Cây tầm gửi và những công dụng chữa bệnh không thể bỏ qua | Medlatec

Cây tầm gửi và những công dụng chữa bệnh không thể bỏ qua

Cây tầm gửi sống ký sinh trên bề mặt của nhiều loại thân gỗ, chứa những thành phần hóa học rất tốt cho việc chữa trị một số bệnh lý và thải độc, mát gan. Những công dụng ấy đã và đang được nhiều người biết tới. Vậy cụ thể, tầm gửi có tác dụng chữa bệnh như thế nào và cách dùng tầm gửi ra sao, bài viết sau sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết.


18/08/2022 | Cây tầm bóp có tác dụng gì? Sử dụng như thế nào?
09/08/2022 | Cẩm nang các bài thuốc trị bệnh hiệu quả bằng cây đuôi chuột
08/08/2022 | Cây bìm bịp và những thông tin quan trọng cần biết

1. Thông tin cơ bản về cây tầm gửi

Tầm gửi là loại cây dây leo sống ký sinh trên các loại cây thân gỗ khác bằng cách bò hoặc leo bám trên bề mặt của cây đó. Tất cả các bộ phận của cây tầm gửi đều có thể dùng làm thuốc, thu hái quanh năm rồi sau đó đem phơi khô để dùng dần.

Tầm gửi là cây sống ký sinh trên thân của cây khác

Tầm gửi là cây sống ký sinh trên thân của cây khác

Cây tầm gửi có nhiều loại khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:

- Tầm gửi sống trên cây mít.

- Tầm gửi sống trên cây dâu.

- Tầm gửi sống trên cây bưởi.

- Tầm gửi sống trên cây gạo.

- Tầm gửi sống trên cây hồng.

2. Công dụng chữa bệnh và cách dùng cây tầm gửi

2.1. Công dụng chữa bệnh của cây tầm gửi

Hầu hết các loại tầm gửi đều là loại dược liệu Đông y có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau như: rối loạn tâm thần, phong thấp, xương khớp,... Đặc biệt, với phụ nữ, tầm gửi giúp an thai và thúc sữa. Hiện nay, cây tầm gửi còn được dùng như bài thuốc để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, thuốc giảm đau,... 

Rượu tầm gửi có hương vị ngon nên được nhiều người ưa chuộng. Loại rượu này có tác dụng giải độc và dùng trị một số bệnh lý. Dùng tầm gửi khô hãm nước sôi uống hàng ngày giúp làm mát gan, giải độc rất tốt.

Cụ thể về tác dụng của từng loại cây tầm gửi như sau:

- Cây tầm gửi mít: lợi sữa, ngừa sốt rét, bổ thận, mát gan, chống tiêu chảy ở trẻ nhỏ,... Đặc biệt, nếu kết hợp với khôi nhung, bồ công anh, chè dây, tầm gửi mít có thể trở thành bài thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả.

- Cây tầm gửi dâu: lợi quan tiết, khử phong thấp, điều trị cao huyết áp, an thai, mạnh gân cốt, bổ can thận, cải thiện sức khỏe,...

- Cây tầm gửi bưởi: hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp như: viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp,... Không những thế, loại cây này có giúp cải thiện các triệu chứng đường tiêu hóa như: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,...

Tầm gửi được dùng như một vị thuốc Đông y để chữa các loại bệnh gan, thận, xương khớp

Tầm gửi được dùng như một vị thuốc Đông y để chữa các loại bệnh gan, thận, xương khớp

- Cây tầm gửi gạo: hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu đục, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm cầu thận,... Ngoài ra, cây tầm gửi gạo còn có thể chống viêm rất tốt nên cũng được dùng để điều trị một số bệnh lý về da.

- Cây tầm gửi hồng: đây là dược liệu được đánh giá rất cao về khả năng chữa các bệnh lý đường hô hấp như: ho gió, ho có đờm, ho khan,... Ngoài ra, nếu kết hợp tầm gửi hồng với xạ can, bạch bì, trần bì,... còn có thể trở thành những bài thuốc chữa tai - mũi - họng hiệu quả.

2.2. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây tầm gửi

- Bài thuốc chữa đau bụng cho thai phụ

Để chữa chứng đau bụng ở thai phụ hãy dùng 20g nước thơm, 60g tầm gửi, 20g cao long ban đã được nướng thơm, 3 chén ngải diệp. Tất cả dược liệu này đem rửa sạch rồi đổ vào nồi sắc cùng 600ml nước cho đến khi còn chừng 200ml nước thì chắc nước uống thành nhiều lần trong ngày.

- Bài thuốc chữa bệnh cao huyết áp

12g mỗi loại gồm: mã đề, ngưu tất, câu đằng, chi tử, ý dĩ; 8g mỗi loại gồm: trạch tả, xuyên khung; 16g tầm gửi. Tất cả đem sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

- Bài thuốc chữa bệnh thấp khớp

12g mỗi loại gồm: đỗ trọng, độc hoạt, thiên niên kiện, khương hoạt, thổ phục linh, thục địa, đan sâm, xích thược, kê huyết đằng; 20g đẳng sâm; 16g hoài sơn; 12g cây tầm gửi; 10g ngưu tất; 8g nhục quế. Đem tất cả dược liệu này rửa sạch và sắc lấy nước uống.

- Bài thuốc chữa bệnh sốt rét, hen sữa và ho gà ở trẻ nhỏ

Lấy 20g tầm gửi khế, 9g lá hẹ, 15g rau má và 9g lá bạc hà đem đi rửa sạch rồi sao vàng sau đó cho tất cả dược liệu vào nồi sắc và chắt lấy nước uống liên tục trong 20 ngày.

- Bài thuốc chữa ho ra máu

Để chữa bệnh ho ra máu hãy dùng 10g rễ chuối hột, 15g thài lài tía, 15g rễ cỏ tranh và 15g tầm gửi dâu đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống.

- Bài thuốc chữa tắc tia sữa cho phụ nữ sau sinh

Dùng 10g ngưu tất và 15g tầm gửi dâu đem cho vào nồi sắc với 500ml nước cho đến khi chỉ còn khoảng 1/3 nước thì chắt lấy phần nước để uống.

2.3. Cách dùng cây tầm gửi để chữa bệnh

Tầm gửi có thể dùng cả dạng tươi và khô để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Nếu dùng cây tầm gửi tươi tốt nhất nên chọn cây có lá bóng và xanh thẫm, thân giòn. Nếu dùng tầm gửi khô thì nên chọn loại có mùi thơm đặc trưng để đảm bảo dược liệu vẫn còn đảm bảo dược tính.

Tầm gửi pha trà vừa là thức uống thanh mát vừa tốt cho sức khỏe

Tầm gửi pha trà vừa là thức uống thanh mát vừa tốt cho sức khỏe

Có thể chế biến dược liệu tầm gửi theo những cách khác nhau để dùng chữa bệnh như:

- Pha trà:

Lấy một nhúm cây tầm gửi khô cho vào ấm trà rồi đổ chút nước sôi tráng qua để loại bỏ tạp chất sau đó đổ nước này đi và cho vào ấm 150ml nước sôi, đợi khoảng 5 - 7 phút cho trà ngấm thì rót ra chén uống.

- Sắc thuốc

Rất nhiều người lựa chọn cách dùng một mình hoặc kết hợp tầm gửi với một số dược liệu khác để sắc thuốc uống. Cách sắc rất đơn giản, chỉ cần dùng 58 - 80g tầm gửi khô đã được rửa sạch cho vào ấm với 1.5 lít nước rồi đem sắc lấy nước uống trong ngày.

- Ngâm rượu

Để ngâm rượu tầm gửi bạn cần có rượu trắng 45 độ và tầm gửi được chặt khúc vừa kích thước bình ngâm, lá vặt để riêng ra. Sau khi đã rửa sạch tầm gửi bạn hãy xếp phần lá xuống dưới đáy bình rồi để phần thân lên trên và đổ rượu cho ngập. Để nguyên như vậy trong 30 sau đó bạn đem ra uống mỗi ngày 1 - 2 chén nhỏ, trong mỗi bữa ăn.

Tuy những công dụng chữa bệnh của cây tầm gửi đã được ghi nhận và được nghiên cứu, phát triển thành các loại thuốc chữa bệnh bán ra thị trường nhưng việc dùng thuốc muốn đạt hiệu quả và tránh tác dụng phụ không đáng có cần có sự tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Ổi có vitamin gì? Ăn ổi nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt nước ép ổi cũng là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết ổi có vitamin gì và công dụng của ổi đối với sức khỏe ra sao không? Và liệu rằng việc ăn nhiều ổi có tốt không?
Ngày 23/06/2023

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Ngày 21/06/2023

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Bạn đang tìm kiếm thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh và cân đối những món ăn phù hợp để duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Khám phá các gợi ý và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau để có một thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh và ngon miệng.
Ngày 20/06/2023

Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout. 
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp