Trầm cảm là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay bởi số ca mắc đang ngày một gia tăng. Tuy không trực tiếp gây nguy hại đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, tinh thần người bệnh. Vì vậy, sớm nhận biết các dấu hiệu trầm cảm để can thiệp kịp thời có ý nghĩa quan trọng, giúp nâng cao khả năng chữa trị.
03/09/2020 | Trầm cảm là bệnh gì? Chữa bệnh trầm cảm được không? 20/06/2020 | Giải mã nguyên nhân gây trầm cảm và cách cải thiện hiệu quả
1. Tổng quan về bệnh trầm cảm
Như thế nào được gọi là trầm cảm
Trầm cảm là bệnh lý nguy hiểm, xuất phát từ rối loạn khí sắc do não bộ gây nên. Đây được xem là căn bệnh phổ biến, dễ gặp ở mọi đối tượng. Theo thống kê gần đây cho thấy, có khoảng 3 - 5% dân số có nguy cơ mắc bệnh, tỷ lệ xuất hiện trạng thái trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 20%.
Bệnh lý trên gây ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, học tập và làm việc, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không sớm tiến hành điều trị. Hiện nay, bệnh có ba mức độ cơ bản là nhẹ, vừa và nặng. Khi phát hiện dấu hiệu trầm cảm, cần tiến hành thăm khám nhanh chóng, tránh hậu quả đáng tiếc.
Số lượng bệnh nhân mắc các bệnh về tâm lý đang ngày càng gia tăng
Nguyên nhân gây bệnh
Trầm cảm có thể xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau hoặc một nguyên nhân đơn lẻ, phổ biến như:
-
Tình trạng Stress, căng thẳng, áp lực kéo dài có thể gây trầm cảm.
-
Dấu hiệu trầm cảm có thể xuất phát từ một số bệnh lý liên quan trực tiếp đến não bộ.
-
Trầm cảm xuất phát từ yếu tố di truyền giữa các thành viên trong gia đình.
-
Một số đối tượng hình thành bệnh không rõ nguyên nhân.
Đối tượng dễ mắc bệnh
-
Phụ nữ sau sinh thường có nguy cơ trầm cảm cao.
-
Trải qua cú sốc tâm lý lớn như: bị bạo hành, mất người thân,...
-
Có thói quen sống bi quan, thiếu tự tin.
-
Từng mắc các bệnh về tim mạch, ung thư, đái tháo đường,...
-
Đối tượng gặp chấn thương đến não bộ.
-
Lạm dụng đồ uống có cồn, chất kích thích,...
-
Đối tượng có thói quen lạm dụng mạng xã hội.
2. Những dấu hiệu trầm cảm phổ biến
Tinh thần suy giảm
Một trong những dấu hiệu trầm cảm dễ nhận biết nhất là tình trạng khí sắc suy giảm, biểu hiện rõ ở nét mặt. Bệnh nhân thường buồn bã, ủ rũ, ánh mắt vô hồn, xuất hiện vết nhăn,... Ở một số đối tượng khác, họ dễ dàng nhạy cảm với những vấn đề xung quanh, dẫn đến thường xuyên bị kích động tâm lý.
Cân nặng thay đổi
Thay đổi cân nặng đột ngột không rõ nguyên nhân cũng được xem là dấu hiệu trầm cảm. Phần lớn bệnh nhân trầm cảm thường sụt cân nhanh chóng do sự tác động của các triệu chứng chán ăn, không ngon miệng, mất ngủ,...
Rối loạn cân nặng được xem là một trong những biểu hiện của bệnh trầm cảm
Mất hứng thú
Thực tế cho thấy, đối tượng trầm cảm thường có biểu hiện suy giảm, thậm chí không còn hứng thú với công việc, cuộc sống hay những thú vui, sở thích trước đây. Họ luôn có cảm giác mỏi mệt, trống rỗng, mất động lực sống, không quan tâm đến mọi người xung quanh, kể cả gia đình. Phần lớn nam hay nữ đều mất hứng thú ham muốn tình dục.
Không tập trung
Đây cũng được xem là dấu hiệu phổ biến ở người trầm cảm. Người bệnh thường rất khó để tập trung làm việc, học tập hay thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Những triệu chứng trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Họ thường gặp khó khăn khi đưa ra quyết định giải quyết vấn đề, thậm chí là những việc đơn giản.
Ngủ không ngon giấc
Theo các chuyên gia trong ngành, mất ngủ là dấu hiệu trầm cảm đầu tiên và phổ biến ở nhiều người. Có đến 95% bệnh nhân trầm cảm gặp tình trạng mất ngủ kéo dài và hình thành bệnh.
Phần lớn, người bệnh cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon giấc, gián đoạn giấc ngủ,... dù trước đó có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ. Một số bệnh nhân ngủ chỉ từ 2h mỗi ngày hoặc thức trắng cả đêm và ngày.
Hình thành cảm giác khó chịu
Một số chuyên gia sức khỏe cho rằng, bệnh trầm cảm có thể dẫn đến đau nhức tại các khớp xương, mỏi vai gáy, rối loạn tiêu hóa, hoa mắt chóng mặt,... Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
Xuất hiện tâm lý tiêu cực
Suy nghĩ, tâm lý, thậm chí hành động tiêu cực liên tục là một trong những dấu hiệu trầm cảm. Trạng thái mệt mỏi, vô dụng, tự ti,... dẫn đến cảm giác tuyệt vọng, họ có thể tự gây thương tích cho bản thân, nguy hiểm hơn là suy nghĩ đến cái chết và tự sát.
Không nên chủ quan trước những dấu hiệu sống khép kín, buồn bã, lo âu của cơ thể
3. Phương pháp khắc phục trầm cảm
Thông qua dấu hiệu trầm cảm và kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân có thể được áp dụng các phương pháp như: sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý hay các phương pháp khác,... Bên cạnh đó, mỗi cá nhân và gia đình người bệnh nên cải thiện lối sống cho đối tượng trầm cảm thông qua những biện pháp như:
Rèn luyện thể dục thể thể thao
Bệnh nhân nên tiến hành tập luyện một số bài tập đơn giản như: Yoga, đi bộ, bơi lội,... với khoảng thời gian 30 phút mỗi ngày. Thực hiện đều đặn mỗi ngày giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
Lý giải về phương pháp điều trị này, các nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình tập luyện sẽ giúp sản sinh ra Endorphin - được xem là chất dẫn truyền thần kinh. Lượng Endorphin tiết ra giúp cải thiện tâm trạng, giảm các cơn đau thông thường, từ đó não bộ hoạt động tích cực hơn.
Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng không có tác dụng điều trị dứt điểm vấn đề trầm cảm, tuy nhiên chúng góp phần cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe trong và sau điều trị. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bệnh nhân giảm cảm giác mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 và Axit Folic.
Ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng
Mỗi bệnh nhân nên thiết lập lối sống lạc quan, ngủ đủ giấc, tránh tình trạng thức khuya. Bên cạnh đó, nên loại bỏ hay hạn chế các thiết bị như: tivi, điện thoại, máy tính,... ra khỏi phòng ngủ.
Cải thiện tâm trạng bằng các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp sẽ giúp mỗi cá nhân xây dựng cảm giác tận hưởng cuộc sống, hình thành tâm trạng vui vẻ, tích cực hơn.
Nên giữ tâm lý vui vẻ, hạn chế căng thẳng, áp lực nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh
Sớm nhận biết dấu hiệu trầm cảm là biện pháp quan trọng hàng đầu trong điều trị bệnh. Mỗi cá nhân cần xây dựng chế độ sống, sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý nhằm ngăn ngừa trầm cảm. Bên cạnh đó, có thể liên hệ các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua số điện thoại 1900 565656 để được tư vấn.