngành chẩn đoán và tư vấn. Và hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh là hệ thống máy móc hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt 2 chứng chỉ quốc tế là ISO 15189:2012 và CAP giúp khách hàng nhận được kết quả chẩn đoán có độ nhanh chóng và chính xác cao. Đặc biệt khách hàng có thể đăng ký xét nghiệm máu tại nhà - một dịch vụ vô cùng thuận tiện đã được MEDLATEC triển khai trong nhiều năm qua tại tất cả các chi nhánh trên toàn quốc.

Nếu bạn cần biết thêm thông tin về dịch vụ xét nghiệm máu và các vấn đề khác về sức khỏe, hãy liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tổng đài viên hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh xuất huyết não: nhận diện và xử trí

Xuất huyết não là một thể đột quỵ não nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sự sống và để lại những hệ lụy nặng nề. Phát hiện để không bỏ qua thời điểm vàng cấp cứu bệnh nhân xuất huyết não là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này. Trong nội dung bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến xuất huyết não.
Ngày 19/06/2023

Tìm hiểu về hạch bạch huyết và các bệnh lý liên quan

Đối với cơ thể, hạch bạch huyết giữ vai trò như người giữ cửa để bảo vệ các hệ thống cơ quan trước sự xâm nhập của tác nhân lạ. Đây chính là một phần không thể thiếu của hệ miễn dịch nên khi hệ thống hạch bạch huyết có vấn đề bất thường thì cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về hệ này và các bệnh lý liên quan.
Ngày 19/06/2023

Chuyên gia tư vấn: thiếu máu uống thuốc gì?

Thiếu máu là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tình trạng này không những gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trường hợp thiếu máu nặng còn có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy thiếu máu uống thuốc gì sẽ giúp cải thiện sức khỏe? Chuyên gia của MEDLATEC sẽ giải đáp qua bài viết sau đây. 
Ngày 15/06/2023

Thiếu máu do đâu? nên ăn gì để cải thiện?

Thiếu máu là một trong những tình trạng rất phổ biến khi có khoảng 1/3 dân số thế giới mắc phải nhưng rất ít người hiểu rõ nguyên nhân cũng như tác hại của tình trạng này. Thiếu máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe, gián đoạn hoạt động của các cơ quan do không được cung cấp đủ oxy. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này do đâu và những hệ lụy là gì?
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp