Chăm sóc, dự phòng tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh | Medlatec

Chăm sóc dự phòng tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh và nhiều vấn đề bất thường khác có thể gặp phải với hầu hết chị em phụ nữ khi bước vào độ tuổi trung niên. Vậy hiện tượng này có thể dự phòng từ sớm không? Phải chăm sóc thế nào để hạn chế những tác động của tình trạng loãng xương đối với cơ thể?


05/07/2021 | Những cách chăm sóc da trong thời kỳ mãn kinh đơn giản và hiệu quả
06/05/2021 | Tổng quan về bệnh u xơ tử cung ở tuổi tiền mãn kinh
29/03/2021 | Chỉ điểm những dấu hiệu tiền mãn kinh sớm ở chị em phụ nữ

1. Điều gì dẫn đến tình trạng này ở phụ nữ mãn kinh?

Theo định nghĩa của WHO, loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa khiến mật độ xương suy giảm, từ đó ảnh hưởng đến cấu trúc và sức mạnh của toàn bộ khối xương. Người phụ nữ khi bước vào độ tuổi mãn kinh (khoảng 45 - 55 tuổi), cơ thể (bao gồm cơ quan sinh dục) dần lão hóa theo tuổi tác và chuyển tiếp đến một sự thay đổi mà được gọi là “mãn kinh”, kèm theo đó là những nguy cơ bệnh lý gồm có cả tình trạng loãng xương.

Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là một trong những hậu quả tất yếu của sự thoái hóa

Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là một trong những hậu quả tất yếu của sự thoái hóa

2. Những dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến loãng xương

Dưới đây là một số dấu hiệu liên quan đến loãng xương ở cơ thể:

  • Đau xương: những vị trí xuất hiện cơn đau hay gặp nhất là vùng lưng, hông, khớp gối, bàn chân, khuỷu tay, cổ tay,… Tính chất cơn đau thường mang tính âm ỉ, nhưng sẽ tăng đột ngột khi vận động, buộc cơ thể phải nghỉ ngơi để giảm đau và làm hạn chế khả năng hoạt động.

  • Tê tay chân, chuột rút: nồng độ calci giảm nên để đáp ứng nhu cầu sinh lý, cơ thể phải dùng lượng dự trữ trong xương bổ sung. Tình trạng này kéo dài lâu gây ảnh hưởng đến xương, với những biểu hiện thường xuyên gặp nhất là tê tay chân và bị chuột rút.

  • Dễ gãy xương: mật độ xương giảm tỷ lệ thuận với độ bền của xương, từ đó khiến xương giòn và dễ gãy khi vận động, hoặc thậm chí bị gãy không do tác động ngoại lực nào.

  • Khòm (gù) lưng: xương cột sống mất đi độ dày ban đầu do mật độ xương sụt giảm mạnh, cùng với sự suy yếu do tuổi tác khiến nhiều người bị khòm hay gù lưng.

Cơn đau bất thường tại những vị trí chịu lực trên cơ thể như lưng, hông, đầu gối,… có thể là dấu hiệu cảnh báo ban đầu của loãng xương

Cơn đau bất thường tại những vị trí chịu lực trên cơ thể như lưng, hông, đầu gối,… có thể là dấu hiệu cảnh báo ban đầu của loãng xương

3. Yếu tố gây nên loãng xương ở phụ nữ mãn kinh

Nồng độ hormone suy giảm

Cùng với quá trình lão hóa, hoạt động của các cơ quan sinh dục của phái nữ cùng dần suy yếu, khiến nồng độ hormone estrogen suy giảm cũng là nguy cơ khiến tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới.

Đồng thời, tuyến cận giáp cũng lão hóa theo độ tuổi khiến cơ thể thiếu hụt hormone PTH (parathyroid hormone), ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và lưu trữ calci. Một khi thiếu hormone PTH, quá trình tích trữ calci không hoạt động hiệu quả, một lượng lớn sẽ bị thải qua đường nước tiểu, mặc khác phải bù đắp cho lượng hao hụt của cơ thể càng khiến cho khiến mật độ xương giảm mạnh.

Chế độ sinh hoạt

Thường xuyên phải làm những công việc nặng nhọc (mang vác, cày cuốc,…) hoặc tính chất nghề nghiệp phải đi đứng quá nhiều, gây áp lực lớn đến bộ xương trong thời gian dài, khiến xương có nguy cơ cao gặp chấn thương. Những tác động này qua thời gian có thể dẫn đến tình trạng loãng xương.

Dinh dưỡng

Việc bổ sung dinh dưỡng không đảm bảo hợp lý dễ dẫn đến hậu quả khiến cấu trúc xương không đảm bảo chắc khỏe và dễ gãy, tương tự như xây một căn nhà nhưng không đủ vật liệu sắt, thép, gạch,… có thể khiến công trình nhanh xuống cấp.

Bệnh lý

Một số bệnh lý có tác động đến quá trình chuyển hóa của cơ thể sẽ có nguy cơ gây nên biến chứng loãng xương. Vì vậy, bạn nên đặc biệt quan tâm đến vấn đề bổ sung dinh dưỡng nếu đang mắc phải những bệnh lý như sau:

  • Bệnh lý đường tiêu hóa: viêm loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy, hội chứng kém hấp thu,…

  • Bệnh lý về thận: suy thận, viêm cầu thận, hội chứng thận hư,…

  • Bệnh lý về nội tiết: cường giáp, cường cận giáp,…

Thuốc

  • Corticosteroid: tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến quá trình tạo xương, giảm hấp thu calci và tăng thải trừ qua đường bài tiết. 

  • Thuốc chống động kinh: phenytoin, primidone,…

  • Thuốc tránh thai: phụ nữ dễ đối mặt với nguy cơ mất xương nếu sử dụng liên tục loại thuốc có thành phần chứa progestin trên hai năm.

  • Thuốc lợi tiểu: furosemide có tác dụng hỗ trợ người bệnh tăng huyết áp nhưng cũng có tác dụng phụ làm tăng calci niệu.

Nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ mãn kinh thường liên quan đến tuổi tác, chế độ dinh dưỡng và vận động

Nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ mãn kinh thường liên quan đến tuổi tác, chế độ dinh dưỡng và vận động

4. Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh có thể ngăn ngừa từ sớm không?

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng

Những thành phần dinh dưỡng cần được bổ sung đầy đủ cho một bộ xương khỏe mạnh (riêng với phái nữ) bao gồm: 

  • Calci: nhu cầu calci đối với phụ nữ trưởng thành khoảng 700mg/ngày, riêng với phụ nữ trên 50 tuổi sẽ có nhu cầu cao hơn khoảng 1.000 - 1.500 mg/ngày. Calci là dưỡng chất có nhiều trong sữa, phô mai, hải sản, hạt chia, hạnh nhân,…

  • Vitamin D: lượng vitamin D cần được bổ sung ở người cao tuổi lớn hơn gấp 3 lần so với tuổi trưởng thành. Vì vậy chế độ ăn cũng cần phải điều chỉnh hợp lý để đáp ứng nhu cầu của cơ thể bằng việc tắm nắng thường xuyên, áp dụng thực đơn giàu vitamin D như cá hồi, cá ngừ, lòng đỏ trứng, đu đủ, cam, đào,…

  • Protein: duy trì lượng protein ở mức độ thích hợp sẽ ngăn ngừa tốt tình trạng thải trừ calci qua đường tiết niệu. Thay vì bổ sung qua các loại thịt, bạn có thể dùng các loại cá, hải sản, hoặc dùng món ăn giàu đạm thực vật như đậu lăng, đậu gà, nấm, hạt hướng dương,…

  • Vitamin K: thành phần dinh dưỡng có vai trò giúp ngăn ngừa loãng xương ở người lớn, cũng như hỗ trợ phát triển chiều cao ở trẻ em. Bạn có thể bổ sung vitamin K qua các loại thực phẩm như cải xoăn, măng tây, cà rốt, bơ,… 

Mỗi ngày, ngoài những dưỡng chất kể trên, bạn cũng cần được bổ sung đầy đủ thêm nhiều nhóm chất khác như tinh bột (lúa mì, gạo, ngô,…), các loại vitamin và chất khoáng (vitamin A, C, magie, sắt, kẽm,…) giúp tăng sức đề kháng và làm giảm những tác động của tình trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh. 

Kiểm tra sức khỏe

Duy trì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần sẽ giúp bạn phát hiện sớm, kịp thời điều chỉnh và ngăn ngừa các yếu tố gây loãng xương nói riêng và các bệnh lý khác nói chung. Đồng thời được hướng dẫn, tư vấn cụ thể về chế độ ăn hợp lý hoặc dùng thuốc bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.

Duy trì các bài tập vận động

Chọn một số bài tập phù hợp với thể trạng của bạn, cố gắng duy trì mỗi ngày tập tối thiểu 30 phút/lần, 5 ngày liên tục trong một tuần sẽ giúp hỗ trợ sức bền cho xương và cơ bắp được thêm phần dẻo dai và chắc khỏe.

Một sức khỏe tốt là chìa khóa vượt qua mọi thử thách của thời gian

Một sức khỏe tốt là chìa khóa vượt qua mọi thử thách của thời gian

Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh vẫn có thể ngăn ngừa từ sớm, hoặc giảm thiểu các tác động của nó nếu bạn chú ý lắng nghe cơ thể và áp dụng biện pháp chăm sóc thích hợp. Liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số điện thoại 1900.56.56.56 để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan và nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp