Quá trình trao đổi chất rất quan trọng đối với cơ thể, quyết định sự phát triển thể chất và sinh lý của bé. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý đến các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em để biết cách phòng tránh. Do chưa phát triển hoàn thiện và còn rất non nớt, nên hệ thống tiêu hóa của trẻ có một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý có sự khác biệt so với người lớn. Chính vì vậy trẻ rất cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt.
13/04/2021 | Nhiều người Việt mắc bệnh về tiêu hóa 01/04/2021 | Vai trò quan trọng của enzyme tiêu hóa đối với cơ thể chúng ta 16/03/2021 | Thế nào được gọi là rối loạn tiêu hóa? Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
1. Nhiễm giun sán - một trong các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em
Tỷ lệ trẻ bị giun sán rất phổ biến ở các nước đang phát triển, có thể lên đến hơn 90%. Chưa hết, nhiều trường hợp trẻ có thể mắc nhiều loại giun sán một lần. Những loại thường gặp nhất là:
Giun đũa (70 - 80%):
có thể khiến trẻ xanh xao, lừ đừ, ăn kém, nôn mửa,… hay thậm chí cuộn thành búi gây tắc ruột. Nếu giun chui vào được các cơ quan khác sẽ dẫn đến những hậu quả như: viêm phổi, viêm túi mật, tắc mật, viêm tụy,… nếu giun chui qua thành ruột có thể gây viêm phúc mạc.
Giun kim:
thường ký sinh ở đoạn cuối ruột non và đầu ruột già, giun kim cái trưởng thành sẽ đi đến các nếp nhăn hậu môn, hoặc ở bộ phận sinh dục để để trứng, khiến trẻ thường quấy khóc về đêm do ngứa ngáy. Nếu tay trẻ dùng để gãi không được rửa sạch, trứng giun có thể quay lại cơ thể qua đường thức ăn.
Một số triệu chứng khác ở trẻ mắc giun kim: đau bụng, biến ăn, buồn nôn, đi phân lỏng,…
Giun móc:
sinh trưởng ở tá tràng và ruột non, có răng sắc, bám vào thành ruột để hút máu và đồng thời cũng tiết ra chất chống đông. Vì vậy, sau khi đã hút máu xong, vết thương vẫn chảy máu rỉ rả. Từ đó gây nên tình trạng thiếu sắt, thiếu máu mạn tính ở trẻ.
Một số triệu chứng khác: da ngứa ngáy, ửng đỏ hoặc phủ (nơi ấu trùng xâm nhập), đau bụng, ăn không ngon, khó tiêu, tiêu chảy hoặc đi phân đen, trẻ thường mệt mỏi, xanh xao, hay quên, đau đầu, tóc khô dễ rụng, móng tay/chân biến dạng,…
Giun sán là loại ký sinh quen thuộc nhất trong các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em
Để phòng ngừa việc nhiễm ký sinh trùng gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và phát triển của trẻ, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:
-
Thực phẩm: đảm bảo trẻ luôn được sử dụng thực phẩm sạch, ăn chín, uống sôi,...
-
Vệ sinh: luôn chú ý vệ sinh tay sạch sẽ, thường xuyên, nhất là trước khi ăn, sau khi chơi đùa, chạm vào các vật bẩn, đi vệ sinh,…
-
Sổ giun định kỳ: tối thiểu 6 tháng một lần cho trẻ.
2. Tiêu chảy
Theo thống kê của tổ chức WHO, tiêu chảy là một trong những bệnh lý có tỷ lệ mắc phải và gây tử vong cao ở trẻ em, nhất là đối với những đất nước nghèo và đang phát triển. 80% trẻ tiêu chảy trong khoảng độ dưới 2 tuổi.
Tiêu chảy là một trong các bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ em
Tiêu chảy có ba phân loại thường gặp như sau:
Tiêu chảy cấp
-
Triệu chứng: đợt phát bệnh không kéo dài quá 14 ngày, thường chỉ trong khoảng từ 5 - 7 ngày với các triệu chứng như phân nhiều nước từ trong lòng mạch thất thoát vào lòng ruột, không có lẫn đàm và máu, niêm mạc ruột không bị tổn thương.
-
Nguyên nhân: các loại vi khuẩn thường gặp là Rotavirus, E.Coli, Vibrio Cholerae (khuẩn tả),...
Hội chứng lỵ
Hội chứng lỵ điển hình với triệu chứng đi phân lỏng có đám máu (chứa hồng cầu và bạch cầu). Xác suất trẻ bị tiêu chảy mắc phải hội chứng này khoảng 10 - 20%. Do vi khuẩn xâm nhập sâu và làm tổn thương thành ruột, gây nên những vết lở loét. Triệu chứng bệnh tương đối khác nhau ở mỗi trẻ tùy thuộc vào vị trí của niêm mạc bị tổn thương.
-
Nếu tổn thương cao (nghi ngờ tại ruột non): phân có lẫn máu, đàm và rất nhiều nước.
-
Nếu tổn thương thấp (nghi ngờ đại tràng, đại tràng thẳng, sigma): phân có rất ít nước, ngoài đàm và máu ra còn kèm theo một ít cặn.
Nguyên nhân gây bệnh:
-
Ở vị trí cao: thường gặp E.Coli, Salmonella, Campylobacter Jejuni.
-
Ở vị trí thấp: Shigella, Entamoeba Histolytica (gây bệnh lỵ Amip).
Tiêu chảy kéo dài
Tiêu chảy kéo dài thể hiện tình trạng đợt tiêu chảy cấp trong hoặc kéo dài hơn 14 ngày. Mặc dù có xác suất mắc phải khoảng 3 - 10%, thế nhưng các triệu chứng và hậu quả gây ra cho trẻ có tính nghiêm trọng nhất. Những triệu chứng trong tiêu chảy kéo dài mà trẻ mắc phải bao gồm:
-
Tính chất phân: phân sệt, trẻ ăn gì đi tiêu nấy, ít nước do nước là từ thức ăn nước uống đưa vào cơ thể, không phải nước từ trong lòng mạch thất thoát.
-
Hội chứng nhung mao cùn, dẹt: nhung mao ruột, niêm mạc ruột teo hoặc mỏng, phẳng lì.
Hậu quả do tiêu chảy gây ra:
-
Nguy cơ bội nhiễm: có thể khiến trẻ sốt cao, co giật, nhiễm trùng huyết,… hoặc thậm chí gây tử vong
-
Mất cân bằng nước và điện giải, thiếu hụt Kali, nhiễm toan chuyển hóa (do lượng bicarbonat thất thoát lớn qua phân,…
-
Nguy cơ bị suy dinh dưỡng cả trong và sau khi khỏi bệnh.
Một trẻ được xác định bị táo bón là khi thời gian giữa hai lần đại tiện của bé kéo dài quá 3 ngày. Táo bón là một trong những nguyên nhân rất phổ biến khiến trẻ phải đi thăm khám và điều trị. Những biểu hiện của trẻ khi bị táo bón thường là:
-
Phải rặn nhiều mới có thể đại tiền, kèm theo cảm giác đau.
-
Phân cứng khô, hoặc mềm (ở trẻ còn bú mẹ).
-
Tấn số đại tiện ít.
-
Chảy máu sau khi đại tiện hoặc có máu lẫn trong phân.
-
Một số biểu hiện khác: trẻ nhăn mặt, rên rỉ khi đại tiện, són phân, đau bụng tái phát nhiều lần, chán ăn,…
Chán ăn, quấy khóc,... là những triệu chứng dễ nhận thấy trong các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em
Những yếu tố khiến trẻ gặp phải chứng táo bón có thể kế đến như:
-
Chế độ ăn: do ảnh hưởng từ thói quen vận động, tâm lý ăn uống của trẻ thích ăn ngọt, nhiều món chiên rán,… ít vận động, học hành quá nhiều, chấn thương tâm lý,…
-
Tác dụng phụ của thuốc: Narcotic, Bismuth, Calcium, Anticholinergics,…
-
Rối loạn chuyển hóa: Suy giáp, mất nước, hạ kali máu,…
-
Một số bệnh lý khiến trẻ bị táo bón: Hirschsprung (bệnh bẩm sinh), giả tắc ruột mạn, xoắn ruột, hẹp hậu môn trực tràng, di chứng hậu phẫu đường tiêu hóa,…
Hậu quả của táo bón:
-
Rối loạn thần kinh: phân ở lâu trong trực tràng khiến trẻ khó chịu, dễ tức giận, cáu kỉnh, mệt mỏi, bồn chồn, mất tập trung hoặc quấy khóc,…
-
Nhiễm độc: vi trùng sinh ra và tích tụ độc tố có thể đi vào máu, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
-
Các biến chứng khác: trĩ, sa trực tràng, nứt hậu môn,…
Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em còn có bệnh tả, GERD (trào ngược dạ dày - thực quản), chứng không dung nạp lactose,…
Để phòng ngừa và điều trị các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, bạn cần được hỗ trợ tư vấn, chăm sóc y tế tại những cơ sở uy tín và chất lượng. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi đáng tin cậy, giúp con bạn ngăn ngừa, cũng như được can thiệp điều trị từ sớm và mang lại kết quả tốt nhất. Liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 1900.56.56.56.