Cây mù u thuộc nhóm thực vật họ măng cụt, trồng khá nhiều tại các tỉnh phía Nam. Bên cạnh tác dụng làm cảnh thì loài thực vật này còn sử dụng như một loại thuốc trị bệnh. Trong dân gian, người ta thường dùng mù u trị đau răng, vấn đề liên quan đến răng miệng.
17/02/2023 | Cây chìa vôi và những tác dụng đối với sức khỏe 17/02/2023 | Cây ngũ trảo và 8 tác dụng ít người biết 17/02/2023 | Các tác dụng của lá cây sương sâm và lưu ý khi sử dụng! 13/02/2023 | Mướp khía: loài cây thôn dã nhưng lại là dược liệu quý
1. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái của cây mù u
Trước khi chia sẻ chi tiết thành phần hóa học và tác dụng của cây mù u, bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm hình thái của loài thực vật này.
1.1. Nguồn gốc
Mù u thuộc nhóm thực vật thân gỗ, nằm trong họ cồng hay măng cụt. Không rõ loài thực vật này có nguồn gốc chính xác từ đâu nhưng nó được trồng nhiều tại khu vực biển phía nam của Ấn Độ, Malaysia và Australia.
Cây mù u phát triển mạnh ở khu vực khí hậu nhiệt đới
Ngày nay, giống cây mù u sinh trưởng tại khắp các vùng nhiệt đới, trong đó, khu vực Thái Bình Dương là nơi tập trung số lượng lớn mù u.
Tại Việt Nam, mù u phát triển mạnh ở những vùng đồi núi thấp, tập trung nhiều nhất tại khu vực miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Ngoài ra, loại cây này cũng dễ dàng sinh trưởng dọc bên bờ kênh rạch.
1.2. Đặc điểm hình thái
Mù u thuộc nhóm thực vật thân gỗ, với chiều cao trung bình từ 20m đến 25m. Cây phân thành nhiều tán nhỏ, cành cây non rất tròn, bên ngoài khá nhẵn, màu xanh lục. Trong khi đó cành già sần sùi hơn, màu sắc chuyển sang màu nâu.
Hoa mù u mọc thành từng cụm
Lá của cây mù u mọc khá cân đối, mỗi chiếc lá có chiều dài trung bình 10cm đến 17cm, rộng ngang từ 5cm đến 8cm. Phiến lá nhìn rất cứng cáp, cả mặt trên và mặt dưới của lá đều nhẵn, phía trên nhìn bóng hơn với màu xanh lục và hệ thống gân lá đối xứng.
Hoa mù u nở thành từng cụm, mọc ra từ phần kể lại hoặc đầu cành. Mỗi bông hoa thường bao gồm 4 cánh, màu trắng, mùi rất thơm. Hoa mùa thu nở rộ vào tháng 8 đến tháng 9 hàng năm.
Đến khi hoa tàn đi thì quả sẽ xuất hiện. Quả mù u giống như quả hạch, giống hình cầu, vỏ bên ngoài khá mỏng nhưng vỏ bên trong lại dày hơn, vỏ cứng khi quả chín già.
Bên trong quả thường kèm theo hạt chứa dầu. Mùa quả mù u rơi khoảng tháng 10 đến tháng 11.
2. Phân tích thành phần hóa học trong hạt và nhựa mù u
Người ta thường thu hoạch quả mù u và ép lấy tinh dầu. Bên cạnh đó, nhựa của cây cũng có thể sử dụng như một bài thuốc dân gian. Nhựa từ cây mù u thu hoạch quanh năm, làm khô rồi tán thành bột.
Quả mù u thường được ép lấy tinh dầu
Theo phân tích thì trong hạt mù u chứa khoảng 41% đến 51% tinh dầu, ngoài tinh dầu thì trong hạt mù u cũng chứa cả nhựa.
Lúc mới ép, tinh dầu mù u nhìn rất sánh, có màu xanh lục, vị hơi đắng. Tuy nhiên đến khi loại bỏ nhựa, tinh dầu bắt đầu lỏng hơn, màu sắc chuyển sang nâu vàng. Loại tinh dầu này chứa nhiều nhóm axit như linoleic, oleic, palmitic, stearic và một số thành phần khác.
Phần nhựa mù u phân tách từ tinh dầu sở hữu màu nâu sẫm đặc trưng. Nhựa tách từ quả mù u có khả năng tan trong một số chất dung môi như dầu, cồn, Benzen. Trong khi phần nhựa lấy từ thân cây hay được dùng làm thuốc, màu xanh lục hơi nhạt.
3. Tác dụng của mù u trong điều trị bệnh
Cho đến nay cả Đông Y, Tây Y đều công nhận phần nào tác dụng điều trị bệnh của tinh dầu và nhựa mù u.
Tinh dầu từ cây mù u trị mụn nhọt rất tốt
3.1. Theo Tây Y
Sau quá trình nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng mù u sở hữu khá nhiều dược tính đặc biệt. Chẳng hạn như:
-
Hợp chất Calophyllolid trong mù u có khả năng giảm phù nề (theo thực nghiệm trên chuột bạch).
-
Tinh dầu mù u hỗ trợ làm lành vết thương nhẹ khá nhanh.
-
Trong vỏ và thân của cây mù u chứa một hợp chất dễ tương tác với amphetamin và barbituric làm hạ huyết áp, giúp người dùng ngủ ngon hơn.
-
Các hợp chất tìm thấy trong rễ mù u hỗ trợ hạ huyết áp, làm mát cơ thể.
-
Tinh dầu mù u hỗ trợ trị ghẻ lở khá hiệu quả, là thành phần có mặt trong nhiều loại thuốc trị bỏng, trị mụn nhọt.
Hiện nay, không ít cơ sở y tế đã ứng dụng chế phẩm chứa tinh dầu mù u vào phác đồ điều trị vết thương, điều trị bỏng. Kết quả cho thấy những loại tinh dầu này kháng khuẩn khá hiệu quả, giúp làm sạch mủ và ngăn chặn mùi hôi xuất hiện trên vết thương.
3.2. Theo Đông Y
Trong Đông Y, từ lâu người ta đã biết sử dụng nhựa và tinh dầu mù u điều trị các chứng bệnh thường gặp. Nhựa mù u nguyên chất thường có màu xanh lục nhạt, vị đắng hoặc hơi mặn, tính hàn hỗ trợ giải độc tốt.
Tinh dầu ép từ quả mù u hat được dùng để điều trị chứng bệnh da liễu. Trong khi đó nhựa mù u cũng có khả năng trị mụn nhọt khá hiệu quả, trị chứng họng sưng gây khó nuốt.
Nhựa mù u khi kết hợp cùng một vài loại thảo dược khác còn hỗ trợ điều trị chứng loét chân răng, cầm máu chân răng. Tuy vậy, quá trình điều trị chỉ thực sự hiệu quả nếu bạn áp dụng đúng bệnh, đúng hướng của thầy thuốc.
4. Một số bài thuốc dân gian từ mù u
Trong dân gian, người ta chủ yếu dùng mù u để trị bệnh ngoài da và răng miệng. Sau đây là 3 bài thuốc cụ thể.
Nhựa mù u hợp cùng bột đại hoàng hỗ trợ trị loét chân răng
-
Bài thuốc trị loét chân răng: Trộn nhựa mù u cùng bột đại hoàng rồi bôi vào vị trí chân răng, thực hiện liên tục trong ngày.
-
Bài thuốc trị ghẻ lở: Dùng hạt mù u giã dập hoặc lấy tinh dầu kết hợp cùng với vôi và đem đun nóng. Sử dụng hỗn hợp này bôi lên vùng da bị ghẻ lở 2 đến 3 lần trong ngày cho tới khi khỏi bệnh.
-
Bài thuốc trị chảy máu chân răng: Sử dụng rễ mù u kết hợp cùng rễ câu kỷ tử theo tỷ lệ 1:1, đem cả 2 nguyên liệu này sắc lấy nước. Ngậm nước vừa sắc trong một vài phút.
Một số bài thuốc hướng dẫn trên đây mặc dù đơn giản nhưng chỉ mang tính chất tham khảo, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng. Bởi nếu lạm dụng bừa bãi, tình trạng bệnh dễ trở nặng, khiến thuốc phản tác dụng.
5. 3 lưu ý cần nhớ khi sử dụng mù u trị bệnh
Tinh dầu và nhựa mù u đều sở hữu dược tính nhất định, dễ tương tác với một số loại thuốc khác. Vì vậy, bạn cần thật thận khi sử dụng chúng trong điều trị bệnh.
-
Liều lượng dùng trong ngày: Ester ethylic trong dầu mù u có khả năng hỗ trợ điều trị viêm thần kinh phong thấp. Thế nhưng, liều dùng trong ngày chỉ nên dừng lại từ 5ml đến 20ml/ngày mà thôi, kể cả uống hay xoa bóp.
-
Không nên dùng cho trẻ em và phụ nữ mang thai: Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy bằng chứng cụ thể thành phần trong mù u gây ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai hay cho con bú. Tuy vậy, với nhóm đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai và trẻ em thì tốt nhất không nên tự ý dùng nhựa hay tinh dầu mù u.
-
Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng: Thành phần hợp chất trong tinh dầu và nhựa mù u vẫn có khả năng tương tác với các loại thuốc khác. Vậy nên trước khi dùng, bạn phải đi thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Mù u phát triển mạnh ở khu vực các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Tinh dầu và nhựa của loài thực vật này có tác dụng trị bệnh, đã được ứng dụng trong cả Đông Y và Tây Y. Hy vọng từ những thông tin trên, bạn sẽ hiểu thêm về tác dụng nói chung của cây mù u.