Vitamin D3 được dùng trong phòng ngừa và điều trị cho các trường hợp bị thiếu hụt vitamin D, nhất là người đang gặp vấn đề về xương và da. Nếu được sử dụng với liều lượng phù hợp, vitamin D3 sẽ rất có lợi cho sức khỏe nhưng cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa vì nếu dùng bừa bãi sẽ khiến bạn gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu về vitamin D3 cho người lớn qua những thông tin sau.
10/12/2020 | Thiếu Vitamin D ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của bạn? 30/11/2020 | Top những loại thực phẩm bổ sung Vitamin D với hàm lượng cao 30/11/2020 | Những cách bổ sung Vitamin D được chuyên gia khuyến cáo
1. Công dụng của vitamin D3
Vitamin D3 (tên gọi khác là cholecalciferol) có khả năng hòa tan trong dầu và được xử lý tại gan và thận. Trong cơ thể, loại vitamin này hoạt động theo cơ chế là liên kết với các tế bào khác để điều chỉnh hàm lượng photpho và canxi trong thức ăn. Xét về công dụng thì vitamin D3 rất có lợi cho những cơ quan dưới đây:
1.1. Hệ Cơ Xương khớp
Dưới sự tác động của vitamin D3, cơ thể sẽ được tăng cường khả năng hấp thụ canxi. Nhờ đó cơ bắp cũng như hệ xương sẽ tăng trưởng và phát triển tốt hơn. Trong trường hợp cơ thể bạn bị thiếu hụt vitamin D3 thì canxi sẽ bị khuếch tán ra khỏi xương, lâu ngày dẫn đến tình trạng loãng xương, xương bị yếu dần đi và dễ bị gãy.
Theo phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng, khi một người được cung cấp đủ vitamin D3 sẽ được cải thiện sức mạnh của xương và cơ bắp. Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và thường xuyên được bổ sung vitamin D3 sẽ giúp cơ thể luôn đạt mật độ xương ở mức lý tưởng ở độ tuổi trưởng thành và hạn chế nguy cơ loãng xương sớm khi bước vào độ tuổi trung niên.
Vitamin D3 có trong nhiều loại thực phẩm
1.2. Tim mạch
Các nghiên cứu y khoa cho rằng, những bệnh nhân bị huyết áp cao hoặc thể trạng béo phì thì hàm lượng vitamin D3 trong cơ thể thường ở mức thấp. Việc bổ sung đầy đủ vitamin này sẽ giúp hạn chế tình trạng đau tim, nguy cơ đột quỵ và duy trì huyết áp trong mức ổn định.
1.3. Sức đề kháng
Một cơ thể có đủ lượng vitamin D3 sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, ít bị nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp.
1.4. Kiểm soát tốt cân nặng
Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh nếu được cung cấp vitamin D3 đầy đủ sẽ duy trì được mức cân nặng hợp lý, chỉ số BMI và vòng eo thấp.
Tuy rằng không thể phủ nhận lợi ích của vitamin D3 nhưng cơ thể chúng ta lại không thể sản xuất hay tự tổng hợp được loại vitamin này. Do đó cách duy nhất để tăng hàm lượng vitamin D3 trong cơ thể đó chính là bổ sung qua thực phẩm, tắm nắng và sử dụng thực phẩm chức năng đúng liều lượng.
2. Vitamin D3 cho người lớn và hướng dẫn sử dụng đúng cách
Dưới đây là các cách bổ sung vitamin D3 bạn có thể tham khảo để áp dụng:
2.1. Ăn những thực phẩm giàu vitamin D3
Cách này rất đơn giản và an toàn, cụ thể đó là các thực phẩm như:
-
Thực vật: đậu Hà Lan, hạnh nhân, ngũ cốc, sữa đậu nành, yến mạch,...;
-
Động vật: gan bò, dầu gan cá, cá hồi tươi, lòng đỏ trứng, cá thu, cá chim lớn,...;
-
Các thực phẩm khác: sữa, sữa chua, phomai,...
2.2. Tắm nắng
Ánh nắng mặt trời trước 8 giờ sáng rất tốt cho cơ thể chúng ta. Khi tia UVB đi xuyên qua da sẽ kích hoạt các tế bào thụ thể để sinh ra vitamin D3. Do đó mỗi ngày bạn nên tắm nắng trong khoảng thời gian này từ 10 - 15 phút để được bổ sung vitamin D3 cần thiết cho cơ thể.
2.3. Sử dụng thực phẩm chức năng
Để tăng cường vitamin D3 cho người lớn, bạn có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung loại vitamin này. Tuy nhiên cần lưu ý là phải dùng đúng thời điểm và liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn có tiền sử dị ứng vitamin D hay các sản phẩm có chứa vitamin D khác, hoặc đang gặp các vấn đề về sức khỏe như: mắc bệnh gan, bệnh thận, khó hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm, hàm lượng vitamin D và canxi trong cơ thể cao,... thì cần thông báo trước với bác sĩ để có lời khuyên phù hợp.
Để tăng cường vitamin D3 cho người lớn, bạn có thể bổ sung bằng thực phẩm chức năng
Khi dùng vitamin D dạng lỏng, hãy đo lường liều lượng bằng muỗng chuyên dụng. Trong trường hợp vitamin D của bạn được bào chế theo dạng bánh thuốc hoặc viên nhai, trước khi nuốt hãy nhai thật chậm và kỹ.
Ngoài ra có một lưu ý quan trọng là các chất như dầu khoáng, colestipol/cholestyramine, orlistat,... có thể gây cản trở quá trình hấp thụ vitamin D3. Vì vậy khi uống các thuốc này cần cách thời điểm dùng vitamin D3 ít nhất là 2 tiếng hoặc lâu hơn.
Vitamin D3 có một đặc điểm là tan được trong chất béo, tức là cơ thể cần có chất béo để hấp thu được vitamin D3 một cách tốt nhất. Vì vậy nếu trong bữa ăn của bạn có các món là từ bơ, các loại hạt, trứng, dầu ô liu, dầu dừa,... thì bạn nên uống vitamin D3 ngay trong bữa ăn.
Loại vitamin này không có quy chuẩn về thời điểm sử dụng trong ngày. Bạn có thể uống vitamin D3 khi ăn cơm, vào ban ngày hoặc ngay trước khi ngủ. Tuy nhiên để thuận tiện nhất bạn nên dùng vào buổi sáng vì điều này sẽ dễ nhớ hơn. Tùy từng loại thực phẩm chức năng sẽ có hướng dẫn sử dụng khác nhau nên bạn hãy nghiên cứu kỹ trước khi dùng.
3. Cần lưu ý những gì khi dùng vitamin D3 cho người lớn?
Nếu sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn thì vitamin D3 khá lành tính và không gây ra tác dụng phụ. Trong trường hợp dùng vitamin quá liều có thể làm tăng hàm lượng canxi trong máu và dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, biếng ăn, táo bón, tâm trạng thay đổi, tiểu nhiều, luôn cảm thấy khát nước, cơ thể mệt mỏi,... Nghiêm trọng hơn là các biểu hiện như sưng, ngứa, phát ban ở những vị trí như lưỡi, da mặt, cổ họng, khó thở, chóng mặt,... Lúc này tốt nhất bạn nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Vitamin D3 thường ít gây ra tác dụng phụ
Trên đây là những thông tin cần biết về vitamin D3 cho người lớn. Bên cạnh những lợi ích do vitamin này đem lại thì chúng ta cũng cần chú ý đến các tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng các thực phẩm chức năng cung cấp vitamin D3.
Nếu bạn đang có các biểu hiện của thiếu hụt vitamin này thì có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn, đặt lịch khám cùng các chuyên gia Khoa Dinh dưỡng của MEDLATEC. Xét nghiệm vi chất sẽ giúp bạn biết được cơ thể mình đang bị thiếu hụt hay dư thừa những chất dinh dưỡng nào, dựa vào đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách bổ sung hoặc xây dựng chế độ ăn phù hợp.