Rất nhiều người cảm thấy e ngại, mất tự tin khi giao tiếp vì một hàm răng xỉn màu. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn là tình trạng răng xỉn màu còn có thể là do những nguyên nhân bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Dưới đây là các nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu thường gặp và phương pháp điều trị tình trạng này.
01/07/2021 | Tẩy trắng răng có an toàn không và các thắc mắc liên quan 01/07/2021 | Bọc răng sứ giữ được bao lâu và hướng dẫn chăm sóc sau bọc răng 01/07/2021 | Giải đáp tại sao răng nhạy cảm lại dễ bị đau và vấn đề khác
1. Các nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu
Vệ sinh răng miệng chưa tốt
Thói quen vệ sinh răng miệng có ảnh hưởng rất lớn đến độ trắng sáng và sức khỏe của răng. Những người lười đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách thường có hàm răng bị xỉn màu. Khi những mảng bám trên răng không được loại bỏ, chúng sẽ khiến răng của bạn không còn sáng bóng và dần ngả vàng.
Răng ngả màu do chưa vệ sinh răng đúng cách và đầy đủ
Hơn nữa, khi mảng bám vẫn còn trên răng đồng nghĩa với tình trạng khuẩn bệnh có cơ hội tích tụ trên răng và gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng. Trong đó, căn bệnh dễ gặp nhất là bệnh sâu răng, hỏng tủy răng. Căn bệnh này sẽ khiến răng có thể chuyển sang màu đen kèm theo mùi hôi khó chịu và những cơn đau nhức đến mất ăn mất ngủ cho người bệnh.
Chế độ ăn uống khiến răng bạn bị xỉn màu
Nếu bạn có thói quen ăn, uống một số loại thực phẩm thức uống có màu đậm chẳng hạn như uống cà phê, hút thuốc lá,… thì hàm răng của bạn sẽ có nguy cơ cao bị xỉn màu.
Uống cà phê nhiều khiến răng bị xỉn màu
Trong đó, thói quen hút thuốc lá là một thói quen gây hại cho cơ thể. Chất nicotine trong thuốc lá không chỉ gây ra nhiều loại bệnh tật nguy hiểm mà còn là nguyên nhân khiến lớp màng bảo vệ men răng của bạn bị phá vỡ. Điều này khiến cho men răng của bạn yếu đi và các mảng bám sẽ dễ dàng bám vào răng khiến răng bạn ngả màu. Nếu uống cà phê, hút thuốc lá kết hợp với thói quen lười đánh răng, đánh răng không đúng cách thì răng sẽ dễ bị xỉn màu hơn.
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến răng xỉn màu là tác dụng phụ do uống quá nhiều thuốc khác sinh. Một trong những loại thuốc kháng sinh dễ gây ngả màu răng khi uống quá nhiều đó là Tetracycline, Doxycycline, Histamin, Albuterol.
Răng xỉn màu do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Bạn có thể phân biệt tình trạng răng xỉn màu do thuốc kháng sinh và do thực phẩm như sau: Nếu do thực phẩm, răng sẽ bị ngả màu bên ngoài men răng, còn nếu do thuốc kháng sinh, răng bị nhiễm màu từ trong mô răng và có thể chia thành một số mức độ như: tình trạng ố vàng nhẹ, ố loang lổ, toàn bộ răng bị đen sậm,… tùy vào loại thuốc kháng sinh và mức độ dùng thuốc của người bệnh.
Trẻ em bị răng xỉn màu
Rất nhiều trẻ bị sâu răng, sún răng,… khiến răng của trẻ bị xỉn, chuyển sang màu đen. Nguyên nhân phổ biến nhất là các em còn nhỏ chưa có ý thức tự bảo vệ, vệ sinh răng miệng và bố mẹ lại rất chủ quan trong việc hướng dẫn con thực hiện vệ sinh răng miệng.
Trẻ bị xỉn màu răng do sâu răng, sún răng
Một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai cũng thường xuyên uống thuốc kháng sinh đặc biệt là thuốc Tetracycline thì khi sinh con, những đứa trẻ này sẽ có nguy cơ nhiễm kháng sinh Tetracycline. Tùy mức độ nhẹ hay nặng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe răng, màu răng của trẻ.
Phụ nữ sau sinh dễ bị xỉn màu răng
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi về nội tiết tố, đặc biệt là sự gia tăng estrogen và progesterone. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng các mảng bám vi khuẩn ở răng xuất hiện nhiều hơn. Hơn nữa, tình trạng nôn mửa, ốm nghén,… cũng khiến Axit được tiết ra nhiều hơn, làm bào mòn chất khoáng trên răng và là một trong các nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu.
Ngoài ra, khi mang thai, phụ nữ cũng cần bổ sung nhiều dưỡng chất, không chỉ có 3 bữa chính, họ còn cần thêm nhiều bữa phụ và điều này khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn và tạo điều kiện thuận lợi để các mảng bám tích tụ trên răng khiến răng bị ngả màu.
Do tuổi tác, di truyền
Một số trường hợp răng đã bị xỉn màu từ khi còn nhỏ, điều này có thể do yếu tố di truyền, nghĩa là bản chất men răng của họ đã mỏng và rất dễ ngả vàng.
Ngoài ra, vấn đề tuổi tác cũng là vấn đề đáng lo ngại. Càng lớn tuổi thì men răng của chúng ta càng mỏng đi, khiến màu răng xỉn đi và bên cạnh đó là xuất hiện nhiều bệnh về đề răng miệng.
2. Phương pháp cải thiện tình trạng răng bị xỉn màu
Để cải thiện tình trạng hàm răng bị xỉn màu, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp tự nhiên có thể áp dụng tại nhà
Nếu tình trạng xỉn răng là do ăn uống các loại thực phẩm đậm màu, bạn có thể dùng baking soda hoặc một số thực phẩm tự nhiên khác như chanh muối, vỏ chuối chín, dầu dừa,… để giúp làm trắng răng. Nhưng những phương pháp này thường không có hiệu quả cao và cần mất rất nhiều thời gian để thực hiện. Lưu ý nếu là răng xỉn màu do nhiễm kháng sinh thì phương pháp này sẽ không có tác dụng.
Điều trị răng bị xỉn màu tại nha khoa
Khi bạn đến thăm khám tại các cơ sở nha khoa, các bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân xỉn răng của bạn và đưa ra phương pháp làm trắng răng phù hợp nhất, chẳng hạn như tẩy trắng răng, bọc răng sứ,…
Các chuyên gia khuyên bạn phòng tránh tình trạng răng bị xỉn màu bằng cách vệ sinh răng miệng thường xuyên và đảm bảo sạch sẽ, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, đồng thời giữ thói quen khám răng định kỳ để kịp thời phát hiện những vấn đề răng miệng và xử lý nhanh chóng.
Trên đây là các nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu và các phương pháp khắc phục hiệu quả. Nếu có nhu cầu tư vấn hoặc muốn đặt lịch khám răng, bạn có thể liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ chi tiết. Khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi quy tụ các chuyên gia nha khoa hàng đầu và được cung cấp các trang thiết bị điều trị hiện đại nhất, vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại đây.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội