Chấn thương thần kinh ngoại biên là một trong những bệnh lý về thần kinh không hiếm gặp. Dây thần kinh ngoại biên thường mỏng manh nên dễ bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này dẫn đến sự rối loạn về trao đổi thông tin của não với các cơ quan khác trong cơ thể. Bệnh được xếp vào hàng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng xấu.
11/11/2022 | Hỏi đáp: Viêm dây thần kinh ngoại biên có đáng lo ngại hay không? 05/10/2022 | Từ điển Y khoa: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng bệnh lý thần kinh ngoại biên 08/06/2022 | Chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên
1. Nhận biết bệnh chấn thương thần kinh ngoại biên
Đây là trạng dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương khiến cho việc lan truyền tín hiệu từ não đến các các quan khác bị rối loạn. Đây là bệnh lý nguy hiểm và khó điều trị. Triệu chứng nhận biết của bệnh như sau:
Đau, tê bì và mất cảm giác
Khi dây thần kinh cảm giác bị tổn thương sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác tê bì, đau rát ở tay, chân, thường bắt đầu ở ngón chân và bàn chân.Cảm giác đau xuất hiện ở cẳng chân và cả bàn chân. Đồng thời, cảm giác tê bì cũng khiến bệnh nhân không cảm nhận được nóng lạnh, hoặc mất cảm giác khi tiếp xúc với các đồ vật bên ngoài, kể cả dẫm vào gai sắc nhọn. Bệnh nhân không kiểm soát được sự thăng bằng ở bàn chân. Đây là những dấu hiệu đầu tiên của chấn thương thần kinh ngoại biên.
Chấn thương thần kinh ngoại biên khiến người bị đau, tê bì chân tay
Yếu cơ, vận động khó khăn
Nếu tổn thương ở dây thần kinh vận động, bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu bất thường như: yếu cơ, khó khăn trong điều khiển các cơ bắp, khả năng cầm nắm kém, đôi khi bị co giật, co cứng cơ, lâu dần bị teo cơ.
Ảnh hưởng các cơ quan khác trong cơ thể
Khi dây thần kinh tự chủ (thuộc hệ thần kinh thực vật) bị tổn thương, khả năng điều hòa chức năng của tim, huyết áp, tiêu hóa bị ảnh hưởng. Bệnh nhân thường xuyên bị ợ nóng, khó chịu dù ăn ít. Đôi khi bị choáng váng, ngất xỉu, đau thắt ngực, lên các cơn đau tim.
Một số triệu chứng khác
Ngoài những biểu hiện rõ ràng như trên, bệnh nhân chấn thương thần kinh ngoại biên còn có thể có những biểu hiện khác như:
-
Rối loạn tình dục: bị rối loạn cương dương đối với nam, còn phụ nữ bị khô âm đạo, giảm sinh lý.
-
Ảnh hưởng chức năng bàng quang: rò nước tiểu, mất cảm giác buồn tiểu.
Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện cùng một lúc hoặc chỉ có một vài triệu chứng nhất định do liên quan đến tình trạng tổn thương 1 hoặc 2, 3 dây thần kinh.
Chấn thương thần kinh ngoại biên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
2. Nguyên nhân gây chấn thương thần kinh ngoại biên
Bệnh do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân thường gặp dưới đây:
Do chấn thương cơ học
Nguyên nhân điển hình nhất là do chấn thương dây thần kinh tai nạn, té ngã mạnh, sự cố khi chơi thể thao. Các va chạm mạnh có thể làm tổn thương các dây thần kinh. Hoặc những hoạt động thường ngày như: ngồi quá lâu một tư thế, xem điện thoại quá lâu, dùng nạng di chuyển,… cũng là nguyên nhân khiến dây thần kinh ngoại biên có thể bị tổn thương ở những mức độ khác nhau.
Do bệnh lý
Các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc gặp vấn đề về nội tiết, biến chứng viêm đa dây thần kinh,… là nguyên nhân khiến thần kinh ngoại biên bị tổn thương một cách thầm lặng.
Mắc bệnh tự miễn
Những người mắc bệnh tự miễn như: lupus ban đỏ, hội chứng Guillain - Barre, viêm khớp dạng thấp, bệnh đa dây thần kinh,.... là đối tượng dễ bị chấn thương thần kinh ngoại biên.
Chấn thương thần kinh ngoại biên do nhiều nguyên nhân
Nhiễm virus - Vi khuẩn
Bệnh nhân HIV, bị nhiễm khuẩn, Zona thần kinh,viêm gan C, Bạch hầu,... cũng có nguy cơ cao bị tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Nguyên nhân là bởi virus có thể tấn công gây viêm và làm tổn thương hệ thần kinh.
Người nghiện rượu
Những người nghiện rượu thường luôn trong tình trạng thiếu các vitamin nhóm B. Đây là các chất cần thiết cho sự hoạt động của hệ thần kinh. Khi chúng bị thiếu hụt sẽ không đảm bảo cho sự hoạt động của hệ thần kinh, làm suy yếu, lâu dần gây tổn thương.
Một số nguyên nhân khác
Các bệnh nhân sử dụng thuốc, nhất là quá trình hóa trị cũng dễ làm chấn thương thần kinh ngoại biên. Hay những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, người bị bệnh lý về tủy xương, khối u, bệnh thận, gan, tuyến giáp ,… đều có thể dẫn đến tình trạng lan sang dây thần kinh.
Chấn thương thần kinh ngoại biên cần phải được phát hiện và điều trị sớm
3. Chẩn đoán và điều trị chấn thương thần kinh ngoại biên
Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhân dẫn đến nên việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh là yếu tố vô cùng quan trọng phục vụ quá trình điều trị:
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ tiến hành khám sàng lọc, hỏi bệnh sử như: lối sống, tiếp xúc hóa chất độc hại, thói quen hàng ngày, bệnh lý thần kinh,… Thăm khám đánh giá chức năng hệ vận động, cảm giác,… Đồng thời chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết, chụp CT hoặc MRI để phát hiện tình trạng chèn ép dây thần kinh cùng một số phương pháp khác để xác định rõ tình trạng bệnh lý.
Điều trị bệnh
Quá trình điều trị bệnh là phải điều trị căn nguyên gây bệnh. Phương pháp chính là:
-
Dùng thuốc: Bao gồm các loại thuốc giúp làm giảm triệu chứng, giúp giảm đau, kháng viêm, chống co giật, chống trầm cảm,…
-
Sử dụng miếng dán dưới da để giảm đau nhất thời.
-
Phẫu thuật đối với những bệnh nhân bị khối u chèn ép dây thần kinh, bị thoát vị đĩa đệm.
-
Thay đổi thói quen và lối sống: kiêng rượu và thuốc lá, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát đường huyết, rèn luyện thể chất phù hợp để giảm các cơn đau và nâng cao sức bền của cơ thể.
Chấn thương thần kinh ngoại biên nếu không được điều trị đúng hướng và kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là tình trạng tổn thương da do mất cảm giác, bị nhiễm trùng, yếu cơ, dễ té ngã,… Chính vì thế, nếu thấy có bất cứ dấu hiệu gì bất thường về sức khỏe, người bệnh không nên chủ quan mà cần đi khám ngay.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện là địa chỉ y tế uy tín, trong đó Chuyên khoa Thần kinh chuyên khám, điều trị các chứng bệnh về thần kinh hiệu quả. Khách hàng cần đặt lịch khám tại MEDLATEC có thể liên hệ trực tiếp qua tổng đài 1900 56 56 56 hoặc đặt lịch trên website Medlatec.vn hoặc trên ứng dụng My Medlatec.