Cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh tim mạch do béo phì | Medlatec

Cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh tim mạch do béo phì

Chất lượng cuộc sống của chúng ta đang ngày càng được nâng cao nên bên cạnh việc cải thiện được yếu tố dinh dưỡng thì cũng đưa đến hệ lụy là bệnh béo phì có chiều hướng gia tăng. Điều đáng nói là béo phì lại đưa đến rất nhiều bệnh lý khác nguy hại cho sức khỏe. Bệnh tim mạch do béo phì là một trong số đó.


27/05/2021 | Điểm danh những tác hại của béo phì đối với sức khỏe
31/12/2020 | Có thể bạn chưa biết: Stress là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch
21/04/2020 | 9 triệu chứng bệnh tim mạch bạn không nên bỏ qua

1. Tại sao bị béo phì

Béo phì là tình trạng tích tụ bất thường và quá mức khối mô mỡ và các tổ chức khác ảnh hưởng tới sức khỏe. Nó được xác định bằng chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) từ 30 trở lên.

Bình thường, thức ăn cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng để tạo calo cho hoạt động hằng ngày. Nếu lượng calo nạp vào cứ thế dư thừa từ ngày này qua ngày khác thì chúng được sẽ tích lũy dưới dạng mỡ trong cơ thể và gây ra bệnh béo phì. 

Béo phì còn có thể do nguyên nhân nội sinh (béo phì thứ phát): chiếm 10% tổng số bệnh nhân béo phì có liên quan tới bệnh lý bẩm sinh di truyền có bất thường về gen. Ngoài triệu chứng béo phì bệnh nhân còn kèm theo các triệu chứng tổn thương thần kinh và các cơ quan khác như cường chức năng tuyến thượng thận, cường insulin nguyên phát,...

bệnh tim mạch do béo phì

Ăn quá nhiều chất béo dễ bị béo phì

Nguyên nhân ngoại sinh (béo phì nguyên phát) chiếm 90% trong tổng số bệnh nhân béo phì:

+ Do năng lượng ăn vào cao hơn năng lượng tiêu hao trong một thời gian dài.

+ Do di truyền.

+ Do môi trường: sống trong môi trường có nhiều thức ăn giàu năng lượng như chất béo, đồ ngọt, ít hoạt động thể lực như không gian chật hẹp, nhiều tivi, nhiều công nghệ được gọi là hiện tượng ngộ độc môi trường.

2. Bệnh tim mạch do béo phì nguy hiểm ra sao

2.1. Mối liên quan và mức độ nguy hiểm của bệnh tim mạch do béo phì

- Bệnh béo phì làm gia tăng nguy cơ đối với bệnh tim mạch

Sở dĩ nói như thế là vì bệnh tim mạch do béo phì bao gồm tăng huyết áp, bệnh mạch vành đều có liên quan tới béo phì. Huyết áp tâm trương và tâm thu đều tăng khi chỉ số BMI tăng, nguy cơ này càng tăng cao khi béo phì ở tuổi càng trẻ và thời gian béo phì càng dài. Tăng cân nhanh là một yếu tố liên quan đến tăng huyết áp và giảm trọng lượng sẽ có hiệu quả giảm huyết áp.

Bệnh tim mạch do béo phì xảy ra vì người béo phì có hiện tượng rối loạn chuyển hóa lipid trong đó có hàm lượng LDL, Triglycerid và Cholesterol cao. Tình trạng này là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch trong đó có chít hẹp động mạch vành làm thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim và đau thắt ngực. 

- Tình trạng viêm nhiễm ở bệnh tim mạch có liên quan với bệnh béo phì

Mối liên quan giữa béo phì và bệnh tim mạch còn thể hiện ở việc béo phì làm thúc đẩy nguy cơ viêm hệ thống và tình trạng viêm lại thúc đẩy quá trình tạo mỡ. Chính sự tích tụ mô mỡ và viêm hệ thống mãn tính là hai yếu tố thường tìm thấy ở người bị béo phì. Cả hai yếu tố này làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, thúc đẩy và hình thành mảng bám thành mạch. Khi mảng bám này vỡ ra sẽ hình thành nên huyết khối gây ra các cơn đau tim, tắc động mạch mạc treo, đột quỵ,...

Béo phì làm suy giảm chức năng tim gây nguy hiểm cho tính mạng

Béo phì làm suy giảm chức năng tim gây nguy hiểm cho tính mạng

- Bệnh béo phì khiến cho chức năng tim bị suy giảm

Không những thế, béo phì còn tạo điều kiện cho mỡ ứ đọng bao bọc tim làm tim giảm khả năng co bóp. Bệnh xơ vữa động mạch do béo phì dễ làm tăng huyết áp và gây suy tim. Việc cơ thể tăng trọng lượng quá mức sẽ kéo theo đó là tăng khối lượng tuần hoàn và hậu quả cũng là suy tim. Ngoài ra, béo phì khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể với khối lượng trọng lượng lớn dẫn đến người bệnh có thể bị nhồi máu cơ tim cấp gây tử vong. 

Người bị béo phì sẽ có sự tích lũy quá mức mô mỡ từ đó sinh ra hàng loạt thay đổi xấu cho hệ tim mạch. Khi bị béo phì, nhu cầu trao đổi chất của cơ thể tăng lên khiến cho lượng máu lưu thông, cung lượng tim lẫn thể tích huyết tương tăng kéo theo sự tăng lên của huyết áp và áp lực cho thành tim. Những hệ lụy sinh ra từ đây chính là tình trạng rối loạn chức năng tâm trương thất trái, phì đại thất trái và nguy cơ tiến triển suy tim. 

2.2. Phương pháp phòng ngừa béo phì để giảm thiểu nguy cơ tim mạch

Khi đã hiểu được bệnh tim mạch do béo phì nguy hiểm như thế nào, mỗi người trong chúng ta cần nâng cao ý thức phòng ngừa béo phì để giảm thiểu nguy cơ này bằng cách:

Chế độ dinh dưỡng cân bằng là một trong các biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh tim mạch do béo phì

Chế độ dinh dưỡng cân bằng là một trong các biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh tim mạch do béo phì

- Chú ý kiểm soát cân nặng để nó luôn ở trong giới hạn cho phép.

- Điều chỉnh lối sống điều độ bằng cách cân bằng nguồn năng lượng đưa vào cơ thể với hoạt động thể chất và lao động chân tay.

- Nên tham khảo chế độ ăn của tháp dinh dưỡng.

- Hạn chế tối đa các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ ngọt.

- Giữ trạng thái tâm lý cân bằng, tránh để mình trong tình trạng stress hay tiêu cực kéo dài.

Thực tế hiện nay cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh béo phì và tim mạch ngày càng tăng lên, bệnh tim mạch cũng có xu hướng trẻ hóa do thói quen ăn uống và rèn luyện thể chất. Tất cả các thói quen hàng ngày theo thời gian sẽ làm tăng tích tụ chất béo và tạo cơ hội cho các mảng xơ vữa động mạch hình thành, lưu thông máu bị cản trở và bệnh lý tim mạch vì thế dễ dàng xảy ra. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng phương pháp phù hợp thì nguy cơ tử vong là khó tránh.

Nhìn chung, bệnh tim mạch do béo phì gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe và thậm chí còn tăng tỷ lệ tử vong. Vì thế, thăm khám định kỳ để sàng lọc các bệnh lý về tim do béo phì là việc nên làm. Nó giúp chúng ta dự phòng, phát hiện sớm từ đó chủ động điều trị hiệu quả bệnh lý tim mạch, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình.

Với những chia sẻ trên đây chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin tham khảo hữu ích để thấy được mức độ nguy hiểm của bệnh tim mạch do béo phì gây ra từ đó chủ động phòng ngừa béo phì. Nếu còn băn khoăn nào khác liên quan đến chủ đề này bạn đọc có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để các chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp hoàn toàn miễn phí.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp